Nói về cơ cấu Kinh tế – Xã hội Triết học Karl Mark có khái niệm Hình Thái Kinh Tế Xã Hội (HTKTXH). Trong mỗi HTKTXH có một Phương Thức Sản Xuất (PTSX) chủ đạo trong lòng nó, chi phối nó, định hình nó. Trong đó PTSX là quan hệ giữa con người với tự nhiên, là một dạng kết cấu vận động đặc biệt của tự nhiên, lý thuyết nầy góp phần mở đường cho việc nghiên cứu về Kinh tế.
Kinh dịch nói: “vạn vật qua bốn giai đoạn: Thành, Thịnh, Suy, Hủy” (60D). Đó là sự phát triển luật tự nhiên của tất cả mọi thứ. chẳng hạn như một ngày: sáng, trưa, chiều, tối. Một năm: có mùa xuân, hạ, thu, đông.
Quan hệ xã hội: trong mỗi phương thức sản xuất là một trong bốn giai đoạn đó.
NGUYÊN THỦY là thời con người vừa mới sinh ra, đời sống an nhàn vô tư, tự tại, đó chỉ mới có một số hoạt động giản đơn theo bản năng để sinh tồn, duy trì nòi giống: Đói thì đi hái, lượm… hái, lượm được thì ăn; chưa có sản xuất, chưa thành xã hội, không phải là một giai đoạn trong sự tiến hóa. Chưa có sản xuất nên không thể gọi PTSX. Liên hệ vào Kinh dịch thì đó là thời kỳ còn ở ngôi thái cực.
THÀNH: PTSX THỊ TỘC BỘ LẠC:
Thời kỳ con người đã có bước phát triển khá cao, biết kết thành bầy đàn, dùng công cụ thô sơ, dựa vào nhau lao động sản xuất duy trì cuộc sống của cộng đồng người ngày càng đông, hình thành PTSX đầu tiên của xã hội loài người. Trong phương thức nầy tài nguyên còn nguyên của thiên nhiên, chưa khai phá thành Tư liệu sản xuất (TLSX), chưa có sự chiếm hữu.
THỊNH: PTSX NÔNG NÔ:
Cuối thời bộ lạc con người bắt đầu khai phá đất đai để trồng trọt (biến một bộ phận tài nguyên thành TLSX), từ đó cũng bắt đầu có sự chiếm hữu. Các bộ tộc cũng bắt đầu gây ra các cuộc chiến tranh giành giật, phân chia đất đai.
Kinh kịch nói “Dịch hữu Thái cực thị sinh lưỡng nghi” (sinh âm dương) (41D). Trong Vũ Trụ “Không có sự vật nào trong đời mà tự nó không phải là Thái cực”. “Dù là một phần phần tử nhỏ bé rời rạc đến bực nào cũng chứa đựng đầy đủ một toàn thể như cái đại đoàn thể của Vũ Trụ” (44D).
Quá trình phân hóa nầy các tộc trưởng nổi lên rõ vai trò người lãnh đạo (dương) các thành viên khác chịu sự lãnh đạo (âm), ổn định xong lãnh thổ họ đương nhiên là lãnh tụ, tách rời dần lao động; bước đầu chỉ có tù binh là nô lệ phục vụ cho tộc trưởng, về sau họ dùng quyền lực chiếm hữu tất cả đất đai, các thành viên trong bộ lạc đều lần hồi thành nô lệ. PTSX Thị Tộc Bộ Lạc biến thành PTSX Nông Nô một cách tự nhiên.
Thời kỳ nầy tài nguyên phân thành từng mãng lớn theo lãnh địa do chủ nô chiếm hữu. Công cụ sản xuất thô sơ; trình độ sản xuất phôi thai. Sản phẩm làm ra chủ nô quản lý phân phối lại nô lệ. Đây là thời kỳ mà tính thống nhất quản lý đồng bộ TLSX (đất đai) và sức lao động tập trung cao nhất trong lịch sử sản xuất vật chất của nhân loại.
SUY: PTSX PHONG KIẾN.
Trong PTSX Phong kiến tài nguyên phân chia ra từng mãng nhỏ, địa chủ cai quản, quy mô khai thác tài nguyên bị giảm sút đáng kể. Giữa con người và tài nguyên bắt đầu có gián cách trong quản lý sản xuất, chủ đất và tá điền tách rời: Địa chủ không trực tiếp lao động mà khoán trắng cho tá điền, họ chỉ quản lý đất đai chung chung và thu tô.
Lao động sản xuất cá thể, cống hiến, hưởng thụ của người lao động gắn liền (do chính sách khoán: tá điền chỉ nộp tô cho địa chủ, còn lại sản phẩm họ trọn quyền sử dụng).
HỦY: PTSX TƯ BẢN CÁ NHÂN (TBCN).
Sau cách mạng tư sản xóa bỏ chế độ phong kiến thì sự chiếm hữu ruộng đất của địa chủ từng bước bị phá bỏ. Tài nguyên phân chia tủn mủn, do nông dân mỗi gia đình làm chủ một mãnh đất sản xuất riêng lẻ.
– Công nghiệp phát triển, nền sản sản xuất chủ yếu của xã hội tách rời hoàn toàn với tài nguyên. Máy móc làm cầu nối.
– Tính chất sản xuất: Tập thể công nghiệp.
– TLSX và sản phẩm: Tư sản chiếm hữu, công nhân làm việc hưởng lương. Cống hiến hưởng thụ của người lao động có sự gián cách (xem hình).
– Trong PTSX TBCN tài nguyên bị phân chia tủn mủn đến tột cùng là từng gia đình chiếm hữu riêng lẻ.
– Nền sản xuất chủ yếu con người gián cách hoàn toàn với tài nguyên.
Nó là sự phân hóa đến tột cùng mối quan hệ nguyên khai giữa con người với thiên nhiên trong cuộc sống của mình. Máy móc là phương tiện duy nhất gắn con người với tài nguyên trong sản xuất, chỉ có thể phá bỏ sự chiếm hữu ấy khi con người không còn sản xuất nữa. Do đó PTSX TBCN là PTSX sau cùng, tiếp theo là sự hồi quy về nguyên thủy, tức tiến lên Đại đồng (xem sơ đồ kèm theo).
Xã hội loài người chỉ có 4 PTSX phù hợp với 4 giai đoạn của Kinh dịch, lịch sử cũng đã minh chứng không có PTSX thứ 5 bao cấp sai quy luật nên phải đổi mới chuyển trở lại Kinh tế Thị trường.
Ta đi sâu phân tích cơ cấu kinh tế từ Thị tộc bộ lạc đến TBCN:
a/- Sự chiếm hữu tư nhân tư liệu sản xuất:
Trong lịch sử tiến hóa lâu dài của mình con người đã trãi qua các phương thức sản xuất khác nhau với những hình thức chiếm hữu TLSX khác nhau.
Phương thức sản xuất Thị tộc – Bộ lạc:
+ Nguyên Thủy là thời kỳ con người vừa phôi thai hình thành; chỉ mới có một số hoạt động theo bản năng để sinh tồn như hái, lượm trái cây, đào củ… Chưa có sản xuất, chưa hình thành xã hội.
+ Thị Tộc Bộ Lạc là lúc con người đã phát triển một bước khá cao: Biết kết thành bầy đàn sử dụng công cụ thô sơ tổ chức lao động sản xuất để bảo tồn, phát triển cuộc sống của mình. Và đặc biệt vấn đề quan trọng về chất là nó đã hình thành phương thức sản xuất đầu tiên của xã hội loài người.
Thị Tộc Bộ Lạc là giai đoạn đầu tiên của sự sản xuất của con người; trình độ sản xuất còn giản đơn, yếu kém; đối tượng sản xuất là rừng chưa khai phá, chưa có sự chiếm hữu, còn công cụ sản xuất là cung, tên, ná, nỏ… Sau sản xuất “chung” mọi người tự giữ lấy để đề phòng thú dữ (tức đã manh nha có sự chiếm hữu cá nhân công cụ sản xuất).
Giai đoạn cuối thời Thị tộc bộ lạc con người có khai phá đất đai để trồng trọt, bấy giờ tộc trưởng cũng bắt đầu chiếm hữu, xa rời dần với lao động, các thành viên dần dần mất quyền hạn, trở thành người làm công cho tộc trưởng. Đó là cái mầm ra đời của PTSX Nông nô trong lòng PTSX Thị tộc bộ lạc, chớ đó không phải là nội dung bên trong của PTSX Thị tộc.
Ta có thể tóm tắt công thức về chiếm hữu TLSX thời thị tộc bộ lạc như sau:
TÀI NGUYÊN |
+ |
CÔNG CỤ |
Chưa khai phá, chưa có chiếm hữu |
Cá nhân chiếm hữu |
Như vậy trong PTSX đầu tiên nầy con người đã bắt đầu có sự chiếm hữu tư nhân CCSX, chớ chưa có sự chiếm hữu TLSX.
+ Các phương thức Nông nô, Phong kiến, TBCN: Cá nhân chiếm hữu TLSX với những quy mô và hình thức khác nhau:
Các phương thức càng về sau quy mô chiếm hữu càng mỏng hơn. Diện chiếm hữu càng mỏng thì sản xuất càng phát triển. Bởi một mặt do trình độ dân trí ngày càng cao, mặt khác diện chiếm hữu mỏng cũng tức là có nhiều người chiếm hữu, tiếp cận với TLSX.
Qua đó ta rút ra kết luận: Nếu lịch sử tiến hóa của nhân loại là lịch sử phát triển của các phương thức sản xuất, thì khởi đầu của các phương thức sản xuất ấy chính là khởi đầu từ sự chiếm hữu tư nhân đối với TLSX. Trong lịch sử xã hội không có phương thức sản xuất nào là công hữu tư liệu sản xuất cả.
Con đường chân chính để xây dựng xã hội phồn vinh, tốt đẹp là phải hữu sản hóa xã hội, biến chủ nghĩa tư bản cá nhân thành chủ nghĩa tư bản tập thể, làm cho mỗi người dân đều thành hữu sản thì dân mới giàu, nước mới mạnh, một việc làm tuy khó khăn, nhưng phù hợp với vòng sinh hóa của vũ trụ, ta hoàn toàn có khả năng.
b/- Tính chất xã hội của nền sản xuất.
Kinh rế tư bản là nền sản xuất hàng hóa nên nó mang tính xã hội sâu sắc, thể hiện: Do sản xuất bằng máy móc, sự liên hoàn của dây chuyền sản xuất làm người công nhân gắn bó nhau, mỗi công nhân như một tế bào của quần thể. Ý thức xã hội ấy sẽ càng cao hơn trong bước phát triển mới văn minh của nền công nghiệp dưới chế độ mới.
Vấn đề căn bản cần làm rõ là sản phẩm xã hội. Nó mang hai đặc điểm:
– Một bên là cá nhân chiếm hữu.
– Một bên là tính xã hội của nó trong mục đích sản xuất kinh doanh.
Hai mặt có gì vướng mắc chồng chéo nhau không. Đây là cái gút quan trọng về lý luận.
-Trong sản xuất, sản phẩm làm ra bao giờ cũng gắn liền với sự chiếm hữu của một đối tượng (sở hữu chủ TLSX chiếm hữu). Các PTSX trong lịch sử nó đều do cá nhân chiếm hữu.
-Tự thân sản phẩm trong sản xuất không mang tính xã hội. Nó trở thành hàng hóa để mang vào mình nó tính xã hội là do sở hữu chủ của nó tạo ra. Họ đem sản phẩm ấy ra thị trường đổi lấy những thứ cần thiết khác.
Do vậy cá nhân chiếm hữu sản phẩm xã hội là phù hợp quy luật tự nhiên. Nghĩa là cá nhân chiếm hữu TLSX trong nền sản xuất mang tính xã hội là thuận lý, chớ không phải một bên mang tính xã hội, một bên cá nhân chiếm hữu là nghịch lý.
a/- Giải phóng giai cấp công nhân:
Để kiểm định lý luận giải phóng giai cấp, ta xem xét cách quản lý kinh tế của phương thức SX TBCN:
– Lãnh đạo: Tư sản chiếm hữu TLSX.
– Công nhân: Làm thuê hưởng lương.
– Sản phẩm: Tư sản quản lý, kinh doanh thu giá trị thặng dư.
– Chính quyền: Thu một phần giá trị thặng dư qua thu thuế của cơ sở.
Cần có nhận thức mới đúng đắn rằng: Giải phóng giai cấp không phải là chuyển từ hình thức làm thuê nầy sang hình thức làm thuê khác; mà phải làm cho người lao động có quyền, có lợi thật sự trong cơ sở sản xuất; được ăn chia lợi nhuận do công lao động của họ làm ra là yếu tố căn bản không thể thiếu của quyền lợi ấy. Cơ cấu kinh tế Tư bản tập thể có chức năng đó (xem tiếp phần sau).
Sở hữu xã hội là quyền sở hữu thật sự của cộng đồng nói chung và của từng con người cụ thể nói riêng đối với tư liệu sản xuất và sản phẩm do các cơ sơ ấy tạo ra. Về kinh tế hình thức nầy chỉ có ở xã hội Đại đồng. Xác lập nó không đúng thời cơ là thái quá. Kinh dịch nói: “Chưa đến lúc mà làm là thái quá. Cái thái quá là cái sẽ biến cái mà ta muốn thành ra cái ngược lại với cái điều mà ta muốn”(168 D). Như ý muốn làm bá chủ thế giới thái quá của Hit-ler dẫn đến thất bại nhục nhã của Đức Quốc Xã và cái chết bất đắc kỳ tử của hắn.
B/- QUÁ ĐỘ LÊN ĐẠI ĐỒNG.
Kinh dịch nói “Khởi điểm của lịch trình biến hóa là thái cực”(4ID) “Đồng quy là trở về với nguồn gốc là Thái chực”(121D).
Vạn vật từ thái cực mà ra, vận động phát triển qua một chu trình khép kín và cuối cùng là hồi quy về điểm khởi; như nước từ đại dương bốc hơi tỏa đi thành mưa rơi khắp hành tinh, rồi lại theo sông suối mà trở về đại dương là nguồn của nó. Đó là quy luật tự nhiên bất di bất dịch của Vũ Trụ.
Xã hội loài người từ Nguyên thủy đi ra, phát triển qua các hình thái kinh tế xã hội khác nhau, và cuối cùng hồi quy là phải hồi quy về với Nguyên thủy với trình độ cao hơn tức Đại đồng.
Đồng quy nguyên thủy thái cực tuyệt đối hưng vĩnh cửu
Hồi kết bộ lạc vô căn vô định bại vô đoan.
II.- Ưu nhược điểm của cơ cấu kinh tế Tư bản:
PTSX TBCN là một trong bốn giai đoạn, và là PTSX vật chất sau cùng trong lịch trình tiến hóa của nhân loại.
Sự ra đời của PTSX TBCN là bước phát triển nhảy vọt về chất của công cuộc cải tạo thiên nhiên kiến tạo cuộc sống của con người. Nền sản xuất hàng hóa cũng như trình độ kỹ thuật ngày càng cao, tạo ra sản phẩm xã hội ngày càng phong phú, dồi dào, thỏa mãn nhu cầu cuộc sống vật chất cho con người.
Nhưng những cạnh tranh làm phá sản nhau giữa người và người; những cuộc khủng hoảng, suy thoái cục bộ, toàn phần… cũng không ngừng xảy ra.
Vì sao có sự phát triển nhảy vọt, nhưng lại cũng có thăng trầm ấy ?
Dùng Kinh dịch soi rọi ta dễ dàng hiểu rõ như sau:
A/- Những mặt tích cực, thuận lý.
Kinh dịch nói: “Tất cả mọi cuộc biến hóa lớn nhỏ gì trên đời đều do từ hai lẽ âm dương mà ra”(43 D).
Trong cơ cấu kinh tế tư bản có cả tư sản (dương), công nhân (âm), so với hình thái công hữu TLSX nó phù hợp quy luật hơn nên đứng vững, phát triển.
Thành quả trong lao động, sản phẩm xã hội không phải chỉ do riêng người công nhân làm ra (như Các-Mác nói), mà nó là kết quả sự phối hợp hài hòa giữa sự vận động trí não (dương) của nhà tư sản trong nghiên cứu tổ chức, quản lý, điều hành; cùng hoạt động vật chất: sức lao động cơ bắp (âm) của công nhân (ví như thành tích của một đơn vị lực lượng vũ trang là kết quả tổng hợp vai trò điều khiển của người chỉ huy và hành động trực tiếp cầm súng chiến đấu của người quân nhân).
a) – Ưu điểm của cơ cấu kinh tế TBCN:
Ưu điểm của PTSX TBCN là kết hợp được hai yếu tố vừa nêu trên, thể hiện qua mấy đặc điểm sau:
1)- Có sự giao hòa âm dương (giữa công nhân – tư sản) trong sản xuất.
Trong lịch sử tiến hóa của nhân loại các PTSX sau thay thế PTSX trước đều diễn ra bởi những cuộc cải biến kinh tế – xã hội do một giai cấp đại diện cho lực lượng sản xuất mới tiến bộ (dương) lãnh đạo, quần chúng nhân dân (âm) thực hiện. Hoàn thành công cuộc cách mạng PTSX mới được thiết lập trtên cơ sở hai giai cấp mới. Sự ra đời và phát triển của PTSX TBCN cũng nằm trong bối cảnh ấy. Nhưng so với các PTSX trước thì PTSX TBCN có ưu điểm căn bản hơn:
– Các PTSX trước: Sau cuộc cải cách xác lập chế độ mới, PTSX mới thì giai cấp lãnh đạo (dương) lu mờ dần vai trò trong kinh tế, nhất là PTSX Phong kiến: Họ chỉ lo củng cố địa vị xã hội, địa chủ khoán trắng đất đai cho tá điền tự lo liệu việc sản xuất, họ chỉ quản lý chung chung, cuối vụ thu tô là xong; người tá điền quanh năm suốt tháng quanh quẫn bên con trâu, cái cày trên đồng ruộng, không có một ánh sáng khoa học kỹ thuật hay sáng kiến, điều khiển, chỉ dẫn nào từ phía chủ điền cả. Nghĩa là các PTSX trước đây tuy cũng có đủ âm dương quán xuyến, bảo vệ nhau, nhưng giữa hai mặt không có sự gắn bó mật thiết trong sản xuất.
– Còn trong PTSX TBCN: Sau Cách mạng tư sản là cuộc cải cách sâu sắc, toàn diện về kinh tế: Nền sản xuất công nghiệp được thiết lập và ngày càng củng cố. Giai cấp tư sản từ địa vị là người lãnh đạo cải cách xã hội, họ tiếp tục đóng vai trò quan trọng thiết yếu trong quản lý, lãnh đạo kinh tế.
Kinh dịch nói: “Có cả âm dương mới có biến hóa”, “Âm dương có giao cảm nhau thì vạn vật mới hóa sinh, vạn vật sinh rồi lại sinh nữa, cuộc biến hóa mới trở thành vô tận”(111 D).
PTSX TBCN là phương thức sản xuất đầu tiên có sự giao hòa âm dương trong các cơ sở sản xuất kinh doanh: Ở các công ty, hãng xưởng Chủ tư bản dương về vốn, là người chủ TLSX “Chủ xướng, điều khiển”, trực tiếp chỉ đạo, điều hành sản xuất kinh doanh; còn Công nhân âm về vốn phụ thuộc và là người trực tiếp làm ra sản phẩm, hai lực lượng tương phản gắn liền trực tiếp nhau trong cơ sở sản xuất, điều kiện cho sự vận động phát triển, đây là ưu điểm căn bản hơn hẵn các phương thức sản xuất trước đây, tạo ra điều kiện cho sự phát triển vượt bậc trong sản xuất kinh doanh, người công nhân lao động sản xuất trong điều kiện có sự chỉ đạo trực tiếp của giới chủ, mọi khó khăn vướng mắc đều được xử lý, giải quyết nhanh chóng, kịp thời. Bài học kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, những phát minh, sáng kiến cải tiến kỹ thuật nâng cao năng xuất, chất lượng, hiệu quả của các cơ sở nẩy sinh phần lớn trong cách quản lý kinh tế âm dương giao hòa ấy. Thành quả hoạt động sản xuất, sản phẩm xã hội là kết quả sự phối hợp hài hòa giữa sự vận động trí não (dương) của nhà tư sản trong nghiên cứu tổ chức, quản lý, điều hành và sức lực lao động của người công nhân. Khí sắc ấy được tóm tắt bằng công thức:
TRÍ TUỆ TƯ SẢN (Dương) + SỨC LỰC CÔNG NHÂN (Âm)
2)- Kết hợp hài hòa giữa nghiên cứu phát minh và tổ chức thực hiện.
Trong lịch sử tiến hóa của nhân loại nếu như những nghiên cứu phát minh là động lực tinh thần (dương) thì việc tổ chức thực hiện phát huy tác dụng của những sáng kiến ấy là nền tảng vật chất (âm) cho sự thành hình của mọi việc. Từ những nghiên cứu phát minh mà con người ngày càng có hiểu biết quy luật của giới tự nhiên để cải tạo nó, phục vụ lợi ích của mình, từ đó con người đã chế tạo ra những máy móc, phương tiện ngày càng tinh vi, hiện đại phục vụ cho mọi mặt đời sống.
Ở mỗi giai đoạn đều có những phát minh có giá trị, nhưng ở các chế độ khác do không có đủ kinh phí, hay vì sự ích kỷ giữ làm gia sản riêng của Vua chúa… mà nó thường bị mai một. Ví dụ việc nghiên cứu xây dựng kim tự tháp cách nay đã mấy ngàn năm, nhưng nền văn minh ấy bị chôn vùi trong dĩ vãng. Chỉ từ khi PTSX TBCN ra đời đến nay các phát minh sáng kiến mới được phát huy đúng mức.
Từ phát minh đến thực hiện có một khoản cách nhất định, dưới chế độ kinh tế tư bản khoảng cách ấy được thu ngắn rõ rệt. Các nhà kinh doanh luôn nhạy bén nắm bắt, khai thác các đề tài phát minh có giá trị đưa vào sản xuất kinh doanh làm cho nó trở nên hiện thực sinh động phục vụ con người.
3)- Giao lưu hợp tác giữa các quốc gia:
Cùng với nhịp phát triển nhanh chóng về máy móc, phương tiện kỹ thuật trong kinh tế là sự bùng nổ của kỹ thuật thông tin hiện đại, những phát minh sáng kiến của con người đã nhanh chóng lan rộng khắp nơi, hiện nay mọi phát minh, tiến bộ khoa học kỹ thuật đều thật sự trở thành tài sản chung của nhân loại.
Sự phát triển thông tin cùng với nhịp đầu tư xuất khẩu tư bản đã làm cho nền văn minh nhân loại nhanh chóng lan tỏa khắp hành tinh. Bên cạnh sự bành trướng tư bản vì lợi nhuận là những hợp tác đầu tư, hoạt động từ thiện như cứu trợ, viện trợ không hoàn lại… đã có tác dụng nhất định giúp các quốc gia yếu kém vượt qua khó khăn phát triển tiếp cận với nền văn minh nhân loại.
Những diễn biến nói trên là tiền đề quan trọng cho bước phát triển nhảy vọt của nhân loại vào thời kỳ hoàng kim của thế kỷ 21
B/- Nhược điểm của phương thức sản xuất TBCN .
1)- Là chủ nghĩa tư bản cá nhân, tạo sự gián cách giai cấp:
PTSX TBCN có cả âm dương là phù hợp quy luật, nhưng là chủ nghĩa tư bản cá nhân, có sự gián cách lớn về giai cấp.
Trong các cơ sở sản xuất chủ tư bản nắm TLSX và vốn (dương về vốn), việc đầu tư sản xuất kinh doanh do một mình chủ quyết định mọi mặt; công nhân tay trắng (âm về vốn) phụ thuộc hoàn toàn, làm thuê hưởng lương, chỉ biết làm việc theo quy định, không có lợi ích và quyền hạn nào khác trong cơ sở, sự chênh lệch ấy tạo ra cách biệt lớn về quyền lợi hưởng thụ cũng như địa vị xã hội, những tiêu cực, thụ động của người lao động nảy sinh từ trong lòng cơ cấu ấy.
Do vậy để duy trì nhịp độ sản xuất, các nhà tư sản phải đề ra kỷ luật lao động gắt gao, thường phải tranh thủ hậu thuẫn của chính quyền và liên kết đảng phái. Cách biệt giai cấp cùng với sự cạnh tranh đảng phái làm cho xã hội luôn có phân hóa, xáo trộn, tính thống nhất vốn có của xã hội bị xâm phá.
2) – Là chủ nghĩa tư bản độc quyền vì lợi nhuận thái quá:
Tính chất tư bản cá nhân làm cho địa vị cá nhân bị tuyệt đối hóa, việc độc lập quyết định vì quyền lợi cá nhân không có định hướng tổng thể toàn quốc, dẫn đến sự cạnh tranh chèn ép, bóp chết nhau; điển hình là vào thời kỳ phát triển phức tạp giữa thế kỷ 19 các nhà tư bản lớn cấu kết với chính quyền một mặt lủng đoạn nền kinh tế trong nước, mặt khác tiến hành chiến tranh xâm lược nô dịch các dân tộc. Các cuộc chiến tranh xâm lược bên cạnh chiêu bài khai hóa văn minh là tham vọng chiếm thị trường để bành trướng tư bản vì lợi nhuận siêu quốc gia, gây ra bao hy sinh oan uổng đối với sinh mạng nhân dân trong nước và đau khổ cho các dân tộc nhỏ bé… đỉnh cao là sự cạnh tranh tư bản thái quá dẫn đến thế chiến thứ hai với tội ác lớn của Hit-le và Tru-man, gây tang tốc cho cả nhân loại.
3) – Thiếu tính kế hoạch và sự đầu tư kinh tế của chính quyền:
Nền kinh tế Tư bản nói chung phát triển trên cơ sở tính năng động của các cơ sở kinh tế tư nhân; vai trò của chính quyền không rõ rệt. Mọi vốn liếng, kế hoạch sản xuất kinh doanh của các cơ sở đều do các nhà tư bản tự định liệu, chính quyền không có sự hỗ trợ, đầu tư. Vì vậy sự phát triển của các quốc gia không đồng bộ, nhịp độ phát triển không đều, thường xảy ra khủng hoảng; điều đáng nói là khi khủng hoảng thừa xảy ra họ đổ bỏ chớ không hạ giá hay làm từ thiện cứu giúp người thiếu thốn đang cần, đạo lý bị xem thường. Trong khủng hoảng thì họ sa thảy công nhân gây ra nạn thất nghiệp, kinh tế các quốc gia đang khó khăn càng khó khăn lớn hơn. Nhược điểm nầy đang là một khó khăn lớn cho việc quy hoạch tổng thể để đưa nhân loại tiến lên Đại đồng. Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính hiện nay là một điển hình.
C/- Quá trình vận động của phương thức sản xuất TBCN.
Để tìm ra cơ cấu mới phù hợp quy luật, ta lại phải nghiên cứu sâu thêm một bước về quá trình hình thành và phát triển của hai cơ cấu kinh tế tồn tại trong xã hội.
“Vạn vật qua bốn giai đoạn Thành, Thịnh, Suy, Hủy”, PTSX TBCN ra đời một cách tự phát và phát triển cũng hoàn toàn tự nhiên trong sự vận động của xã hội, nó vừa là 1 trong 4 giai đoạn phát triển ấy của nền sản xuất vật chất kiến tạo cuộc sống của nhân loại, mặt khác tự bản thân nó cũng là một sự vật, nó cũng vận động theo bốn giai đoạn ấy:
Chiếc máy hơi nước ra đời là cái mầm sinh của PTSX TBCN. Nhưng để đến với hiện thực của cuộc sản xuất nó phải trãi qua sự nghiên cứu thử nghiệm của con người. Đó là thời kỳ còn ở ngôi thái cực.
THÀNH: Từ lúc cơ sở sản xuất công nghiệp đầu tiên ra đời đến cách mạng tư sản xóa bỏ chế độ phong kiến, thành lập chế độ TBCN với PTSX TBCN trong lòng nó.
Đây là thời kỳ đánh dấu bước phát triển mới về chất trên đường kiến tạo cuộc sống của nhân loại.
THỊNH: Từ Cách mạng tư sản đến giữa thế kỷ 20:
Sau cách mạng tư sản thành lập PTSX mới nền sản xuất công nghiệp hình thành và phát triển mạnh. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại máy móc máy móc thay cho sức người trong lao động sản xuất, là thời kỳ tạo ra của cải dồi dào đáp ứng nhu cầu vật chất đa dạng phong phú của con người. Khí thế của PTSX mới ngày càng lan rộng, thu hút mạnh mẽ lực lượng lao động. Sức mạnh của PTSX mới làm cho nền chính rị của chủ nghĩa tư bản vươn lên vị trí thống soái trên hành tinh.
Nhưng do tính chất tư bản cá nhân với tham vọng lợi nhuận thái quá, Chủ nghĩa tư bản biến thành chủ nghĩa thực dân đế quốc. Hoàn thành việc phân chia thị trường kinh tế thế giới PTSX TBCN biến thanh phương thức Tư bản quốc tế với công thức:
CHỦ TƯ BẢN |
+ |
CÔNG NHÂN |
Tập đoàn tư bản chánh quốc |
Nhân dân lao động nước thuộc địa |
Trong tình hình quốc tế như vậy, chính dân tộc Việt đã làm lực lượng tiên phong chọc thủng hệ thống thuộc địa, phá vỡ phương thức kinh tế tư bản quốc tế, kết thúc giai đoạn THỊNH, mở đầu giai đoạn SUY của PTSX TBCN (sau nươc Việt thắng Pháp phong trào giải phóng dân tộc phát triển, hệ thống thuộc địa tan rã từ đó, và sau thắng Mỹ là tan rã hoàn toàn).
SUY: Giữa thế kỷ 20 đến đầu thế kỷ 21:
Sau hai cuộc chiến tranh ở nước Việt hệ thống thuộc địa tan rã, PTSX TB Quốc tế bị phá vỡ, PTSX TBCN bị thụt lùi một bước đáng kể (trở lại hoạt động trong từng quốc gia như xưa).
Gần đây các nhà tư bản khuyến khích công nhân góp vốn cổ phần vào các hãng cưởng, công ty, hình thức nầy phù hợp với quy luật tiến hóa, nét nổi bật của nó là làm cho vị thế chiếm hữu tư nhân thu hẹp dần tạo tiền đề cho cuộc quân bình giai cấp với hình thức Tư bản tập thể, kết thuc giai đoạn suy, chuyển sang giai đoạn hủy, đưa nhân loại tiến lên Đại đồng.
HỦY: Đầu thế kỷ 21 trở đi:
Giai đoạn Hủy của PTSX TBCN xảy ra từ khi cơ cấu kinh tế mới: Tư Bản Tập Thể thay thế cơ cấu Kinh trếTư Bản Cá Nhân.
Trong lịch sử các phương thức trước thay nhau bằng sự phủ định bởi lực lượng sản xuất mới ra đời trong lòng PTSX cũ, đối lập, phủ định lực lượng sản xuất cũ và PTSX cũ bởi cách mạng xã hội. Còn Tư Bản Cá Nhân vàTư Bản Tập Thể không phải là hai giai đoạn riêng biệt của lịch sử, mà nó chỉ là giai đoạn của giai đoạn, không có lực lượng sản xuất mới nào trong lòng nhau nên không có sự phủ định. Mà là một sự chuyển biến êm đẹp trên cơ sở tự giác hoàn toàn; “Sự biến chuyển không nghịch thù, tương tàn tương sát nhau, mà biến dịch trong sự hòa lạc, tức là lấy sự hòa lạc làm căn bản”(167 D).
Với sản xuất thì hoạt động cụ thể của con người tác động vào vật chất để tạo ra sản phẩm là nội dung (dương), còn phương thức sản xuất là mối quan hệ giữa con người với nhau và với thiên nhiên là hình thức (âm). Trong đó hình thức thuộc hạ tầng vật chất vận động qua bốn giai đoạn như trên, còn nội dung (dương) luôn phát triển theo đà tiến hóa của nhân loại chớ không phụ thuộc hoàn toàn vào hình thức của sản xuất. So với con người thì cơ thể (âm) vận động qua bốn giai đoạn, còn tri thức (dương) có tính độc lập tương đối như:
Bào Thai: Còn trong bụng mẹ chưa thành là người, đó là thời còn ở ngôi thái cực.
Thành: Từ sinh ra đến 18 tuổi: Là thời kỳ hình thành và phát triển cả thể chất lẫn tinh thần. 18 tuổi là thành niên có quyền công dân, cũng vừa hết cấp học phổ thông, tri thức được khai mở căn bản (do vậy chương trình học 12 năm đúng hơn hệ 10 năm).
Thịnh: Từ 18 đến khoảng 45 tuổi: Thời kỳ thịnh nhất về thể chất, cả sức khỏe lẫn khả năng hoạt động mọi mặt cao nhất (thời tạo lập sự nghiệp của con người).
Suy: Từ 45 đến 6o tuổi: Sức lực giảm dần.
Hủy: Từ 60 tuổi trở đi: Sức khỏe ngày càng suy giảm cho đến khi lìa đời.
(Hai giai đoạn Suy, Hủy thay đổi cao lên dần cùng sự phát triển của SX).
Thể xác (âm) vận động theo chu trình ấy, còn tinh thần (dương) thì luôn phát triển đi lên, nhất là từ 45 đến 60 tuổi là thời kỳ tri thức càng phát triển toàn diện đi vào chiều sâu vững chắc nhất. Chỉ đến khi người chết thì cả hai cùng tiêu vong.
Với PTSX cũng vậy: Trong bốn giai đoạn thì các giai đoạn càng về sau trình độ sản xuất càng cao hơn, nhất là giai đoạn Hủy chính là đỉnh cao nhất cả về khả năng tổ chức sản xuất vật chất lẫn điều kiện để chuyển hóa về tinh thần, đưa nhân loại tiến lên Đại đồng (xóa bỏ cả việc chiếm hữu lẫn việc sản xuất, con người hưởng của cải dồi dào do thành quả kỹ thuật tự động tạo ra như sẵn trong có tự nhiên vậy).