Châu Mỹ vừa trải qua mùa đông xuân 2013-2014 băng giá: “Ngày 9 tháng 1 tất cả 50 bang của Mỹ đều lạnh dưới 0o, tại Comertown, Montana Mỹ nhiệt độ xuống thấp kỷ lục với -53oC (lạnh hơn nam cực)”, một việc chưa từng có trong lịch sử.
Điều kỳ lạ: Mọi người đều biết Bắc Cực và Nam Cực thiếu ánh sáng mặt trời rất lạnh, ở khắp mọi nơi so sánh, Hoa Kỳ ở Trung Mỹ (giữa Canada và Mexico) năng lượng mặt trời với họ không kém so sánh hai nước này và Nam Cực, lạnh hơn nhưng là thế nào? Các nhà khoa học biết những gì?
Sự kiện tất cả 50 tiểu bang ở Mỹ được đông lạnh dưới 0 độ, có những nơi lạnh âm 53 độ (lạnh hơn so với miền Nam Cực) một lần nữa khẳng định rằng không có sự nóng lên trái đất; và cũng không có ” Hiệu ứng nhà kính ” hoặc”lỗ ozone.”
Và mùa hè nầy: “Từ ngày 11-6 New Delhi thủ đô Ấn Độ trải qua hơn một tuần nắng nóng liên tục trên 45oC đến 47oC”, cũng là việc chưa từng có trong lịch sử.
Sự kiện càng khẳng định không có việc “Trái Đất nóng lên”, bởi Trái Đất nóng sao lại mùa đông những năm gần đây lạnh hơn trước?
Thực tế khí hậu hành tinh diễn biến 2 chiều trái ngược nhau:
– Khí quyển nóng lên, mọi người đều biết.
– Bên trong lòng đất lạnh đi, bằng chứng là mùa đông những năm gần đây lạnh hơn như nói trên, thậm chí có nơi giữa mà hè mà nước kết băng.
Quy luật vũ trụ thâm thúy, không phải mọi hiện tượng đều kiểm chứng được bằng tai nghe mắt thấy, nhưng không vì thế mà suy diễn tùy ý. Mỗi luận thuyết đưa ra phải có chứng lý vững chắc.
1/- Khí quyển nóng lên:
– Với khí quyển nóng lên các nhà Khoa học nói rằng khí thải công nghiệp gây “hiệu ứng nhà kính”, “thủng tầng ozon” cũng là một nhận thức sai lầm.
Đó là nguyên nhân thất bại của các hội nghị môi trường của LHQ, từ nghị định thư Kyoto đến hội nghị Copenhagen, Mexico, cho đến cop 17,18 đều không đưa ra được cách gì cải tạo, mà biến đổi khí hậu ngày càng nặng nề hơn.
Oxy trong khí quyển không phải vô tận; hành tinh hơn 9 tỷ người tiêu thu nhiều là xoxy, chăn nuôi súc vật cũng tiêu thụ ngần ấy, nền công nghiệp và giao thông cũng tiêu thụ làm bầu khí quyển thiếu oxy nghiêm trọng.
Bên cạnh việc tiêu thụ oxy con người còn đốn cây phá rừng; cây có vai trò quan trọng là hấp thu khí cacbonic chuyển vào lòng đất sinh hóa cung cấp trở lại (xin xem bài cây xanh cùng trang web nầy), cây bị đốn không còn đủ thu khí cacbonic vào lòng đất sinh hóa bù đắp làm bầu khí quyển càng thiếu oxy trầm trong hơn.
Oxy là khí hàn của Trái Đất, khí quyển thiếu oxy không đủ đối tác với nhiệt Mặt Trời làm cho nhiệt độ khí quyển tăng cao; đó là nguyên nhân chính của biến đổi khí hậu hiện nay.
Phản ứng Hóa học sinh nhiệt, đúng hơn là phản ứng Hóa học kết phát nhiệt (xin xem thêm bài Định luật hấp thu và chuyển hóa năng lượng cùng trang web nầy), phản ứng chuyển hóa cacbonic thành oxy cũng tạo ra nhiệt trong lòng đất (giống như phản ứng chuyển máu đen thành máu đỏ kết 37o trong cơ thể người vậy).
Việc đốn cây phá rừng, cây không còn đủ để thu lượng cacbonic vào lòng đất tạo phản ứng sinh nhiệt làm lòng đất ngày càng lạnh hơn.
Nhiệt do phản ứng Hóa học trong lòng đất được nham thạch (theo trăng) vận hành khắp nơi tạo khí và nhiệt lượng trong lòng đất, song song đó dầu khí cũng vận hành theo kềm chế sự tỏa nhiệt (giống như mỡ giữ nhiệt cho cơ thể người và động vật vậy), việc khai thác dầu thái quá (mỗi ngày khai thác hơn 30 triệu thùng) làm cho dầu cạn kiệt không đủ bao phủ, nhiệt từ nham thạch tỏa mạnh vừa tăng sức nóng bên ngoài những nơi có sự cố, mà bên trong lại bị hao, góp phần tăng thêm cái lạnh cho mùa đông; đó là những nguyên nhân khiến mùa đông những năm gần đây lạnh hơn trước.
Điều thâm thúy là: Năng lượng Mặt Trời lẫn nhiệt khí trong lòng đất phân bổ không đều nhau các nơi trên hành tinh: Trong khi ở Á Đông, nhứt là Miền Tây Nam nước Việt không khí ấm mát, cây trái xanh tốt quanh năm, thì nhiều nơi khác như Châu Âu, Châu Mỹ, Bắc Á… năng lượng được cung cấp ít hơn nên các mùa đông lạnh giá, bầu Trời đầy băng tuyết; mùa hè các nước gần xích đạo nắng gay gắt, nhiệt độ cao.
Sự chênh lệch ấy là tự nhiên từ xưa, nhưng tất cả không chênh lệch quá lớn như hiện nay, mọi nơi đều ấm hơn Bắc cực, Nam cực; nay Hoa Kỳ lạnh hơn nam cực là một việc chưa từng có trong lịch sử nhân loại; điều đó xác định sự tác động do con người, mà nhân loại chưa một ai có ý niệm.
Mọi người đều biết Bắc cực và Nam cực thiếu ánh nắng Mặt Trời nên lạnh nhứt, Hoa Kỳ là quốc gia Trung Mỹ (ở giữa Canada và Mexico), năng lượng Mặt Trời với họ không ít hơn 2 nơi nầy và Nam cực; nhưng sao họ lạnh hơn?
Việc ngành công nghiệp đốt oxy góp phần cùng với những tiêu thụ oxy khác và đốn cây phá rừng tạo nên biến đổi khí hậu; mà nó còn là nguyên nhân chính yếu làm cho các nước Mỹ có cái lạnh đột xuất mùa đông vừa qua.
Mặt khác ngành công nghiệp là nguyên nhân chính yếu tạo ra 2 hiện tượng khí hậu trái ngược nhau: Mùa hè nhiệt độ cao kỷ lục, mùa đông nhiệt độ thấp kỷ lục những năm gần đây, mà điển hình là Hoa Kỳ lạnh -55o, Ấn Độ nóng 47 o mới đây.
Theo Định luật hấp thu và chuyển hóa năng lượng (cùng trong website nầy) thì “vật vận động hấp thu năng lượng của Mặt Trời.
Hoa Kỳ là Quốc gia có nền công nghiệp mạnh nhất, mùa đông nơi đây nhận được năng lượng ít mà máy móc nhiều hấp thu nhiệt hết cả, làm cho nhiệt độ không khí càng giảm xuống hơn. So với nam cực nhận được nhiệt Mặt Trời ít, nhưng nó giữ nguyên, còn Hoa Kỳ nhận được nhiều hơn, nhưng năng lượng ấy bị máy móc thu cả nên họ lạnh hơn nam cực vậy.
Khi bị lạnh mọi gia đình đều sưởi, sưởi dùng điện, mà điện cũng chính là do thu năng lượng mặt trời chuyển đến (xin xem thêm Định luật hấp thu và chuyển hóa năng lượng), có thể nói mỗi lò sưởi đều góp 1 phần làm cho không khí bên ngoài càng lạnh hơn.
Đó là nguyên nhân của sự lạnh đột biến của Hoa kỳ như trên.
3/- Biện pháp điều chỉnh:
Hiểu được nguyên nhân tất nhiên ta sẽ cải tạo được.
Vấn đề hiện nay không phải chỉ kềm chế không cho tăng lên (mà vẫn không làm được trước nay); và chống lại sự lạnh thái quá:
a/- Hạ nhiệt độ khí quyển:
– Vấn đề là phải làm hạ nhiệt độ khí quyển, không phải cắt giảm khí thải, mà phải cắt giảm tiêu thụ oxy: kiểm soát tăng dân số, hạn chế đi đến chấm dứt chăn nuôi, khai thác dầu khí, chấm dứt đốn cây phá rừng và đánh bắt thủy sản; quy hoạch hoạt động công nghiệp, giao thông vận tải với biện pháp tổng hợp, trên cơ sở tạo ra được năng lượng thay thế (xin xem thêm các bài viết: Chăn nuôi, Đốn cây phá rừng, Khai thác dầu, Đánh bắt cá). Cũng loại bỏ ý niệm dùng năng lượng sinh học, bởi nó cũng tiêu thụ oxy gây biến đổi khí hậu, mà còn chiếm đất nông nghiệp ảnh hưởng đến an sinh lương thực.
– Nói đến năng lượng thì điện là khả dụng nhất, hiện có 4 loại năng lượng điện là: nhiệt điện, thủy điện, quang điện, phong điện.
+ Nhiệt điện tác hại đã rõ không thể sử dụng nữa.
+ Thủy điện không gây biến đổi khí hậu, nhưng xây đập thủy điện làm thay đổi địa lý thổ nhưỡng gây thiên tai, mà đập Tam Hiệp ở Trung quôc là một điển hình; do vậy không phát triển loại năng lượng nầy.
Còn lại 2 loại năng lượng khả dụng là quang điện và phong điện.
+ Phong điện:
Mọi Quốc gia tùy diều kiện mà xây dựng các trạm phong điện phục vụ các khu dân cư.
+ Quang điện:
Bên cạnh việc phát triển của từng Quốc gia thì quan trọng nhứt là cần xây dựng công trình quang điện qui mô lớn chung cho nhân loại, hai sa mạc Shahara và Libya khai thác đúng mức sẽ đủ cung câp cho toàn cầu; việc đó không thể 1, 2 Quốc gia nào tự làm đươc, mà phải có sự hợp tác Quốc tế với chương trình và sự tổ chức chặt chẽ; hiện chưa có một tổ chức nào đủ khả năng làm việc đó.
b/- Khắc phục sự lạnh cục bộ mùa đông:
Khắc phục sự lạnh cục như ở Hoa kỳ thì căn bản là phải điều chỉnh sự hoạt động của ngành công nghiệp trên cơ sở phải đảm bảo nền sản xuất bằng biện pháp đồng bộ, có sự tổ chức thống nhứt toàn cầu, mà LHQ hiện không có cơ quan nào có trách nhiệm và khả năng ấy.
Do vậy để “cải hóa khí hậu” trước hết phải cải cách Liên Hiệp Quốc đúng với quy luật vũ trụ: có đủ thẩm quyền, khả năng, uy tín điều hành mọi mặt.
Chương trình của chúng tôi dựa vào quy luật uyên thâm của Trời Đất sẽ tư vấn làm được điều đó.