Trước những sự thiên tai xảy ra liên tiếp, ngày càng nặng nề, Khoa học chỉ nói chung là do “biến đổi khí hậu” còn nguyên nhân cụ thể thì không có sự giải thích xác đáng.
Nói biến đổi khí hậu gây ra mọi thiên tai cũng không hoàn toàn đúng, bởi nếu khí quyển tăng lên mà phân chia đều mỗi nơi tăng như nhau thì nhịp sống cũng bình thường … chỉ khi có sự chênh lệch nhiệt khí giữa các vùng mới là thảm họa, và hầu hết đều do xáo trộn lòng đất tác động ra, điều mà Khoa học chưa bao giờ có ý niệm.
Hạn hán, lũ lụt:
Bên cạnh việc đốn cây phá rừng là việc khai thác dầu, khai thác nước ngầm thái quá gây xáo trộn lòng đất tạo ra hầu hết các thiên tai với các dữ kiện sau:
– Nham thạch theo trăng vận hành mang nhiệt khí trang trải khắp nơi tạo khí lực cho đất, nuôi sống vạn vật trong lòng và ngoài vỏ trái đất; dầu khí cũng vận hành song song bên ngoài, kềm chế sự tỏa nhiệt giữ quân bình thân nhiệt cho đất; cấu tạo mạch không phải hoàn toàn bằng phẳng, mà có sự lồi lõm khác nhau.
Việc khai thác dầu thái quá (mỗi ngày hơn 80 triệu thùng) số lượng dầu bị lưng đi, làm cho nhiều nơi dầu không còn bao phủ, nham thạch tỏa nhiệt trực tiếp ra gây sự nóng cục bộ, làm vỏ trái đất khô nứt nẻ, nham thạch theo các vết nứt phun lên tạo nên núi lửa.
Mặt khác các mạch nước, mạch dầu khô cạn, nham thạch bị vỡ, lấn vào tuông ra biển tạo ra núi lủa đại dương; núi lửa và núi lửa đại dương, làm bầu nham thạch lưng đi không vận hành đến tận ngóc ngách trái đất làm nhiều nơi thiếu nhiệt gây lạnh, thậm chí có nơi giữa mùa hè mà nước kết băng. Sự chênh lệch đó tạo ra nơi thừa nhiệt thì khô hạn cháy rừng, nơi khác lại mưa nhiều gây lũ lụt.
– Núi lửa đại dương (elnino) tạo chênh lệch nhiệt khí bầu khí quyển, những nơi có sự cố nhiệt độ tăng cao, khí nóng khống chế bầu trời đẩy khí lạnh lên tầng cao không giao hòa được với mây chứa hơi nước để tạo mưa, gây hạn hán, cháy rừng.
Hơi nước thừa chuyển đến nơi khác gây mưa nhiều gây lũ lụt.
Do vậy hạn hán và lũ lụt bao giờ cũng xảy ra song song giữa các vùng khác nhau. Và điều kiện có núi lửa đại dương chính là do sự cố trong lòng đất mà có.
– Ngoài ra nhiều công trình ngăn sông làm thủy điện, làm đường giao thông ngăn cản dòng chảy thiên nhiên, các con sông (mạch nước nổi) hiền hòa sinh thái bị xâm hại, chúng trở nên hung tợn những khi mưa nhiều gây lũ quét cục bộ.
– Con người còn khai thác nước ngầm thái quá (mọi thành phố đều xài nước mạch, không lấy nước sông xử lý để xài như trước, nông thôn cũng lấy nước ngầm cung cấp các khu dân cư), các con sông ngầm cạn kiệt, đất khô nẻ bên trong gây sụt đất, các con sông nổi phải bù nước xuống làm chúng bị cạn kiệt nên có nơi giữa mùa mưa mà sông thiếu nước sinh ra hạn hán. Dòng chảy yếu, nước mặn xâm nhập gây hại nền nông nghiệp.
Động đất:
Do khai thác dầu thái quá các mạch dầu cạn kiệt, tạo những khoảng tróng mênh mông, sức nóng của nham thạch làm khô nứt nẻ trong lòng đất, các vết nứt có thể liên kết nhau tạo thành những mảng bị chia cắt lớn, các mảng ấy sạt lỡ gây ra động đất. Khi mạch nước ngầm, mạch dầu còn đầy không xảy ra sạt lỡ, và nếu có thì các mảnh ấy rơi trong chất lỏng không gây chấn động mạnh, ngược lại con người làm nó đã khô cạn, các mảng lớn đất sụt lỡ rơi trong khoảng không mênh mông, va chạm mạnh vào thành vỏ trái đất gây ra động đất.
Trong cuộc động đất ở Tứ Xuyên Trung Quốc có một hiện tượng là trước đó các ao, hồ trong khu vực đều khô nẻ cả, cóc nhái, cua, bướm, côn trùng ra đầy đường, các nhà khoa học cho là “hiện tượng kỳ lạ” chớ không hiểu vì sao ?
“Hiện tượng kỳ lạ” nói trên là do mạch dầu ở Tứ Xuyên ở gần vỏ trái đất, trong khi lượng dầu không đủ chảy qua các con sông ngầm gần vỏ trái đất, nham thạch vẫn vận hành theo trăng không còn được dầu kiềm chế, nó tỏa nhiệt mạnh làm khô cạn các ao hồ; cóc, nhái, cua bướm, côn trùng ẩn núp trong các hang hốc bị nóng phải bỏ nơi ẩn núp bò, nhảy lung tung ra đường. Sức nóng ấy lan tỏa mạnh làm đất nhanh chóng khô, nứt nẻ, sạt lở gây ra động đất mạnh. Sau động đất có hàng chục ngàn “dư chấn” tiếp theo; vậy “dư chấn” là gì? Các nhà khoa học cũng không giải thích được. Ta dễ dàng giải thích: Động đất là do đất bị khô nứt nẻ sạt lở rơi trong chân không va chạm nhau trong lòng đất gây ra. Những chấn động ấy tạo thêm những rạn nứt mới; sau sự sạt lở của mảng lớn thì các mảng nhỏ cũng lần hồi sạt lở theo, giống như bờ sông bị sạt lỡ thì sau đó nhiều mảnh nhỏ hơn cũng sạt lở tiếp; có điều bờ sông sạt lở rơi trong môi trường nước không gây chấn động mạnh, còn động đất do đất rơi trong khoảng không mênh mông va chạm vào nhau gây chấn động mạnh.
Việc đốn cây phá rừng, khai thác nước ngầm, khai thác quặng, nhất là khai thác dầu khí thái quá, cùng với nổ hạt nhân càng nhiều thì núi lửa (kể cả núi lửa đại dương), động đất ngày càng gia tăng với mức độ ngày càng lớn hơn, có thể thiêu đốt, sang bằng hay chôn vùi cả những khu dân cư, thành phố lớn vào lòng đất.
Bão tố:
Bão tạo thành từ những vùng khí áp thấp ngoài đại dương, gió xoáy mạnh dần lên thành bão, bão luôn kết hợp mưa to, và đường đi thường là từ Đông sang Tây. Nguồn gốc cũng do con người tạo ra sự chênh lệch nhiệt khí trên trái đất:
Oxy tái tạo trong lòng đất một phần theo nham thạch dẫn nhiệt khí vận hành bên trong tạo khí lực cho đất, còn phần lớn phun trong lòng biển và phun lên khí quyển nuôi sống vạn vật vừa tạo sự vận hành của trái đất, sự phân bố của thiên nhiên là cân đối nhau.
Bình thường gió lòng đại dương từ Thủy khí môn thổi góc độ khoảng 25º trở xuống trang trải oxy khắp lòng biển nuôi sống các động thực vật biển, nó chỉ thoát nhẹ lên mặt nước một ít theo vòng xoắn đuờng đi, tạo nên những ngọn gió mát, trong lành từ biển. Các luồng khí bốc lên mặt nước tạo thành những ngọn gió biển thổi vào đất liền làm cho không khí ven biển luôn trong sạch. Gió biển cũng có lúc rất mạnh có khả năng khống chế, điều chỉnh lượng gió ở những khu vực rộng lớn, có khi tác động chéo vào ngọn gió cơ bản (gió từ Địa khí môn) tạo thành những cơn gió xoáy vào đất liền gọi là trốt, trốt gây nhiều thiệt hại hoa màu, nhà cửa, có khi hốt cả vật lên cao thảy đi nơi xa khác tạo thành mưa cá, mưa ếch, nhưng đó chỉ là những ngọn gió thóat lên từ vòng xoáy của con gió không mạnh lắm không đủ tạo khí áp thấp.
Khi bão thủy khí môn thổi góc độ tương đương 45o, cơn gió mạnh phun thẳng lên mặt nước từ Đông sang Tây (cùng hướng với địa khí môn). “Tốc độ đối tượng di chuyển càng nhanh nhiệt độ càng thấp, áp suất càng thấp”, – Thủy khí môn bấy giờ thổi gió mạnh và nhanh tạo thành một vùng khí áp thấp trên không, điều mà các đài khí tượng phát hiện được gọi là “áp thấp nhiệt đới”.
Thủy khí môn ở đáy biển, với việc chuyển góc độ đột ngột nhiều trường hợp cá voi già yếu không lánh kịp bị hút giập nát phun lên thành mưa máu; cả tàu thuyền nằm trong vòng ấy cũng bị hút thảy lên tận núi cao.
– Vùng áp thấp nói trên thu hút gió xung quanh bù vào tạo thành một khu vực rộng lớn không khí di chuyển mạnh, đặc biệt là mùa hè gió từ 2 sa mạc Sahara và Libi di chuyển ngược chiều đến tạo ra hiện tượng là:
– Gió từ 2 sa mạc đến không vượt qua được vùng áp thấp.
– Gió từ thủy khí môn cũng không đi thẳng lên không trung được.
– Chúng cũng không triệt tiêu nhau mà đan chéo tạo thành vùng xoáy mạnh ngay trên mặt biển, vùng xoáy thu hút khí xung quanh ngày càng nhiều và tốc độ ngày càng nhanh tác động trở lại làm gió từ Thủy khí môn cũng di chuyển nhanh hơn, phản ứng dây chuyền làm gió vùng áp thấp nhanh và mạnh dần lên thành ra bão. Sức gió mạnh và nhanh nhưng do sự đan chéo làm bão di chuyển chậm và tạo đường đi của bão thay đổi bất thường, phức tạp.
– Về hướng di chuyển thì gió từ 2 sa mạc yếu hơn gió từ thủy khí môn nên bão thường di chuyển từ Đông sang Tây.
Trên đường Thủy khí môn phun có một số nước biển bị cuốn hút theo tỏa ra gây mưa muối ở một số vùng lân cận (bởi hơi nước không vận hành đi xa). Mặt khác oxy vừa tạo thành do phản ứng chuyển hóa trong lòng đất nhiệt độ cao, sự thổi lại mạnh làm nước nóng bốc hơi mang đi khắp nơi gây mưa (mưa nước ngọt) cả khu vực rộng lớn, và mưa bão là mưa mù sương chớ không phải mưa mây kèm sấm chớp như mưa bình thường, đồng thời nhiều lúc có kết hợp cả mưa mây kéo dài nhiều ngày gây ngập ún, thiệt hại nặng nhiều khu vực rộng lớn.
Khi bão vào đất liền một mặt vùng xoáy xa dần thủy khí môn gió thổi yếu, mặt khác sự cản của cây làm sức gió giảm, bão tan dần.
Do cuối mùa xuân đến đầu đông mới có gió mùa từ 2 sa mạc nên chỉ thời gian nầy mới có bão, còn cuối đông đến đầu xuân cũng có khí áp thấp, nhưng không có gió ngược chiều từ 2 sa mạc Sahara và Libi đến nên không tạo vùng xoáy mạnh, không làm vận tốc gió nhanh, mạnh thêm, không tạo thành bão.
Diễn biến của Thủy khí môn phun khí thoát lên mặt biển tạo ra trạng thái trên, còn Địa khí môn vòi phun khí bên trên mặt biển, không thu hút nước tạo mưa như Thủy khí môn, lực phun khí mạnh, tốc độ nhanh gấp nhiều lần Thủy khí môn, tạo ra vùng khí áp thấp càng lớn hơn nhiều so thủy khí môn phun khi bão, nhưng đây là sự di chuyển thường xuyên, các đài khí tượng hiện nay không phát hiện được; với áp suất thấp ấy cũng thu hút khí xung quanh lại, nhưng tốc độ khí bù lại không đủ mạnh so sự phun của địa khí môn nên không gây ảnh hưởng đường vận hành như Thủy khí môn phun khi bão.
Sở dĩ có bão là do 2 nguyên nhân:
1.- Sự mất cân đối lượng oxy giữa mặt đất và lòng biển:
Địa khí môn trang trải oxy nuôi sống con người và vạn vật trên bề mặt trái đất, Thủy khí môn trang trải oxy nuôi sống sinh vật biển, sự “dự chi” ấy xưa kia là cân đối hài hòa; nhưng con người đã làm biến đổi nghiêm trọng:
– Trong lòng biển khai thác thủy hải sản thái quá, lượng động vật biển giảm sút đáng kể, có nơi cạn kiệt, lượng oxy lòng biển trở nên thừa.
Trong khi trên mặt đất dân số tăng cao cùng việc chăn nuôi và phát triển công nghiệp tiêu thụ năng lượng thái quá, lượng oxy trong bầu khí quyển thiếu nghiêm trọng. Như trên nói: “trái đất là một cơ thể sống”; với người và vật khi có vết tích nào đó thì máu mang nhiệt khí đến để hàn gắn (nên các nơi ấy thường đỏ và nóng), trái đất cũng vậy, trước sự chênh lệch khí lòng biển và mặt đất, trái đất có sự điều chỉnh: lòng biển phun khí lên cung cấp cho mặt đất, sự phun là cực mạnh tạo ra vùng khí áp thấp (định luật hấp thụ chuyển hóa năng lượng) tạo ra bão. Do vậy sau các cơn bão bầu khí quyển trở nên mát diệu hơn nhiều so trước đó.
2.- Vận tốc gió của Địa khí môn tương đương 1.670km/h là chuẩn để trái đất hấp thu đủ số từ, quang, nhiệt nuôi sống vạn vật trên bề mặt trái đất. Thủy khí môn phun trong lòng biển không có tác động đến tốc độ quay của trái đất, còn khi Thủy khí môn phun lên chỉ là một lượng nhỏ, góp phần điều chỉnh quan trọng cho nhịp sinh hóa của trái đất, chớ không ảnh hưởng sự di chuyển của trái đất. Đó chính là Thiêng liêng can thiệp nhằm lập lại sự quân bình môi trường sinh thái.
Ở bề mặt trái đất chỉ một địa khí môn với sự phun khí cực mạnh đủ trang trải khí khắp hoàn cầu, còn thủy khí môn phun khí ít hơn nên một thủy khí môn không di chuyển khí được trong toàn bộ lòng đại dương, mà mỗi khu vực có một Thủy khí môn khác nhau, trong đó Thái Bình dương rộng nhứt, do sự cần thiết di chuyển khí trong lòng đại dương nên Thủy khí môn ở đây hoạt động mạnh nhứt và thường thoát lên tạo thành áp thấp, tạo thành bão nhiều nhứt.
Con người càng làm xáo trộn môi trường thì bão lũ sẽ càng nhiều, những quốc gia ở đầu sóng ngọn gió phải gánh chịu hậu quả nặng; trong đó Phillippines vừa đứng ở đầu sóng vùng Đông Nam Á lại còn ý nghĩa danh hiệu không tốt (xin xem thêm phần Xem tên, phong thủy) nên gánh chịu hậu quả nặng nề nhứt.
Sóng thần:
Hiện tượng cơn sóng mạnh xuất hiện đột ngột ập vào gây tác hại ở các đảo và vùng ven biển gọi là sóng thần. Sóng thần chỉ di chuyển trong lòng nước, khi nó đi ngang ghe tàu trên mặt nước vẫn bình yên, chỉ có sóng nhỏ, nhưng vừa qua khỏi bỗng chúng trổi lên ập vào bờ, có nhà khoa học giải thích là sóng xung động do động đất và núi lửa đại dương gây ra. Giải thích ấy không thỏa đáng. Thực tế sau cơn sóng thần gây hại nặng nề ở Nam Á người ta vội tổ chức các trạm dự báo sóng thần tốn hàng tỷ USD, mỗi ngày chi phí hàng trăm ngàn USD, mà với nhiều cuộc động đất sau đó người ta cảnh báo sóng thần gây xôn xao và xáo trộn cuộc sống của người dân, nhưng chẳng có sóng thần gì cả.
Ngược lại năm 2008 song song những ngày bão ở Miến Điện thì một cơn sóng thần đánh vào Malaysia với con sóng cao hàng chục mét làm chết hàng chục người, mà trạm “dự báo sóng thần” chẳng phát hiện cảnh báo trước được, bởi trước đó không có động đất; sau cuộc động đất ở Malaysia các nhà khoa học có nói “nó do sự xung động trong lòng biển”, nhưng cũng không biết rõ nguyên nhân, do vậy trạm “dự báo sóng thần” vẫn duy trì, mà sau mấy lần dự báo sai thì cuộc động đất ở Tứ Xuyên Trung Quốc và liên tiếp nhiều cuộc động đất ở Đông Nam Á và Nhật Bản, trạm “dự báo sóng thần” không dám cảnh báo sóng thần nữa, rõ nó thật sự là vô ích.
Sỡ dĩ có sự trớ trêu ấy là do động đất và sóng thần là hai sự kiện có nguyên nhân hoàn toàn khác nhau:
– Động đất là sự chấn động mạnh trong lòng đất, nó là chấn động đối tượng nên phải rung động cả toàn khối chớ không thể tạo sóng ngầm như vậy, trạm “dự báo sóng thần” đo địa chấn ấy để dự báo sóng thần là sai.
– Núi lửa đại dương phải kèm theo hiện tượng nước biển nóng bốc hơi mạnh. Thực tế sóng thần xuất hiện không phải kèm theo các hiện tượng ấy.
Sóng thần là con sóng ngầm trong lòng biển, là do gió lòng đại dương gây ra; gió lòng đại dương chỉ thổi mạnh ở tầng giữa, nên khi nó đi qua trên mặt nước vẫn bình yên, chỉ có lượng gió trung bình thoát lên theo hình xoắn đường đi của nó, không gây tác hại; động đất không có lực đẩy dồn nén nước để tạo ra sóng ngầm mạnh.
Bình thường gió lòng đại dương là sự trang trải oxy nuôi sống sinh vật trong lòng đại dương, lúc đi đúng luồng tuy thổi mạnh nhưng nó rất hiền hòa giống như trên không trung bình thường gió mạnh nhưng hiền hòa vậy, chỉ khi trên đường đi gặp vật cản như đảo, thềm lục địa… cơn gió mới chựng lại dựng đứng lên xô tới ập vào gây tai họa cho các vùng ấy.
Sở dĩ có sóng thần là do con sóng đi chệch đường đi cơ bản trong lòng đại dương, bởi những xáo trộn nhịp sinh hóa trong lòng đất và lòng đại dương (giống như sự tai biến mạch máu của người).
Mặt khác gió lòng đại dương trên đường đi cũng có khi gặp động đất, núi lửa đại dương làm chệch hướng đi cơ bản gây ra sóng thần; cuộc sóng thần ở Đông nam Á chính là sự gặp nhau ấy; và sự trùng hợp nầy rất ít khi xảy ra, nên những lần động đất trạm dự báo sóng thần đều sai cả.