Môi trường sống đang bị xáo trộn nghiêm trọng đe dọa sự sinh tồn của nhân loại. Lãnh đạo các quốc gia nhiều lần họp bàn biện pháp cứu giải đều không đem lại kết quả. Bởi các nhà khoa học đã sai lầm trong đánh giá tình hình. Nói trái đất nóng lên là nhận thức phiến diện, thiếu chiều sâu, thực tế khí hậu hành tinh diễn biến 2 chiều trái ngược nhau:
– Khí quyển nóng lên, mọi người đều biết.
– Bên trong trái đất lạnh đi, bằng chứng là mùa đông những năm gần đây lạnh hơn nhiều so trước kia.
– Suy thoái môi trường (STMT) hiện tại không phải chỉ do biến đổi khí hậu (BĐKH) mà còn có nguyên nhân sâu xa hơn là sự xáo trộn lòng đất (XTLĐ), và một phần do ô nhiễm môi trường (ONMT).
STMT = BĐKH + XTLĐ + ONMT
(ONMT khoa học đã nói nhiều), còn lại cặp BĐKH và XTLĐ thì XTLĐ là yếu tố bên trong là gốc; giống như cơ thể người 5 bộ nội tạng mang tính quyết định với cuộc sống con người hơn so 5 bộ ngoại quan.
Trong cái ngọn BĐKH cũng có 2 mặt: là tiêu thụ oxy và thải ra khí cacbonic. Việc tạo ra khí thải cacbonic có 3 mắc xích là:
Khai thác dầu – Đốt oxy – Thải khí cacbonic
(Khai thác dầu là yếu tố bên trong sẽ nói riêng).
Còn lại giữa oxy và cacbonic thì oxy là gốc nuôi sống vạn vật, khí thải cacbonic là ngọn của ngọn. Lấy khí thải làm đề tài chính là lấy cái ngọn của ngọn để nghiên cứu là sai lầm. Đó là nguyên nhân thất bại của các hội nghị môi trường của LHQ, nhứt là hội nghị Copenhagen và Mexico.
Quy luật vũ trụ thâm thúy, không phải mọi hiện tượng đều kiểm chứng được bằng tai nghe mắt thấy, nhưng không vì thế mà suy diễn tùy ý. Mỗi luận thuyết đưa ra phải có chứng lý vững chắc. Khoa học đưa ra khái niệm “hiệu ứng nhà kính” hay “thủng tầng ozon” là sự suy diễn không logic, thiếu chứng lý (xin xem thêm bài Biến đổi khí hậu cùng website nầy).
Theo định luật bảo tồn năng lượng: Vật chất trong vũ trụ không tự sinh ra không mất đi… Oxy cũng là vật chất, nó không phải vô hạn. Hành tinh hiện 9 tỷ người (số lượng mới hiện nay), chăn nuôi số lượng lớn cùng hít thở oxy; máy móc công nghiệp, giao thông…cũng thi nhau tiêu thụ, trong khi đó lại đốn cây phá rừng ngăn chận việc thu cacbonic vào lòng đất sinh hóa tái tạo cung cấp lại, làm bầu khí quyển thiếu oxy nghiêm trọng.
Trong vũ trụ nhiệt Mặt Trời dương nóng, oxy của đất âm lạnh; lượng oxy trong khí quyển giảm làm mất cân bằng âm dương nhiệt khí, khí quyển nóng lên là do đó, chớ không có “hiệu ứng nhà kính” nào cả (xin xem bài Biến đổi khí hậu). Nói biến đổi khí hậu gây ra mọi thiên tai là không đúng. Biến đổi khí hậu chỉ làm tan băng; làm mỏng hỗn hợp khí cho sự sống, làm con người yếu. Nhiệt độ khí quyển tăng cao nếu chúng phân bố đều mọi nơi thì không có gì xảy ra, khi nó sự chênh lệch mới gây hiểm họa, và mọi chênh lệch đều từ lòng đất.
Trong lòng đất nham thạch lưu dẫn nhiệt khí nuôi sống cây cỏ, cũng là nuôi sống con người và vạn vật. Dầu khí cùng vận hành theo bao bọc kềm chế sự tỏa nhiệt, giữ sự bình ổn nhiệt khí lòng đất. Con người khai thác dầu thái quá lượng dầu cạn kiệt, không bao bọc được tất cả.
– Những nơi thiếu dầu kềm chế nham thạch tác động trực tiếp ra vỏ Trái đất sinh suối nước nóng, một số theo các vết nứt phun lên thành núi lửa, núi lửa đại dương tạo “El nino” tiếp sau là “El nina” thời tiết chênh lệch khắc nghiệt nhiều khu vực rộng lớn.
– Những nơi ấy thời tiết nóng, nhiệt độ tăng khống chế cả khu vực rộng lớn, đẩy khí lạnh lên tận tầng cao, không thể giao hòa cùng hơi nước tạo mưa, gây ra hạn hán, cháy rừng, sa mạc hóa.
– Các nơi khác thì: Như cơ thể người, những gì thừa đều thải ra. Lượng nước thừa chuyển đến nơi khác gây mưa to và nhiều gây ngập úng.
– Lượng dầu khô cạn còn tạo những khoảng trống mênh mông khô nẻ, các vết nứt liên kết thành những mãng lớn sạt lỡ va chạm vào thành đất sinh ra động đất.
– Song song đó đốn cây phá rừng cây không còn đủ thu khí thải về lòng đất sinh hóa cung cấp vừa làm mặt đất thiếu oxy vừa làm nhiệt nội thân giảm, lòng đất ngày càng lạnh đi.
– Mặt khác núi lửa, núi lửa đại dương làm bầu nham thạch vỡ không còn đủ trang trải khắp nơi, những nơi thiếu nham thạch lưu dẫn mặt đất sẽ lạnh, nhiều nơi giữa mùa hè mà nước kết băng… môi trường sống trên trái đất bị thu hẹp.
– Trên mặt đất con người tiêu thụ oxy thái quá, trong khi lòng biển ổn định, ngoài ra còn đánh bắt cá thái quá, việc tiêu thụ oxy giảm, tạo sự chênh lệch khí giữa lòng biển và mặt đất. So con người nếu có chênh lệch cơ thể tự điều tiết, còn lòng đất cũng là cơ thể sống, trước sự chênh lệch môi trường sinh thái trái đất cũng có sự điều chỉnh: Lòng biển phun khí lên bù cho khí quyển.
Gió lòng đại duơng bình thường thổi góc độ 20-25 độ, khi bù cho khí quyển nó phun mạnh với góc độ 40-45 độ lên mặt nước. Vật vận động nhanh áp suất thấp, nhiệt độ thấp; gió từ lòng biển thổi mạnh lên tạo thành vùng khí áp thấp. Áp thấp thường kết hợp gió mùa tạo vùng xoáy mạnh, phản ứng dây chuyền làm chúng mạnh lên thành bão.
Nguyên nhân sự khắc nghiệt môi trường hiện nay là do mất cân bằng âm dương nhiệt khí khí quyển và xáo trộn lòng đất. Chỉ cắt giảm khí thải không thể cải tạo được bầu khí quyển, nhứt là cắt giảm không có chương trình tạo năng lượng thay thế đúng mức làm ảnh hưởng kinh tế, càng gây hại cho nhân loại. Phải lập lại quân bình khí quyển và bình ổn sinh hóa trong lòng đất với nhiều biện pháp tổng hợp thiết thực, chương trình phải đồng bộ trong từng quốc gia lẫn chung toàn cầu.
Nhưng toàn cầu hiện chưa có tổ chức thật sự đúng nghĩa là cơ quan lãnh đạo toàn diện để thực hiện việc ấy.