Mobile Menu

  • QUY LUẬT
  • MÔI TRƯỜNG
  • KINH TẾ
  • CHÍNH XÃ
  • VẬN THẾ
  • TU LUYỆN
  • VĂN HÓA
    • CÂU ĐỐI
    • THI CA
    • NHẠC
    • THẾ TOÀN KỲ
    • LỊCH TOÀN CẦU
    • NGÔN NGỮ
    • NỘI DUNG KHÁC
  • PHỤ TRANG
    • BÁT TRẠCH
    • VẬN THẾ CỦA LÝ SỐ
    • HÁN VĂN
    • NHÂN DUYÊN
    • GIA PHẢ
    • TOÁN THUẬT
    • UỐN KIỂNG
  • Search
  • Facebook
  • Pinterest
  • YouTube
  • Menu
  • Skip to right header navigation
  • Skip to main content
  • Skip to secondary navigation
  • Skip to primary sidebar

Before Header

  • Facebook
  • Pinterest
  • YouTube
  • Tiếng Việt
  • English
  • Français

Cải tạo hoàn cầu - Nguyễn Cao Khiết

Cải Tạo Hoàn Cầu

  • QUY LUẬT
  • MÔI TRƯỜNG
  • KINH TẾ
  • CHÍNH XÃ
  • VẬN THẾ
  • TU LUYỆN
  • VĂN HÓA
    • CÂU ĐỐI
    • THI CA
    • NHẠC
    • THẾ TOÀN KỲ
    • LỊCH TOÀN CẦU
    • NGÔN NGỮ
    • NỘI DUNG KHÁC
  • PHỤ TRANG
    • BÁT TRẠCH
    • VẬN THẾ CỦA LÝ SỐ
    • HÁN VĂN
    • NHÂN DUYÊN
    • GIA PHẢ
    • TOÁN THUẬT
    • UỐN KIỂNG
  • Search
You are here: Home / Môi trường / Khai Thác Dầu Khí … Làm Đảo Lộn Nhịp Sinh Hóa Trong Lòng Đất

Khai Thác Dầu Khí … Làm Đảo Lộn Nhịp Sinh Hóa Trong Lòng Đất

25/09/2015 //  by Nguyễn Bình//  1 Comment

Khai thác dầu khí … làm đảo lộn nhịp sinh hóa trong lòng đất, tạo hạn hán, núi lửa, động đất, “EL NINO”,  “EL NINA”

Trước khi xem bài viết xin Đọc giả cần:

– Xem Lời giới thiệu để ý niệm được phần nào chiều sâu của việc vận dụng Kinh dịch.

– Xem bài Định luật hấp thu chuyển hóa năng lượng làm nền tảng nghiên cứu lý giải mọi vấn đề trong vũ trụ.

————

Trước nay con người cho rằng trái đất đặc, vỏ dày. Nhưng không! Trái đất rỗng bên trong, vỏ là tương đối mỏng.

Với chiều dài xích đạo 40.076 km. Đường kính là:

Bán kính là:

Trong bán kính ấy lại bao hàm cả phần rỗng bên trong, nham thạch, lớp vỏ còn lại nham nhở nhiều hầm hố như mạch nước ngầm, các loại quặng…

Bên trong vỏ trái đất có 2 lực vận động ngược chiều nhau:

– Lực hút thu mọi vật vào bên trong.
– Lực đẩy do khí nén từ bên trong ra.

Trong vỏ có nham thạch, các mạch ngầm như mạch nước, quặng, nhất là mạch dầu khí lưu thông, tạo thành các tầng vật chất xen kẽ nhau (xem hình).

Trạng thái vỏ Trái Đất

Khi các mạch đầy dầu hoặc nước, trọng lượng của nó đẩy vào cân bằng với lực nén ra của nham thạch (do khí nén ra). Nhưng đã nhiều trăm năm con người khai thác dầu, các mạch hầu hết đã cạn. Việc đốn cây phá rừng làm mặt đất chai lì, nước không thẩm thấu vào lòng đất được. Ngoài ra con người còn khai thác quặng, khai thác nước ngầm, các mạch nước cũng cạn kiệt, nhiều khu vực ở bình độ cao đang bị thiếu nước nghiêm trọng, sự sống đang bị đe dọa nặng nề.

Dàn khoan khai thác dầu khí

Nguy hại nhất là song song với phá rừng, việc khai thác dầu, khai thác nước ngầm đã tạo ra các khoảng trống rộng lớn ở vỏ trái đất; lực đẩy vào bị yếu đi, có nơi bị triệt tiêu, lực đẩy của nham thạch ra mạnh hơn, song song đó, những vụ nổ hạt nhân (kể cả việc dùng thuốc nổ khối lượng lớn đánh đá làm đường hầm trong núi…) góp phần làm rạn nứt bên trong, lớp đất trung gian bị vỡ, nham thạch lấn ra tràn vào các mạch ấy. Sự cố này gây tác hại nghiêm trọng là:

– Một số nham thạch theo các vết rạn nứt lớp ngoài cùng của vỏ trái đất phun lên thành núi lửa, một số khác lấn vào các mạch nước, mạch dầu chảy ra biển tạo thành núi lửa đại dương tạo elnino, làm lượng nham thạch bị giảm đi.

– Bình thường sức nóng từ nham thạch tỏa ra truyền qua lớp đất trung gian rồi đến lớp dầu khí kiềm chế làm giảm bớt sự phát tán nhiệt, hoặc qua mạch nước ngầm hấp thu nhiệt chảy ra biển vừa cung cấp năng lượng cho nước biển vừa làm quân bình nhiệt độ lớp ngoài vỏ trái đất. Bấy giờ nham thạch lấn ra gần hơn truyền thẳng vào lớp ngoài cùng làm vỏ trái đất và khí quyển ở một số vùng có sự cố ấy nhiệt độ tăng cao, tạo các giếng nước nóng, cây cối chết, gây hạn hán, cháy rừng và sa mạc hóa.

– Nham thạch bị chảy đi làm nó bị lưng đi bên trong, dòng chảy (theo trăng) hoạt động yếu, nham thạch không đến tận được các ngõ ngách như trước, các khu vực ấy bị thiếu nhiệt, mặt đất trở nên lạnh, nước kết băng.

– Khai thác nước ngầm thái quá còn làm cho mặt đất thiếu nước nghiêm trọng:

Các con sông ngầm thường từ vùng cao chảy xuống vùng thấp, nó có tác dụng giữ độ ẩm tổng thể cho đất, hiện nay con người làm ô nhiễm môi trường nước, hầu hết các thành phố, cả đến nhiều vùng nông thôn cũng  đều phải khai thác nước ngầm phục vụ sự sống, các con sông ngầm hầu hết cạn kiệt, đất khô nẻ, các con sông nổi trên mặt đất phải bù xuống làm cho nó ngày càng cạn kiệt, do đó có những vùng giữa mùa mưa mà sông cạn thiếu nước sinh hoạt, hạ lưu sông thiếu nước, nước biển mặn ngày càng xâm nhập gây ảnh hưởng nghiêm trọng nền nông nghiệp.

Sóng

NÚI LỬA ĐẠI DƯƠNG (ELNINO):

Các nhà khoa học có cảnh báo về hiện tượng dòng nước biển nóng lên làm nhiệt độ khí quyển tăng cao gọi là elnino. Nhưng vì sao có hiện tượng ấy? Và mức độ tác hại của nó thì chưa có sự lý giải.

NÚI LỬA ĐẠI DƯƠNG (ELNINO)

Như phân tích trên: Do tầng đất trung gian bị vỡ, nham thạch tràn vào các mạch nước (đã cạn), lực đẩy của khí bên trong mạnh làm nó tuông ra đại dương tạo nên núi lửa trong lòng đại dương. Nham thạch làm nước nóng lên bốc hơi dữ dội, hơi nóng theo các luồng gió tán phát ra làm ảnh hưởng nhiệt độ khí quyển trong phạm vi rộng lớn.

elnino

Hiện tượng này góp phần tạo nên cái nóng “đột biến” của khí quyển gần đây, tác hại chủ yếu của núi lửa đại dương là làm xáo trộn nghiêm trọng nhịp sinh thái trong lòng đại dương, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái chung:

+ Sức nóng của nham thạch làm chết các sinh vật trong phạm vi rộng lớn, gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt thực vật bị thiêu hủy trên diện rộng, ảnh hưởng giống như việc cháy rừng trên lục địa; do đó nhịp sinh thái những nơi ấy còn lâu mới có thể khôi phục.

Núi lửa đại dương (elnino) và diễn biến tiếp theo của nó (elnina) kết hợp với sự mất cân bằng âm dương nhiệt khí của bầu khí quyển tạo ra những xáo trộn nặng nề thời tiết khí hậu, gây ra thiên tai, dịch bệnh liên tiếp, ngày càng nặng nề hơn.

ELNINA:

+ Trong núi lửa đại dương Nham thạch chủ yếu gây tác hại tại chỗ, chứ không truyền nhiệt qua nước đi xa, không tạo thành dòng chảy trong đại dương và nó chỉ hoạt động có thời hạn, không lâu dài, trong khi sự xâm lấn của nham thạch làm ách tắt mạch nước ngầm nóng ấm tuông ra biển là lâu dài, có khi vĩnh viễn, làm đáy đại dương thiếu nhiệt, làm nước kết băng cục bộ, song song đó dòng hải lưu đầy băng giá từ hai cực hoạt động mạnh lan tỏa khống chế nước đại dương trên diện rộng, nó đang làm biến đổi nhanh chóng nhiệt độ nhiều vùng rộng lớn trên Thái Bình Dương mà các nhà khoa học gọi là elnina, sự sống ở lòng đại dương cũng ngày càng thu hẹp dần.

Xem thêm :

Chăn Nuôi Súc Vật Nguyên Nhân Của Dịch Bệnh Và Góp Phần Gây Thảm Họa
Đốn Cây Phá Rừng: Hiểm Họa Trước Mắt Của Nhân Loại

Danh mục: Môi trường

BÀI KHÁC

Không đào kênh Phù nam

Hội nghị Copenhagen

Thất Bại Các Hội Nghị Quốc Tế Về Môi Trường

Các nhà hoạt động vì môi trường ở Cancun mặc áo có dán hình quốc kỳ các nước, đâm đầu vào cát để biểu thị việc các nước nhắm mắt làm ngơ trước hậu quả của biến đổi khí hậu - Ảnh: Reuters

Hội Nghị Biến Đổi Khí Hậu Ở Mexico Thất Bại Là Tất Yếu

Bên ngoài cây đỏ lá. Đem vào nhà kính cây xanh lại

Biến Đổi Khí Hậu

Sự Kiện Nổ Ở Nga Không Phải Là “Thiên Thạch”

Sự Kiện Hoa Kỳ Lạnh Âm 53 Độ, Ấn Độ Nóng 47 Độ

Chín tầng trời

Không Có “Thiên thạch”

Đốn cây

Đốn Cây Phá Rừng: Hiểm Họa Trước Mắt Của Nhân Loại

Dịch bệnh

Chăn Nuôi Súc Vật Nguyên Nhân Của Dịch Bệnh Và Góp Phần Gây Thảm Họa

Thiên Tai

Người biểu tình trên bãi biển Bondy (Ảnh AFB)

Cải Hóa Khí Hậu

Previous Post: «Dịch bệnh Chăn Nuôi Súc Vật Nguyên Nhân Của Dịch Bệnh Và Góp Phần Gây Thảm Họa
Next Post: Đốn Cây Phá Rừng: Hiểm Họa Trước Mắt Của Nhân Loại Đốn cây»

Reader Interactions

Comments

  1. trần tuấn

    26/08/2017 at 09:08

    RẤT CHÍNH XÁC, KHAI THÁC DẦU LÀ NGUYÊN NHÂN CHÍNH GÂY THIÊN TAI ĐỘNG ĐẤT, NÚI LỬA SÓNG THẦN DO KHAI THÁC QÚA MỨC (cùng nạn chặt cây rừng, sẻ phá rừng, khai thác THan) TỪ SỰ THAY ĐỔI TRẬT TỰ QUI LUẬT CỦA QỦA ĐẤT.tôi nghiên cứu vấn đề này hơn 16 năm nay mà đến giờ mới có 2 bài báo trên internet chứng minh nhận định của tôi là đúng (trong thời gian tìm hiểu, tôi có hỏi thăm vấn nhiều chuyên gia nhưng họ ko nhận định như tôi,họ cho là sau khi hút dầu lên họ lại trả đủ lượng nước vào bọng nên ko sao,NHƯNG VỚI GIÁC QUAN GIỐNG GIÁC THỨ 6 CỦA KẺ THUẬN TAY CHIÊU THÌ TÔI CHO LÀ CÓ NHIỀU SAO,ít nhất là lượng nước đó và dầu bị hút khác nhau về hoạt tính lý hóa, chưa nói đến ap suất..Vâng, giờ đã có câu hỏi TẠI SAO gần đây nước Mỹ hay bị bão siêu tốc, cả TQ cũng thế và sương mù dày đặc, VN động đất liên tục và biển sẽ nuốt rất nhiều diện tích đất ven bờ.. Và rồi còn nhiều hiện tượng cực đoan khác xảy ra, con người chen lấn nhau và Đại Thế Chiến 3 ắt xảy ra.đã liên quan tới chuyên môn thì kẻ sỹ đã dự đoán nhiều cái rất đúng.

    Bình luận

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

  • Đọc nhiều
  • Bài mới
Thất Bại Các Hội Nghị Quốc Tế Về Môi Trường
Thời tiết – Khí hậu
Chăn Nuôi Súc Vật Nguyên Nhân Của Dịch Bệnh Và Góp Phần Gây Thảm Họa
Định Luật Hấp Thu Và Chuyển Hóa Năng Lượng
Sự Vận Động Sinh Hóa Trong Lòng Đại Dương
Thủy Triều
Cây xanh
Không Có “Thiên thạch”
Sự Sống Trên Trái Đất
Vận Động Của Mặt Trăng
Khoảng Cách Mặt Trời Và Trái Đất
Triều Cường – Triều Nhược
Biến Đổi Khí Hậu
Mây Tích Điện – Sấm Chớp – Mưa – Mưa Đá
Cải Hóa Khí Hậu
Thống Nhất Lịch Toàn Cầu
Đốn Cây Phá Rừng: Hiểm Họa Trước Mắt Của Nhân Loại
Cách Phun Khí Tạo Gió Qua Địa Khí Môn
Sự Kiện Nổ Ở Nga Không Phải Là “Thiên Thạch”
Trái Đất Quay Quanh Mặt Trời, Quỹ Đạo Trái Đất
Các câu đố trước nay
Nhị thấp bát tú
Lich 2025
Không đào kênh Phù nam
Ngô Bảo Châu
  • Giới Thiệu
  • Liên Hệ

Site Footer

  • Facebook
  • Instagram
  • Pinterest
  • Twitter
  • YouTube

Copyright © 2025 Cải Tạo Hoàn Cầu.
Lượt truy cập: 732433 | Tổng truy cập: 150836