Trước khi xem bài viết xin Đọc giả cần:
– Xem Lời giới thiệu để ý niệm được phần nào chiều sâu của việc vận dụng Kinh dịch.
– Xem bài Định luật hấp thu chuyển hóa năng lượng làm nền tảng nghiên cứu lý giải mọi vấn đề trong vũ trụ.
————
Năm 2008 toàn cầu đã rơi vào một cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái 1929 – 1933. Cuộc khủng hoảng khởi đầu bằng việc khủng hoảng cho vay địa ốc ở Mỹ, mà sâu xa là vấn đề nội tại của hệ thống ngân hàng Mỹ và châu Âu. Hàng loạt ngân hàng tên tuổi đã phá sản hoặc phải được chính phủ cứu trợ.
Thị trường tài chính nhiều nước đã gần như đóng băng, kéo theo nền kinh tế rơi vào suy thoái. Mặc dù nhiều nước đã đưa ra những gói kích cầu lớn, với tổng số tiền công bố toàn cầu xấp xỉ 2000 tỉ USD.
Cho đến nay cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu vẫn đang ảnh hưởng nặng nề, nhất là khối thị trường chung Châu Âu, mà chưa một ai hiểu nguyên nhân sâu xa của nó.
Để nghiên cứu ta phân guồng máy kinh tế của một quốc gia ra 2 giai tầng:
– Ở hạ tầng cơ sở sản xuất kinh doanh.
– Tổng thể sự lãnh đạo quốc gia đối với đến nền kinh tế.
1/- Ở hạ tầng cơ sở sản xuất kinh doanh:
a/- Cơ sở kinh tế Tư bản:
Kinh dịch nói “Bất cứ vật gì cũng phải có âm và dương. Có cả âm lẫn dương mới có biến hóa”, “Dương xướng âm tùy: bộ phận có vai trò chủ xướng là dương, âm phụ thuộc”. Cơ cấu kinh tế Phong kiến và Tư bản có có cả âm lẫn dương (Địa chủ, Tư bản là chủ dương; Tá điền, Công nhân phụ thuộc âm) phù hợp quy luật nên tồn tại.
Kinh dịch cũng nói “Hai khí âm dương có giao cảm nhau thì vạn vật mới hóa sinh, vạn vật sinh rồi lại sinh nữa, cuộc biến hóa mới vô cùng vô tận”. Chế độ kinh tế Phong kiến không có sự giao hòa: Địa chủ khoán trắng cho Tá điền, đến định kỳ nộp tô đủ cho họ là xong; trước mọi khó khăn của Tá điền, Địa chủ không có xử lý, giúp đỡ nào cả; nên tồn tại hàng ngàn năm mà vẫn con trâu đi trước cái cày theo sau không có sự phát triển nào. Còn kinh tế tư bản có sự giao hòa giữa giới chủ và Công nhân, nhà Tư bản quán xuyến chặt chẽ từ việc tổ chức sản xuất, cải tiến kỹ thuật tăng năng suất lao động, đến việc quản lý đầu vào đầu ra, tạo mối tiêu thụ sản phẩm…, mọi thuận lợi khó khăn trong sản xuất, kinh doanh họ nắm bắt giải quyết kịp thời, tạo nên sự phát triển vượt bậc trong sản xuất; có thể nói cơ cấu kinh tế Tư bản là ưu việt nhất của nhân loại cho đến thời điểm hiện nay.
Nhược điểm:
Kinh dịch nói “Quân bình là một định luật ngự trị và chỉ huy tất cả mọi động tác trên đời”.
Cơ cấu kinh tế ấy có giao hòa mà không có quân bình, giữa chủ và Công nhân cách biệt lớn, người Công nhân chỉ làm công hưởng lương, sản phẩm làm ra giới chủ gồm thâu tất cả. Trong thời kỳ mà cái đức độ cư xử giữa người với người không được coi trọng, sự cách biệt ấy càng lớn. Kinh dịch nói “Cái thái quá sẽ biến cái mà ta muốn ngược lại cái điều ta muốn”. Vào thế kỷ 18 do tính chất tư bản cá nhân với tham vọng lợi nhuận thái quá, các tập đoàn Tư bản độc quyền lớn cấu kết với chánh quyền một mặt trong nước đàn áp công nhân, mặt khác lủng đoạn chính quyền, kích động các cuộc chiến tranh xâm lược bành trướng thị trường tư bản vì lợi nhuận, từ đó xuất hiện các cuộc đấu tranh đình bãi công đòi quyền dân sinh, mà tiêu biểu là cuộc bãi công tại thành phố Chicago ngày 1/5/1886, dẫn đến sự ra đời của học thuyết đấu tranh giai cấp. Và đỉnh cao là cuộc thế chiến thứ hai.
Đến nay việc cách biệt ấy trong các công ty xí nghiệp có cải thiện dần, người Công nhân có thoải mái hơn; nhưng sự cách biệt giữa giới chủ và Công nhân vẫn còn đó.
b/- Cơ sở kinh tế bao cấp:
Cơ cấu kinh tế bao cấp ra đời từ học thuyết giá trị thặng dư, nên cần nghiên cứu một chút về học thuyết này.
Trong tình hình đấu tranh của phong trào công nhân xuất hiện Các-Mác (Karl Marx) nhà đại học giả Đức, năm 1847 ông đưa ra học thuyết nổi tiếng: Thuyết giá trị thặng dư, làm tiền đề cho cuộc đấu tranh của công nhân, gióng lên hồi chuông báo hiệu một thời kỳ biến động lớn trên chính trường toàn cầu.
Cái lớn lao của học thuyết là tìm ra được giá trị dôi ra khi người Công nhân điều khiển máy móc tạo ra, giá trị đó lớn hơn nhiều lần sức của con người lao động bình thường, đây là một phát hiện mới.
Học thuyết nhận định: Trong sản xuất thì người Công nhân sản xuất bằng máy móc sinh ra giá trị thặng dư (điều nầy đúng hoàn toàn), nhưng do bấy giờ không có Định luật chính đính soi rọi nên học thuyết có khiếm khuyết, thuyết ấy nói: máy móc mà không có con người điều khiển thì chỉ là vật chết, con người là yếu tố quyết định, do vậy kết luận rằng giá trị thặng dư là do Công nhân tạo ra; từ đó để xóa bỏ bốc lột bất công phải xóa sự chiếm hữu cá nhân tư liệu sản xuất, đem lại công bằng cho xã hội, xem xóa bỏ một cá nhân, đem lại quyền lợi cho nhiều người là đạo lý. Xác lập cơ chế kính tế bao cấp.
Nhân dân lao động đặt niềm tin tưởng mãnh liệt vào cơ chế kinh tế nầy, nhưng sau xóa bỏ cá nhân chiếm hữu, xác lập cơ chế kính tế bao cấp thì nền kinh tế suy yếu dần, những tiêu cực yếu kém ngày càng lộ ra, cuối cùng dẫn đến sự đổ vỡ của hệ thống, một số nước còn lại phải đổi mới mới trụ lại và phát triển được. Điều đó cho thấy một sự hụt hẫng sau cùng trong nhận định vấn đề.
Vậy đích thực giá trị thặng dư do đâu mà có?
Định luật Hấp thu chuyển hóa năng lượng khai mở cho ta nắm bắt thực chất vấn đề: Theo đó trong quá trình vận động máy hấp thu Từ, Quang, Nhiệt, Thủy, Khí của Trời đất để phát triển: biểu hiện khi máy vận hành ta kê vật vào bất cứ nơi nào cũng bị nóng: ma sát tạo nhiệt, đó chính là sự hấp thu Từ, Quang, Nhiệt của Trời đất (chứng minh của định luật), tức mọi chi tiết vận động của nhà máy đều hấp thu năng lượng. Giá trị thặng dư chính là năng lượng hấp thu ấy chuyển hóa, gia trì vào sản phẩm.
Vậy giá trị thặng dư là do Công nhân điều hành máy móc hấp thu chuyển hóa năng lượng của Trời đất tạo ra: công lao động là của Công nhân, máy móc là của nhà Tư bản; giá trị thặng dư ấy là chung cả hai; ai tự chiếm một mình đều không hợp lý; nhà Tư bản chiếm tất cả như xưa nay là không đúng, xóa bỏ Tư bản, thiết lập cơ chế kinh tế bao cấp cũng không đúng.
Kinh dịch nói “Dịch là Trung chánh mà thôi! Khiến cho trong thiên hạ không trung trở về chỗ trung, không chánh trở về chỗ chánh. Trung chánh mà lập lại rồi thì cuộc biến hóa của vạn vật được thông vậy”.
Và “Đạo của Dịch là biến” nhưng “Dịch là hòa dịch, lạc dịch, chứ không phải là nan dịch. Hòa dịch lạc dịch là biến mà thuận hòa, vui vẻ chứ không phải biến trong cảnh chống đối, gian khổ, hằn thù”.
Kinh dịch cũng nói “Luật Trung chính tức là luật Quân bình có phận sự điều chỉnh lại tất cả mọi sự bế tắc, chinh nghiêng trong vạn sự vạn vật”. Nhưng “Không bao giờ có sự bằng phẳng mà không có sự chênh lệch”, “Nếu vạn sự trên đời đều được quân bình mà không có chênh lệch thì như cảnh mây không bay, nước không chảy là cảnh chết”.
Cơ cấu kinh tế bao cấp có tạo quân bình (mọi người đều như nhau về vốn: đều vô sản về vốn), nhưng là quân bình không có sự chênh lệch đó là cảnh chết ấy vậy.
Cuộc cải biến phải làm cho người Công nhân quân bình cùng giới chủ cả về quyền lợi và nghĩa vụ trong cơ sở sản xuất; mà là sự quân bình trong chênh lệch, chênh lệch trong quân bình.
– Cơ chế như vậy sẽ làm cho người công nhân thật sự được giải phóng: sau một chu kỳ lao động lương được trả đủ, mà còn được ăn chia lợi nhuận trong cơ sở sản xuất, họ sẽ hăng hái phấn khởi, đề cao nhiệt trách nhiệm hơn, gắn bó với chủ và cơ sở hơn trong sản xuất.
– Giới chủ vẫn là chủ sở hữu với nguyên nghĩa, lợi nhuận có giảm một phần mà bù vào đó là họ được cả một tập thể công nhân nhiệt tình, trách nhiệm, họ tin tưởng hơn với công nhân của mình, nhẹ nhàng trong quản lý, tổ chức sản xuất, để tập trung tinh thần, trí tuệ vào việc nghiên cứu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, và giao tế tạo đầu vào đầu ra vững chắc phát triển vượt bậc của cơ sở của họ. Giữa chủ tư bản và Công nhân sẽ gắn bó làm đôi bạn tin cậy dìu dắt lẫn nhau đến bến bờ hưng thịnh, vinh quang tột đỉnh của nhân loại.
Còn làm cách gì tạo ra cơ chế ấy thì Kinh dịch nói “Toàn bộ bộ chu dịch chỉ một chữ Thời mà thôi, “chưa đến lúc mà làm là thái quá”, “chưa hiểu rõ mà hành sự cũng là thái quá ”, “cái thái quá sẽ biến cái mà ta muốn thành cái điều ngược lại với cái điều ta muốn”, cơ cấu kinh tế phải nằm trong tổng thể mọi mặt tổ chức chính trị – xã hội – môi sinh, chưa phân tích hết cái tổng thể ấy mà nói và làm là sai quy luật, nên xin hẹn lại sau vậy!
2/- Tổng thể quan hệ giữa lãnh đạo quốc gia và nền kinh tế:
Khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu lan rộng, người ta thi nhau đến Bảo tàng lịch sử Kinh tế Mỹ ở New York hoặc quay lại nghiên cứu bộ Tư bản luận của Karl Marx nhưng vẫn bế tắc, không tìm ra được chiều sâu thậm thúy của vấn đề.
Kinh dịch nói: “Có cả âm lẫn dương mới có biến hóa, nhất định không có trạng thái cô âm hay cô dương. Nếu chỉ có 1 âm gay 1 dương thì âm ấy hay dương ấy sẽ bị diệt”.
– Về kinh tế chánh quyền trung ương như bộ não lãnh đạo chung (dương), các cơ sở kinh tế tư bản do dân tự chủ như cơ bắp (âm).
Cơ cấu kinh tế Tư bản tư nhân tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, việc đầu tư vào ngành nghề gì do tư nhân tự quyết, không tuân theo một khuôn khổ nào cả, còn lại bửu pháp duy nhứt là dùng bộ chủ quản cùng hệ thống chân rết để điều hành chính quyền cũng buông lõng, không còn có sự lãnh đạo nào cả. Tức trong tổng thể nền kinh tế chỉ có âm (ở hạ tầng vi mô ở cơ sở của dân), ở tầm vĩ mô không có quản lý tổng thể, không nắm chiếc cầu nối giữa lãnh đạo thượng tầng với cơ sở (trong tổng thể nền kinh tế thành ra không có dương) nên cuối cùng khủng hoảng là tất yếu.)
Một biểu hiện rõ ở nước Mỹ là:
– Hai lĩnh vực mà họ đầu tư mạnh nhứt cũng là yếu điểm, nhiều rủi ro nhứt là kinh doanh bất động sản và xe hơi.
Nhà là phương tiện an cư lạc nghiệp của người dân, lẽ ra phải có chính sách quản lý thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho dân, nhưng ở Hoa Kỳ các công ty đầu tư nhà đất vì lợi nhuận, họ thu mua hầu hết đất đai ở các thành phố lớn, xây chung cư cho mướn thu lợi, hoặc xây nhà cao cấp giá quá cao dân nghèo, kể cả trung lưu cũng không mua nỗi, người dân chỉ ở mướn, dân cũng ỷ lại có thể dựa vào đó sống suốt đời được. Ngân hàng đầu tư cho các công ty nầy thái quá.
Trong làm ăn có khi được, khi rủi ro, trong khi ở Hoa Kỳ, nhứt là thành phố New York nơi nhiều tệ nạn, tai nạn có thể giáng xuống bất cứ lúc nào, nhiều người vì thế không trả tiền mướn nhà nỗi; bước đầu một số ít người thiếu không biến động lớn, khi số lượng nợ đông, họ phải siết nợ buộc trả nhà, người mất nhà tràn lan gây bất ổn cho xã hội, mà họ cũng không thu đủ tiền trả cho Ngân hàng được, Ngân hàng lâm vào cảnh bế tắt, ngân hàng biến động kéo theo sự biến động chung toàn bộ nền kinh tế.
– Kế đến là đầu tư mạnh vào ngành xe hơi như GENERAL MOTO (GM), FORT, CHRYSLER chỉ sản xuất hàng cao cấp, nó lại là xương sống của nền kinh tế, không chú trọng đầu tư vào các cơ sở sản xuất nhỏ, không chú trọng các ngành sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu; thời buổi kinh tế khó khăn, hàng cao cấp không tiêu thụ được, các tập đoàn lớn nầy khủng hoảng, kinh tế đất nước khủng hoảng theo không sao cứu vãn được.
Các công ty lớn thua lỗ không thanh toán được nợ ngân hàng. Ngành Ngân hàng có biến động kéo theo hàng loạt công ty xí nghiệp khác thua lỗ sa thảy công nhân gây ra thảm hoạ an sinh xã hội, phản ứng dây chuyền làm nền kinh tế xã hội rối loạn.
Lãnh đạo các nước đang cố gắng kềm chế đà suy thoái với nhiều biện pháp, trong đó có việc bơm tiền vào các ngân hàng và các cơ sở kinh tế then chốt trong nước, đấy chỉ là biện pháp tình thế không căn bản, giống như đem muối bỏ biển vậy, như ở Mỹ hiện họ bơm tiền vào các ngân hàng, vào 2 công ty xe hơi lớn là GM, FORT và tập đoàn bảo hiểm AIG:
– Với Ngân hàng việc đó trước mắt làm cho họ có tiền trang trải để các công ty tạm đứng lại, còn tương lai của Ngân hàng thì trước tình hình suy thoái người dân mất niềm tin và các cơ sở SX yếu kém thì họ lấy gì hoạt động hiệu quả?
– Đối với 2 tập đoàn xe hơi lớn: GENERAL MOTO (GM), CHRYSLER không bơm tiền vào thì phá sản là hiển nhiên, công nhân mất việc làm, nạn thất nghiệp tràn lan làm rối loạn đời sống xã hội; còn đầu tư vào đó tái cơ cấu lại cũng tiếp tục sản xuất xe để làm gì? Khi hàng làm ra trong tương lai khi chính trường biến động không tiêu thu được? Chắc chắn họ vẫn bế tắc. Ngoài ra bơm tiền vào các công ty là thuộc quyền sử dụng của họ, họ chi tiêu không tuân theo một điều chỉnh hay mục tiêu kế hoạch thống nhứt nào cả. Diễn biến của 171 tỷ USD của Mỹ ném vào các Ngân hàng và công ty then chốt, mà 165 triệu USD tập đoàn AIG thưởng cho Ban lãnh đạo là cú đấm đầu tiên, nó sẽ còn diễn ra những việc càng phức tạp hơn, khủng hoảng kinh tế của nước Mỹ trước mắt đang tạm đứng lại mà tương lai sẽ ngày càng lún sâu hơn, nhất là khi có chiến tranh xảy ra.
Hầu hết các nước dùng đồng dola làm nguồn dự trữ ngân sách Quốc gia mình, khi Mỹ suy thoái tất cả cùng suy thoái theo. Đó là viễn cảnh đang diễn ra trên toàn hành tinh.
Các nước kinh tế bao cấp chính quyền lãnh đạo trực tiếp kinh tế chắc chắn không có khủng hoảng kiểu như vậy, nhưng có thật sự tốt không?
Hệ quả định luật Hấp thu chuyển hóa năng lượng nói “âm dương không phải là mối quan hệ trực tiếp” (xem hệ quả 1 định luật); như trong con người tinh thần kết tinh ở não điều khiển mọi mặt của cơ thể qua trung gian hệ thần kinh, chớ không trực tiếp; mạch điện phải qua trung gian vật sử dụng điện chớ câu trực tiếp sẽ bình hòa hết điện ngay; cơ chế kinh tế bao cấp chính quyền nắm điều hành trực tiếp là sai quy luật nên càng suy thoái nhanh hơn.
Hành tinh hiện phát triển mạnh trên đường công nghiệp hiện đại với hai mô hình kinh tế như trên, đều có khiếm khuyết, vậy khắc phục thế nào đang là bài toán nan giải của mọi quốc gia.
Như phân tích trên: “cơ cấu kinh tế Tư bản là ưu việt nhất của nhân loại cho đến thời điểm hiện nay” tuy có nhược điểm, nhưng khi cải biến tạo được sự “quân bình trong chênh lệch, chênh lệch trong quân bình” như nói trên sẽ là hoàn hảo ở hạ tầng cơ sở; giữ sự tự chủ của các cơ sở kinh tế ấy là đúng, nhưng không thể buông lỏng nó hoàn toàn, tạo khủng hoảng như các nước Phương Tây hiện nay; mà chính quyền phải nắm và điều hành chặt chẽ, việc điều hành ấy không phải trực tiếp mà là gián tiếp qua một hệ thống chân rết trung gian (như hệ thần kinh của cơ thể người vậy) cùng với cách tổ chức hoàn chỉnh của một ngành chức năng; ấy là biện pháp duy nhứt đúng để chấm dứt khủng hoảng hiện nay, tạo nên sự thịnh vượng vĩnh cửu của nền kinh tế toàn cầu. Còn việc tổ chức thế nào thì cũng phải nằm trong tổng thể mọi mặt và phải đúng thời, nên xin hẹn lại vậy!
Janell Freier
Excellent article. I absolutely love this website. Keep writing!
Luke Jhonston
This is a topic that is near to my heart… Take care! Where are your contact details though?
Staci Tsing
Pretty! This has been a really wonderful article. Thanks for supplying these details.
Edison Kuzmanic
Excellent web site you have got here.. It’s difficult to find good quality writing like yours these days. I really appreciate people like you! Take care!!
Alexander Kronberg
You made some really good points there. I looked on the web for additional information about the issue and found most people will go along with your views on this site.