Trước khi xem bài viết xin Đọc giả cần:
– Xem Lời giới thiệu để ý niệm được phần nào chiều sâu của việc vận dụng Kinh dịch.
– Xem bài Định luật hấp thu chuyển hóa năng lượng làm nền tảng nghiên cứu lý giải mọi vấn đề trong vũ trụ.
————
Phần 1: Sự thật đáng quan tâm
Xem Blog cá nhân của Nguyễn Thanh An (Theo phụ nữ Today): Bài viết “Đừng lấy gái Bắc làm vợ” cùng những bình luận của nhiều đọc giả với những chính kiến khác nhau.
Chỉ cái tựa đề đã hàm chứa rõ một sự không bình thường trong xã hội; bởi nữ là một bộ phận của Dân tộc, và Miền Bắc là một phần của lãnh thổ Quốc gia.
Người viết đã sẵn sàng chấp nhận mọi sự phản bác gay gắt nhất, và “dù có bị dư luận lên án đến cỡ nào, vẫn không thể thay đổi những định kiến xấu về gái Bắc”; do đó chúng ta chẳng nên quan tâm về chỉ trích, nhứt là những phản bác mà không đưa ra được, chỉ ra được phương cách xử lý vấn đề.
Qua bài viết và những bình luận thể hiện 3 điều không hay:
a/- Điều đáng chú ý là nhiều ý kiến công nhận thực tế, có người đánh giá bài viết đúng 85% hoặc “100 cô thì có tới 99 cô ương ngạnh, vô đối miệt thị…”; không ai có công làm thử nghiệm để xác định tỷ lệ, và chắc chắn không thể đến mức tệ hại ấy; nhưng qua đó đủ nói lên tính phổ biến và nghiêm trọng của thực trạng xã hội; mà những nguời có trách nhiệm đối với danh dự và vận hội của Quốc gia, Dân tộc không thể làm ngơ.
b/- Một giọng điệu rặt mùi vật chất, bất chấp đạo lý mà dám đưa lên trang mạng: “Ừ thì con gái Bắc điêu ngoa, có thể nói là thuộc dạng ‘to mồm’. Nhưng thử hỏi, sự dịu dàng có kiếm được tiền không, có cơm có gạo để ăn không?”, “Đúng, nói về độ chanh chua thì không ai bằng con gái Bắc. Con gái Bắc có cái hay, thậm chí là rất hay, không gì bằng đâu nhé. Chua ngoa mà kiếm ra tiền. Tôi thích họ với chính cái lý do mà bạn không hài lòng về họ”.
Tiền tài, vật chất cần thiết cho sự sống, nhưng nó không phải là tất cả, cái quý của loài người là cái đạo lý trong cư xử với nhau, coi thường điều ấy thì con người khác chi thú vật? Ý kiến thô thiển như vậy chẳng những vô giá trị, mà còn cổ vũ cho những sự chua ngoa đanh đá trong bộ phận không ít con gái Bắc hiện nay, quan niệm ấy cần nghiêm khắc phê phán.
c/- Tư tưởng phân biệt Bắc Nam: “Phần lớn người Bắc đều sống đẩy đưa, giả tạo, miệng ngon ngọt nhưng không thực lòng, đểu giả, chua ngoa, đanh đá ẩn giấu trong cái vỏ bọc ngoan hiền”.
Sự xuống cấp về đạo đức trong xã hội hiện nay là trầm trọng, mà ở Miền Bắc là nặng nề hơn. Nhưng trước tiên nên hiểu sâu sắc rằng: Dân tộc ta là một khối thống nhất (tất cả đều từ cái nôi đồng bằng sông Hồng mà ra); bản chất của người Việt là: Thông minh lanh lợi, hiếu khách, tánh dịu dàng, nghĩa tình; bản chất ấy xuất phát từ tiếng nói ngũ âm: (không – huyền – sắc – hỏi/ngã – nặng). Giọng nói đa âm đa cảm, tình cảm đậm đà sâu sắc, so giọng nói ít âm (2 âm) như người Anh, người Nga đời sống khô khan, nặng lý hơn tình; do đó có người nước ngoài nói “giọng nói người Việt nghe như là ca hát, còn người Nga nói như chửi nhau”. Hay “Ăn cái Tết ở nước ta như uống ly nước trà, còn ăn tết ở Tây Âu như uống ly nước lả”. Sự diệu dàng, duyên dáng của các cô nữ sinh Đồng Khánh, nữ sinh Gia Long nổi tiếng khắp vùng một thời là một biểu tượng đẹp đó.
Bản sắc Dân tộc ta là vậy. Nhưng khi sinh sống ở những vùng miền khác nhau, lĩnh hội quy luật thâm thúy vũ trụ khác nhau, mà hấp thu khác nhau những tác động của khách quan, định nên tính cách khác nhau của con người.
Nắm bắt chiều sâu ấy để có quy hoạch tạo nên sự chuyển biến đúng mực của xã hội hiện nay là điều thật sự cần thiết (sẽ dẫn giải kỹ phần sau). Không nên vì cái biểu hiện ra bên ngoài ấy mà đánh giá quy nạp thành bản chất như vậy.
Ai cũng biết ở nơi nào cũng có người tốt kẻ xấu, nhưng chỉ nói chung chung như vậy để bác bỏ bài viết trên là không đủ lý thuyết phục; mà cần có phân tích sâu hơn về sự tốt xấu ấy biểu hiện ra trong những điều kiện cụ thể:
Người gốc Miền Bắc nhưng sinh ra ở Miền Nam hay di chuyển sinh sống lâu ở Miền Nam tính tình sẽ khác hơn người sinh ra và chỉ ở Miền Bắc; và đổi lại người Miền Nam cũng vậy.
Người tốt đang ở những vùng không mấy tốt di chuyển đến nơi thông thoáng cỡi mở cái tốt của họ càng bộc bạch đáng trân trọng, còn kẻ xấu bụng đang sống ở vùng tốt đẹp chuyển đến nơi kém khuyết hơn cái xấu càng tăng lên, cái xấu bộc lộ ra càng rõ hơn. Xin nêu điển hình 2 cặp vợ chồng như vậy:
1)- Một ông anh làm ở công binh xưởng Miền Nam thời chống Pháp tập kết ra Bắc làm ở Tổng cục đường sắt lấy vợ người Hà nội, sau giải phóng về Nam; bên cạnh lối sống tốt đẹp của vợ chồng bà con ai cũng mến, thì một nghĩa cử của hai người là ít có: anh ấy không giàu có gì, và người em trai không phải nghèo cho lắm, nhưng muốn giúp em, anh có ý định cất cho 1 căn nhà, nhưng chưa kịp thì anh qua đời, người vợ làm theo ý nguyện chồng là cầm đưa cho em chồng 300 triệu đồng để cất nhà. Bà con, xóm giềng ai cũng tôn trọng, quý mến anh chị và con cái anh chi ấy.
2)- Một ông anh và bà chị học sinh Miền Nam ra Bắc học đều tốt nghiệp đại học, sau nầy về Nam cưới nhau trong điều kiện bà mẹ bịnh nằm liệt một chỗ; do sự bỏ bê mẹ và ngược đãi của cặp vợ chồng nầy mà người em đang là sĩ quan ở Kampuchia bỏ cả công danh rước mẹ về quê nuôi. Thời gian từ về nhà chồng đến lúc ấy “nàng dâu” chưa hề ngồi bên nói chuyện hay cầm cái khăn lau mặt, hay đút cho muỗng nước, muỗng cháo; con trai thì nạt nộ hất hủi; mẹ nằm tầng trệt, nàng dâu đi guốc gỗ lốp cốp trên lầu ngang chỗ bà nằm, bà không chịu, bà nói với anh con trai chỉ nhận được tiếng hứ rồi bỏ đi! Sau khi người em rước mẹ đi, anh ta mời bạn bè đến “ăn mừng” ca hát om sòm, nàng dâu còn theo đến nơi hoạnh họe chanh chua rằng “Tại sao đứa giúp việc đi guốc được mà con dâu lại không đi được? Sao má bất công vậy?” (trong khi cô giúp việc đi guốc dưới đất). Anh chàng con trai chẳng những không khuyên cản vợ lại còn đồng tình trách móc mẹ ra mặt. Khi rước bà mẹ đi thì người em bỏ tất cả chế độ lương, chế độ gạo ở Kampuchia, bà mẹ có lương hưu và chế độ liệt sĩ của chồng và con trai, nhưng bỏ tất cả lại Sài gòn, mà người anh cũng không gởi thủ tục chuyển chế độ cho mẹ sống, trong khi người em sống dỡ chết dỡ nuôi mẹ một năm rưởi toàn bằng tiền của bà con giúp đỡ; còn vợ chồng anh ta hưởng căn nhà cấp do bà mẹ đứng chủ quyền, nhưng không hề đưa 1 đồng bạc nuôi mẹ. Đến khi bà qua đời chiều hôm trước có người cho hay mà đến chiều hôm sau anh ta mới dẫn người của cơ quan đem tràng hoa về như đi đám tang của gia đình bạn bè vậy, và khi đã chôn bà mẹ thì anh ta mới về tới!
Anh không những từ người em, bỏ mẹ, mà còn tuyệt tình tất cả bà con quyến thuộc của mình; con cái cho đến khi anh ấy chết chưa hề dẫn về quê nội 1 lần, bà con không ai biết con của anh ta; anh ấy chết bên vợ đem chôn nơi đất bên vợ mà không hề tham khảo bất cứ ai bên chồng.
Phần 2: Sự bỡn cợt thái quá về văn hóa
Nếu 1001 đêm xem như là án tữ đối với giới nữ xứ Ba Tư cổ đại, thì bài viết trên là án khổ sai đối với gái Bắc hiện thời! Mà sự thể có đến như vậy không? Do đâu có thực trạng ấy? Có cách gì giải quyết không?
Các nhà quản lý Xã hội, các nhà Tâm lý học, các nhà Khoa học nghĩ gì về điều nầy? Xử lý thế nào? Quy chụp nó để xóa bài viết mà che giấu sự việc là không thể; lý giải để biện minh cũng không xong, đồng tình với tác giả lại càng tệ hại hơn! Trong tình hình ấy chắc chắn trong các vị không một ai có ý kiến đúng và đủ để giải quyết vấn đề! Bởi nó vượt khỏi tầm tri thức của các vi!
Chỉ một cách duy nhất đúng để đi sâu hiếu đầy đủ và có ý kiến chính chắn giải quyết vụ việc: Đó là dùng Kinh dịch!
Kinh dịch nói: “Cái thái quá sẽ biến cái mà ta muốn trở thành cái điều ngược lại với cái điều ta muốn”*.
Các nhà hoạt động Văn hóa xã hội đã tạo ra điều thái quá ấy! Họ đùa bỡn thái quá trong toàn bộ hoạt động:
1.- Trước nói về hoạt động sân khấu:
Những vỡ “Tấu hài”, “Ga la cười”, với những hình ảnh lố lăng, tru tréo mất hết nhân cách của những nhân vật phản diện chắc chắn không làm cho người ta xa lánh nó, mà chính nó còn kích động cho những hiếu kỳ, và vận dụng nó khi cần thiết!
Những chiếc Pa nô, áp phích với những con người vật vã nhớp nhúa chỉ làm dơ bẩn đường phố chớ ích gì? Thậm chí nhiều thanh niên còn đùa bỡn với nó, nó cùng “Tấu hài”, “Ga la cười”dạy cho thanh thiếu niên sự nhớp nhúa ấy!
– Trên đài truyền hình thì hình ảnh người giả thú, với những đội heo, đội vịt… mang lớp đầu thú, mình thú, da thú để diễn. Trường mẫu giáo thì đặt tên Vàng Anh, Sơn Ca, Họa Mi là loài chim muông; biến các cháu nói cười leo lẻo mà không có chút tri thức gì của con người. Ca nhạc thì nhạc trẻ vừa la vừa nhảy nhép với những bài đú đởn như “Còn yêu thì đến Buôn ma thuộc”; “Tách cà phê Buôn ma”… “Hãy hôn em thật nhiều”, “Hãy hôn em lần cuối”, “Đừng yêu tôi nữa”…. nội dung tồi tệ hơn nhạc vàng trước ngày giải phóng Miền Nam; với những lối ăn mặc hở hang, dơ bẩn sân khấu coi khinh khán giả nhan nhản hàng ngày.
– Quảng cáo thì dàn dựng những hình tượng quái đản không ăn nhập gì đến nội dung sản phẩm cần giới thiệu!
– Game online nhiều người có biết sự độc hại, thậm chí đã có người chết vì ghiền nó, nhưng loại hình ấy vẫn nghiễm nhiên tồn tại!
– Lối ăn mặc thì chiếc áo dài của Phụ nữ Việt dần dà nhường chỗ cho những chiếc váy, áo đầm, quần ngắn hở đùi hở vế, bên trên thì chỉ đủ che bộ ngực, hở vai hở nách! Nó không chỉ nhan nhản ngoài đường phố mà ở các cơ quan, thậm chí cả đài truyền hình!!!
– Lại còn học đòi theo Phương Tây những tấn tuồng: Khiêu vũ, “Người mẫu Thời trang”, “Thi hoa hậu” chẳng ích gì? Chẳng phục vụ cho ai, mà ngược lại làm mất đi cái nét thùy mỹ, đoan trang đáng quý của người phụ nữ nước Việt.
2.- Về Giáo dục:
“Giáo dục là Quốc sách hàng đầu”, sự khiếm khuyết của nó là yếu tố quyết định nhứt:
– Khởi đầu là bỏ môn Quốc văn, thay vào đó là dạy môn “Tiếng Việt”.
Quốc văn là nền văn hóa của một Quốc gia; nó gồm 3 yếu tố là: Tiếng nói – Chữ viết – và Đạo lý làm người. Bỏ Quốc văn, dạy “Tiếng Việt” là bỏ chữ viết và bỏ Đạo lý làm người.
Xem “chữ viết chỉ là ký hiệu để giao lưu nhau”! Xem thường chữ viết thể hiện rõ nét nhứt là với chữ A sách Tiếng Việt” lớp 1 dám nói thẳng rằng “Đọc là âm A, Không cần phân biệt chữ A!!! Với suy nghĩ ấy mà không chú ý rèn luyện chữ viết, học sinh bây giờ tay cầm cây viết dị kỳ, chữ viết thì nghiêng ngã, xấu xí.
Xin khẳng định rằng chữ viết là biếu hiện sự tiến hóa của nhân loại. Hay sâu sắc hơn thì con người hơn con vật về mặt văn hóa là có chữ viết, xem thường chữ viết là xem thường văn hóa của nhân loại, hạ thấp văn hóa con người ngang với thú vật.
Về mẫu tự thì chữ a đầu vần là không gì thay thế, nó cấu tạo bởi một chỡ o tròn, biểu hiện viết chữ phải tròn trịa ngay ngắn và một nét móc hài hòa với nó, kế đó là chữ b, ráp lại a + b = bờ a ba vần ráp đầu tiên thể hiện tiếng đầu đời của đứa con gọi đấng sinh thành của mình.
Ngành Giáo lại bỏ đi cái đạo lý sáng ngời ấy, thay vào đó là chữ o đầu vần, o biểu hiện số 0, khởi đầu từ số 0, tiếp đó là chữ c, hình ảnh của số 0 bớt đi một chút, nền văn hóa từ số 0 và đi xuống dần, để rồi từ chỗ chế độ cũ bằng cấp các loại đều được Quốc tế công nhận, còn ta bằng cấp là không giá trị với Quốc tế.
Và ráp vần thì o cờ, cờ o co huyền cò (con vật loại cầm); và biểu tượng cho âm thanh bằng hình ảnh con gà trống gáy ò ó o o, và chữ thì biểu tượng bằng quả trứng gà. Tất cả lấy loài cầm làm chuẩn thay cho tiếng gọi đấng sinh thành của vần căn bản cũ. Và sau nầy đổi lại dạy chữ e đầu tiên, một cái chữ mà không có khôn mẫu cho một cách viết nào cả (nhất là chữ E hoa càng nhược điểm) và ráp vần đầu tiên là e bờ, bờ e be tiếng dê kêu; từ chỗ gọi loài cầm chuyển sang gọi loài thú đầu tiên.!!!
Còn tập viết thì bìa sách vẽ hình 2 con quái vật (thỏ và mèo không hoàn chỉnh) cầm cái lông chim viết chữ o méo mó không ra hình, trong khi mặt nhìn xéo đi nơi khác; biểu hiện nhất quán là đều dùng cầm thú thay cho người; một sự đú đởn thái quá.
Chữ viết đã hạ thấp nền văn hóa Dân tộc như vậy thì về Đạo đức càng làm tệ hại hơn:
Xưa người ta dạy Luân lý, bây giờ đổi lại dạy Đạo đức, sự bất cập thật là thâm xa mà ngững người quy hoạch có biết đâu!
Xin dẫn giải:
Chữ Đức 德 (15 nét) cấu tạo bởi:
+ Bộ Tâm 心 Trái tim. Lòng dạ.
+ Bộ Sách 彳 Bước ngắn (sự việc xảy ra từ từ).
+ Bộ Thập 十 Mười (số nhiều).
+ Bộ Võng 罒 Cái lưới. Mối liên hệ ràng buộc nhau.
+ Bộ Nhất 一 Một. Ở đây nó đóng vai trò là sự gián cách (gián tiếp).
Vậy Đức do tâm sinh ra từ từ bởi nhiều mối liên hệ gián tiếp. Điều đó cho thấy không ai có thể dạy đạo đức cho ai được. Mà muốn tạo đức cho con người ta phải dùng mối liên hệ gián tiếp (qua não chớ không thể tác động trực tiếp vào tim để tạo ra đức), tức phải dạy cái lý để thông qua đó mà mỗi người tự có sự vận động nội thân để sinh ra đức trong lòng họ.
Chữ Đạo 道 (13 nét) nó được tạo thành bởi các bộ Thủ 首 là cái đầu, bộ Sước 辶 là đang đi chợt dừng lại, tức Đạo ngầm chứa nội dung kềm chế cái đầu (không để cho nó tự phát lung tung). Với kết cấu như vậy thì dạy Đạo đức về hình tượng là kềm chế cái đầu để dạy trái tim, một việc làm bất khả kham.
Và Đạo Đức (13+15=28) với cách số 28 là: TỰ ƯU SINH LY: Bản thân cùng con cháu, đệ tử hoang tàng bạo ngược, tai họa dập dồn, chịu nhiều thống khổ thân tâm.
Lên cấp 2 dạy môn Công dân giáo dục: Là dạy khuôn phép của con người đối với chính quyền, không liên quan gì đến đức độ con người với nhau trong xã hội. Và cách số là:
Công 公 4 Cùng chung, chung cho mọi người. Dân 民 5 Người dân. Giáo 教 11 Dạy bảo. Dục 育 8 Nuôi nấng. Sinh đẻ.
Cách số (4 + 5 + 11 + 8 = 28) cùng số 28 hoang tàng bạo ngược của môn Đạo đức. Do vậy càng dạy môn Đạo đức, Công dân giáo dục học trò càng hoang tàn mất đức hơn.
Về nguyên tắc giáo dục: Việc kể những chuyện hư cấu dí dỏm dựa trên vài đặc điểm bản năng của vài loài cầm thú chỉ cốt để gây cảm hứng nhứt thời vừa góp phần nhỏ minh họa cho một nội dung nào đó, nhưng cũng phải hết sức hạn chế; còn đây người ta dùng một cách thái quá, sấp xếp một cách có hệ thống, tạo ra đồng bộ cả nội dung lẫn hình ảnh của thú để dạy chính thức trong tất cả các môn. Đặc biệt rõ là trong giáo trình dạy Đạo Đức lớp 1 và mẫu giáo người ta xếp những hình ảnh nhố nhăng, nhảm nhí ấy vào chương trình, nhồi nhét vào đầu óc trong trắng của các em ngay từ lứa tuổi ngây thơ trong trắng phải tiếp xúc với lối sống hoang dã của thú vật và còn gợi ý, hướng dẫn cho các em học theo. Như: Trong quyển Đạo Đức lớp 1 gồm 15 bài học thì có 3 bài (1/5) là chuyện nhảm nhí của thú vật, 12 bài còn lại thì 11 bài có kèm hình thú như mèo nằm nghiêng ngã hoặc ôm chồm lên mình học trò, bằng không cũng là các hình vật hóa thú!
Từ câu chuyện rùa và thỏ người ta dựng ra cảnh rùa, mèo, vịt giả nhân đến lớp trước ngồi nghinh mặt về phía thỏ đến trể với dáng dốc nghiêm nghị giống người nhất, đứng chịu sự hình phạt, còn trên bụt giáo viên một con quái điểu nguyên dạng ra oai quở phạt thỏ bằng cách trỏ cánh vào chiếc đồng hồ chỉ hơn 7 giờ, đầu xừng lông nhìn thỏ với đôi mắt hung tợn, trong khi cặp kính xệ xuống tận mỏ; thỏ rơi nước mắt nhìn lãng đi chỗ khác!!!
Nội dung toàn quyển đạo đức thì cảnh xấu, việc sai nhiều hơn là cái chân mỹ về đức hạnh cần dạy cho học sinh. Những nhảm nhí độc hại ấy là cốt tử của chương trình, mọi sai lầm từ hình thức đến nội dung đều được kết sâu lắng vào tiềm thức con người, nó đã tạo ra cho học sinh những hoang tàn cực độ: Tại nhà thì bướng với ông bà cha mẹ, ù lì thất lễ, chẳng cần chào hỏi khi khách đến nhà, coi thường người lớn, ra đường thì nghênh ngang văng tục, phá phách xóm làng, rượu chè hút sách ngay cả trong trường lớp, coi rẽ thầy cô giáo, nhiều vụ học sinh, sinh viên chia phe phái đánh lộn gây án mạng ở nhiều trường, thậm chí học sinh đánh chết thầy cô giáo ngay tại lớp; lối đối xử với thầy cô và bạn học ấy phải chăng là đã hạ giá trị tinh thần, văn hóa của con người xuống ngang bằng với loài cầm thú?
Về giới giáo chức thì: cái đạo đức “hoang tàng bạo ngược” nửa người nửa vật đâu thể đào tạo nên những người thầy đúng nghĩa “quân sư phụ” như ông cha ta đã tôn vinh trước nay. Do vậy từ giáo sư là thầy dạy cũng bị phủ nhận, chỉ gọi là giáo viên hay giảng viên với nghĩa đen là nhân viên giảng dạy (như mọi nhân viên các ngành khác vậy), họ chỉ là viên dạy so với sinh viên là viên học, không phải là sư thì đâu thể có cái đức của bậc sư, thực tế hàng ngũ các giáo viên mới đào tạo gần đây phần đông phẩm cách yếu kém, cũng rượu chè, hút sách trác táng, sinh hoạt lố lăng như bao thanh niên hư hỏng khác, truyền thống tôn sư trọng đạo mất hẵn, bởi từ sư đã bị đánh mất đâu còn sư nữa để mà tôn! Người dạy không có danh nghĩa là sư đâu có cái chất của bậc sư để mà giữ, để cho học sinh tôn kính; có trường hợp một học sinh dám bưng cả ly nước đái để lên bụt giảng miệt thị giáo viên.
Với cha mẹ và với Thầy cô giáo như vậy thì vào đời con gái chanh chua đanh đá với chồng là tất nhiên.
Những sự thái quá trái ngược bản sắc văn hóa Dân tộc ấy mỗi ngày ăn vào tiềm thức con người một ít kết quả đã làm hư cả một thế hệ, và con gái Bắc là nạn nhân tiêu biểu mà bài viết trên nói.
————-
*Chu dịch Huyền giải của Thu Giang Nguyễn Duy Cần trang 10.
Phần 3: Cư trú những vùng miền khác nhau lãnh hội quy luật vũ trụ khác nhau, hấp thu sự tác động khách quan khác nhau, định nên tính cách khác nhau của con người
Với người Miền Bắc thì những độc hại của sự thái quá về văn hóa nặng nề như trên, còn Miền Nam khác hơn, có thể nói gái Nam Bộ không quá 1% người chanh chua đanh đá, và mức độ cũng nhẹ hơn nhiều.
“Trên trái đất phía nam âm, phía bắc dương”. Kinh dịch nói: Dương ở trong (nội quái) là chủ, âm ở ngoài (ngoại quái) là khách; dương chìm xuống là trầm, âm nổi lên là phù (74D)**. “Dương thu vào trong là tụ, âm tỏa ra ngoài là tán. Người Đông Phương thuộc nội hướng ưa tĩnh, người Phương Tây thuộc ngoại hướng thích động, cũng như người Phương Bắc sâu sắc kín đáo, đa mưu; người Phương Nam cỡi mở, thật thà và nông cạn” (D75)**.
Liên hệ thực tế: Người Miền Nam thông thoáng, cỡi mở hơn Miền Trung, Miền Bắc, người Miền Bắc thâm thúy hơn Miền Nam, Miền Trung, người Trung Hoa càng sâu xa thâm thúy hơn; còn với người Australia ở Nam Bán Cầu tánh càng cỡi mở.
Do tính chất dương tụ, lắng động mà người Miền Bắc hấp thu mạnh hơn những tác động của khách quan, người Miền Nam hấp thu yếu nhất. Trong khi người Miền Trung, Miền Bắc nghiên cứu nắm bắt kiến thức khoa học, lịch sử, văn hóa… sâu hơn người Miền Nam, thì người Miền Nam giỏi hơn về hoạt động vật chất thực tế; kinh tế Miền Nam luôn phát triển mạnh hơn… . Cũng do tính chất dương tụ, lắng động ấy mà con gái Bắc có lối đanh đá hiện nay giống hệt như những sự đú đởn của gala cười. Còn con gái Nam Bộ hầu hết phớt lờ, mà phần đông còn chán ghét cái cách đanh đá ấy của sân khấu hài, điển hình một lần đài truyền hình TP HCM trao giải thưởng “cù nèo vàng” cho 1 diễn viên tấu hài, một cháu gái ở Bình Dương hỏi “Ngoài đời bà có chanh chua hung dữ như trên sân khấu không?” Bà ta trả lời tỉnh queo rằng “hiền quá thua người ta”; cô gái nói tiếp “Ở đây chớ ở ngoài đời tôi phun nước miếng vào mặt bà”.
Do đó gái Miền Bắc chua ngoa đanh đá theo gala cười, con gái Miền Nam cũng có bị ảnh hưởng, nhưng mức độ nhẹ hơn nhiều, họ vẫn phóng khoáng cỡi mở theo truyền thống xưa.
Ở Miền Bắc con trai cũng chịu ảnh hưởng xấu nặng nề bởi sự thái quá ấy chớ không chỉ có con gái; như trước có tờ báo phản ánh 1 tháng hình sự ở Xóm Liều Thanh nhàn (Hà nội) nhiều hơn tội hình sự cả nước Lào trong 1 năm (xóm nầy đã giải tỏa).
Cũng do dương trầm, âm phù mà với giới nữ thì bề nổi lên là chanh chua, đay nghiến, quát tháo; còn với con trai thì thâm trầm mà ác hiểm; nhiều người lòng thú còn độc hại hơn là thú: như các sự kiện cha hiếp dâm con gái rồi bóp cổ chết, gài xuống sông; hay vụ vợ chồng lục đục người chồng bỏ đi, sau về giả vờ âu yếm vê vò, khi cởi đồ ra, hắn đổ cả bình thủy nước sôi vào làm người vợ tổn thương nặng, mất hẵn chức năng sinh sản; mới đây Bs Mạnh Tường thẩm mỹ làm chết người không can đảm nhận tội mà ném xác xuống sông để phi tang.
Với văn hóa Phương Tây thì: do Phương Tây âm phù tỏa ra nên việc nhảy nhép nơi sân khấu không ảnh hưởng đến sinh hoạt đời thường, còn Phương Đông dương trầm, dương đọng lại nên du nhập văn hóa ấy vào con người ảnh hưởng nặng nề vào đời sống, do vậy phải chấm dứt việc du nhập nó vào.
———
**Dịch học tinh hoa Nguyễn Duy Cần NXB TP HCM trang 74, 75.
Phần 4: Xóa bỏ mầm móng gây hại
Để cải thiện tình hình điều tiên quyết đầu tiên là phải chấm dứt những việc thái quá như nói trên; cụ thể là:
1/- Chấm dứt loại hình gala cười, tấu hài. Các vỡ tuồng, phim ảnh hạn chế tối đa tình tiết, hình ảnh phản diện, tăng cường nội dung ca ngợi việc làm tốt, nhân vật chính diện.
2/- Chấm dứt loại nhạc trẻ, nhứt là sự nhảy nhép trên sân khấu, kiểm duyệt hủy bỏ những bài ca nhảm nhí, tuyệt đối không phát trên đài truyền thanh, truyền hình.
3/- Loại bỏ việc mặc hở hang lố lăng, chấm dứt việc mặc củng, áo đầm trong các công sở, nhứt là trên truyền hình, kể cả ca sĩ ăn mặc lòe loẹt, hở hang. Khôi phục chiếc áo dài truyền thống; cấm nữ mặc quần ngắn, áo chỉ che bộ ngực hở vai, hở nách ra đường và trên truyền hình.
4/- Hủy bỏ chương trình khiêu vũ, người mẫu thời trang, thi hoa hậu kiểu Tây Âu.
5/- Xóa bỏ tất cả các Pa nô, áp phích lố lăng, đặc biệt xóa bỏ tất cả các hình thú giả nhân mọi nơi, nhứt là ở các trường học, chỉ treo, vẽ những hình ảnh nghiêm chỉnh trang nhã nơi công sở cũng như ngoài đường phố, trường học.
6/- Thu hồi tất cả chuyện tranh thiếu nhi nhảm nhí đầu độc trẻ con; thu gom tiêu hủy tất cả đồ chơi thú vật, kể cả balô, gối ôm hình thú, những đồ chơi bạo lực như súng, gươm.
7/ Phá bỏ tất cả các đu quay hình các loài thú, xuồng bơi hình vịt nơi các hồ bơi.
8/- Xóa bỏ các bảng quảng cáo lố lăng cả ngoài đường, trên trang mạng, trên đài phát thanh, truyền hình.
9/- Các đám tiệc dùng trống, nhạc chỉ vừa phải, có thời hạn, tôn trọng sự yên tĩnh cho mọi người. Các tụ điểm ca nhạc, kể cả các gia đình phát nhạc đủ gia đình mình nghe không làm ảnh hưởng người khác.
10/- Các loa phóng thanh chỉ phát tin tức cần thiết, không phát ca nhạc, nhạc thể dục… những việc ấy người dân ai cần thì tự dụng lấy, không cần phô trương.
11/- Cấm tuyệt trò chơi điện tử game online độc hại, karaoké (kể cả của Nhà nước và tư nhân).
12/- Cấm, giải tán tất cả các tiệm café đèn mờ dưới mọi hình thức, cấm các quán rượu, bia ôm.
13/- Không chiếu phim hoạt hình, hạn chế tối đa chiếu phim các loại, nhứt là phim lỏa thể, bạo lực.
14/- Về giáo dục: Hủy bỏ sách “Tiếng Việt”, phục hồi môn Quốc văn. Bỏ việc dạy o, c cờ c o co huyền cò, ò ó o o hay e, b b e be đầu vần. Trở lại dạy a, bờ, bờ a ba đầu vần.
15/- Bỏ môn Đạo đức, Giáo dục công dân; thay vào đó là môn Đạo lý (Đạo Lý 道 理 13 + 11 = 24). Đạo lý là xem cái đầu là viên ngọc cần kềm chế để mài giũa cho sáng mới hữu dụng. Cách số 24 GIA MÔN DƯ KHÁNH: Có tài năng trong lãnh vực tham mưu, phát minh mọi sáng kiến, làm nên sự nghiệp hiển vinh cho con cháu, thật là điều hỷ khánh kiết tường vậy”. Dạy môn Đạo lý là dạy cái lý để tạo tri lý để qua đó mà con người có sự chuyển hóa sinh ra cái đức, lập lại đức độ cho học sinh.
16/- Hủy bỏ các hình ảnh, nội dung lấy hình tượng của thú để dạy học. Hình ảnh toàn bộ các loại sách giáo khoa phải nghiêm chỉnh không được in hình cợt nhã (kể cả nội dung bài học lẫn bìa sách, bìa tập). Phục hồi những nội dung đạo lý tốt đẹp như: Tổ quốc trên hết, Công cha như núi Thái sơn…, Bầu ơi thương lấy bí cùng…, Thấy ai đói rách thì thương…, Anh em như thể tay chân…
17/- Niên học tới giải tán các trường chuyên lớp chọn, phân bố đều học sinh, thầy giáo giỏi đối với các trường, thống nhứt chương trình dạy và học ở các trường đồng cấp toàn quốc.
18/- Nữ sinh cấp 2 trở lên mặc áo dài trắng, quần đen, không mặc quần trắng.
19/- Niên học tới sắp xếp trường nam riêng nữ riêng, không để nam nữ chung chạ, chấm dứt dạy môn sinh dục trong các trường học gây bao vụ nữ sinh có thai xưa nay.
20/- Học sinh xưng con chớ không xưng em với Thầy Cô (bởi Thầy Cô giáo ngang với cha mẹ chớ không phải ngang hàng với anh chị học sinh).
Phần 5: Bửu pháp cải tạo con người
Thực hiện những việc làm như phần trên là chấm dứt mầm móng gây nên tính cách yếu kém của con người; nhưng trong xã hội thực tại những triêm nhiểm đã nặng nề với cả một thế hệ, gột rửa hết để làm chuyển biến tức thời thật sự là khó khăn.
1001 đêm là truyện cổ tích nhưng kết thúc có hậu là sau xấp xỉ 3 năm nàng Scheherazade đã cảm hóa được vị vua hung bạo để cứu đàn bà xứ Ba tư cổ đại. Còn đây là thực tế xã hội, ta đã biết nguyên nhân xảy ra hẵn nhiên chúng ta cũng phải giải quyết được; về thời gian thì không phải đợi 30, 50 năm hết một thế hệ mới chấm dứt mọi sự tệ hại. Mà chúng ta hoàn toàn có khả năng giải quyết vấn đề trong vòng 5, 3 năm trước mắt.
Quy luật của vũ trụ tác động đến các vùng miền nói phần trước là cái chung nhứt, nhưng tính cách của con người còn chịu nhiều tác động khác cũng không kém phần quan trọng; trong đó có ý nghĩa và cách số của danh hiệu; như Canada quốc gia bắc bán cầu, mà con người tánh cỡi mở hơn người Mỹ (Hoa Kỳ) ở Trung Mỹ, và Canada chịu ảnh hưởng nhẹ nhất đối với cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay. Bởi cách số danh hiệu hai nước là:
– Canada (Gia Nã Đại 加拿大 5+10 + 3 = 18)
Số 18: Ý CHÍ CÁNH THÀNH. Với ý chí kiên cố năng bài trừ mọi chướng ngại khắc phục mọi khó khăn để đạt thành mục đích, nhứt định thành công”; và chính sách quản lý kinh tế tài chính gần đúng với quy luật thâm thúy của vũ trụ (sẽ có nói rõ trong một dịp khác).
– Hoa Kỳ (Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ 合 眾 國 花 旗 6+11+11+8+ 14= 50)
Số 50 : NHỨT THÀNH NHỨT BẠI
Một thời thành đạt tột đỉnh, rồi sau đó chuyển sang thất bại lạc loài; như cánh hoa chỉ nở một thời rồi tàn úa, rã rời theo gió.
Số của người làm việc gì cũng liều lĩnh, bất chấp hậu quả, ban đầu có thể thành công rực rỡ, càng về sau lại càng suy bại.
Canada ở Bắc bán cầu mà cỡi mở hơn Hoa Kỳ ở Trung Mỹ. Với những ý nghĩa ấy khi đặt tên, đổi tên với ý nghĩa và cách số tốt có khả năng chuyển hóa được tính cách và vận hội của con người.
Website CẢI TẠO HOÀN CẦU bên cạnh việc nêu ra quy luật chung nhất của vũ trụ để cải tạo toàn diện hoàn cầu, chúng tôi còn có chương trình phối hợp phong thủy và xem tên người (chương trình hoàn toàn mới); mà chúng tôi đã từng áp dụng thành công giúp nhiều gia đình cải thiện toàn diện, tạo nên những tính cách con người và vận hội tốt cho nhiều gia đình; xin nêu mấy sự kiện điển hình sau:
– Một cặp vợ chồng luôn cải vả gay gắt đòi ly dị nhau, nguyên nhân là do tên người vợ: Cách số 34 PHÁ GIA VONG THÂN: Số 34 : PHÁ GIA VONG THÂN:
Suốt đời tai nạn chẳng dứt, gia đình ly biệt, sát hại, phát cuồng, số này phải chịu cảnh đói khổ, bần tiện. Gia đình: Họ hàng lưu lạc, duyên phận bạc bẽo. Hàm ý: Số nầy có tượng đại hung hiểm, đại loạn ly, tai nạn liên tiếp giáng xuống. Vạn sự thất bại, vợ chồng con cái ly tán, yểu chiết khiến phải phát điên. Với cách số ấy mà người đàn bà cư xử nhiều điều tệ bạc với chồng, khiến phải đòi ly dị nhau. Sau đổi tên người vợ trở nên hiền hòa, đã 2 năm nay gia đình yên ấm hoàn toàn.
– Có người do cái tên “cô quả” mà chồng bỏ đi nước ngoài; sau đổi tên vợ 3 tháng, chồng làm giấy bảo lãnh ra đoàn tụ nhau ở nước ngoài; nhiều người do cái tên “cô quả” mà lớn tuổi không lập được gia đình, sau đổi tên thời gian ngắn có gia đình, trong đó có cô 52 tuổi chưa có gia đình, đổi tên 6 tháng sau có cơ hội lập gia đình.
– Một cháu gái ngang bướng bỏ nhà đi 2 năm không điện về; sau đổi tên, sửa nhà 20 ngày cháu điện kêu gia đình rước về sống hiền hòa yên ấm hơn 3 năm nay.
– Một người ung thư vô hóa chất rụng tóc cả, một người viêm gan siêu vi suy kiệt không còn đi làm được; do tên “Khó tránh chết yểu, cô quả, hình ngục” cả hai đều ở căn nhà phạm Tuyệt mạng và những sai trái về bếp núp, chỗ ngủ… Sau đổi tên và chỉnh sửa nhà cửa, bếp núp, cả hai đều hết dứt bịnh, mạnh khỏe, không cần đi tái khám điều trị nữa.
– Các cháu nhỏ bịnh hoạn yếu đuối, khóc la khó nuôi, đổi tên, dời chỗ ngủ đều mạnh khỏe, dễ tính hoàn toàn; trong đó có nhiều cháu tên xấu như: Số 14 : LUÂN LẠC THIÊN NHAI Không người giúp đỡ, gặp cảnh cô độc… khó thấy niềm vui nào mang đến, cuộc đời như đá chìm đáy nước, chịu một đời tăm tối đau buồn mà suy dinh dưỡng tưởng chừng như bỏ đi.
Sau đổi lại với Cách Số 15 : PHƯỚC THỌ CỦNG CHIẾU
Được người trên bước nâng đỡ, nên thân thế thành đại sự nghiệp, nắm lấy sự thành công phú quí vinh đạt, số nầy ít có người được như vậy. Chỉ thời gian ngắn sau các cháu mạnh lên rõ rệt.
– Đặc biệt bé gái 11 tuổi 3 lần nói với mẹ cháu là “nằm mơ thấy dưới âm phủ bảo mầy đừng về trên ấy nữa, tao đã sắp xếp chỗ nằm cho mầy rồi”, cháu kém ăn uống, ốm yếu không còn đi học nổi. Tên của cháu là VI TRÚC THI; ý nghĩa là: Xây nhà mồ cho xác chết nhỏ nhỏ. Và nhà khai môn nhằm sơn Thiếu vong (thiếu niên chết yểu); sau sửa nhà, đổi tên cháu mạnh khỏe, học luôn nhất lớp.
Những nội dung chúng tôi nêu trong các bài viết đều là nhân số sống trong thực tại, mong các phóng viên báo chí liên hệ chúng tôi sẽ dẫn đến nơi gặp mặt để xác minh làm rõ thêm.
Với những kiến thức mới mẻ có khả năng giúp ích cho đời, nhất là khả năng giải tỏa nỗi ám ảnh “Đừng lấy gái bắc làm vợ”, nỗi ô nhục của Đất Nước, chúng tôi viết những bài nầy mong quý vị lãnh đạo Quốc gia Dân tộc có sự quan tâm, tổ chức việc triển khai chương trình thiết thực giúp ích cho xã hội nầy.
Cải tạo tính cách của hàng chục triệu người là việc đầy khó khăn, nhưng nếu được Nhà Nước quan tâm tạo điều kiện, thì chúng tôi sẽ đem hết khả năng tổ chức thực hiện, và chắc chắn sẽ làm được.
Xin quý vị có trách nhiệm với Quốc Dân và quý đọc giả xem kỹ thêm bài “Xem tên người, phong thủy” có đầy đủ chi tiết … . sẽ giúp thiết thực không chỉ việc cải thiện tình hình riêng việc “Đừng lấy gái bắc làm vợ”, mà còn cải thiện mọi mặt đời sống nhiều khiếm khuyết chung của cả xã hội hiện nay, cũng như từng gia đình.
Trước mắt đề nghị Nhà Nước kết hợp ngành chức năng, báo chí cho thử nghiệm sửa 2 bịnh viện Nguyễn Trãi (Nguyễn Trãi 阮廌 6+13=19) và Phạm Ngọc Thạch (Phạm Ngọc Thạch 范玉石 9+5+5=19) cùng cách số 19 PHONG VÂN TUẾ NGUYỆT: Trên bước đường lập nghiệp phải vượt mọi khốn khó và được quý nhơn giúp đỡ mới đạt thành chí nguyện, có thể là phú ông, song khó tránh chết yểu cô quả, hình ngục. Cùng một số khiếm khuyết khác về kiến trúc, mà số lượng bịnh nhân tữ vong cao, có lúc đài phát thanh TP HCM phải than phiền về điều đó.
———
Bài viết: Đừng bao giờ lấy gái Bắc làm vợ” đăng trên mạng nếu kéo dài là không tốt cho danh dự Quốc gia Dân tộc; nhưng sự việc đã đến mức trầm trọng thì việc đó là cần để lãnh đạo có cách giải quyết; các báo đăng bài như vậy mấy ngày qua là không có gì đáng trách.
Khi các bài viết nầy (của chúng tôi) được đăng trên mạng và khi lãnh đạo các cấp có ý kiến chính thức về một cách xử lý, thì đề nghị các trang mạng xóa bỏ tất cả các bài viết liên quan đến nội dung trên, vì kéo dài nó không chỉ không có tác dụng giúp ích mà ngược lại là làm tổn thương danh dự Dân tộc.
Nguyễn Anh
Thường trực Ban Quản Trị