LÝ THUYẾT CĂN BẢN CỦA KINH DỊCH VỀ ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH
-:-:-:-:-:-
I.- THUYẾT ÂM DƯƠNG:
Kinh dịch nói: “Dịch hữu Thái cực thị sinh lưỡng nghi. Lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh Bát quái”. Kinh dịch cũng nói: “Không có sự vật* nào trong đời mà tự nó không phải là một Thái cực”.
Giải ý:
+ Mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên đều là một thái cực sinh lưỡng nghi là:
- Âm phần thể xác mà ta cảm nhận được, yếu tố đứng im định nên hình thể sự vật; Âm thụ động, phụ thuộc, không tự thân vận động được. Ví dụ: xác chết của con người hay vạn vật… . Nhưng Âm là yếu tố sau cùng nuôi dưỡng kết thành thể trạng của vạn vật.
- Dương phần tinh thần vô hình ta không cảm nhận được, nhưng có vai trò chủ xướng, điều khiển tạo nên sự vận động, sinh hóa, phát triển của vạn sự vạn vật.
+ Âm và Dương cũng là những thái cực sinh lưỡng nghi khác, tức sinh ra tứ tượng là:
- Dương nghi sinh Thái Dương , Thiếu Âm (Thiếu Âm sinh ra từ trong lòng lão Dương)*.
- Âm nghi sinh Thái Âm , Thiếu Dương (Thiếu Dương sinh ra từ trong lòng lão Âm).
+ Tứ tượng sinh bát quái là:
- Thái dương sinh Dương Càn , Âm Đoài .
- Thái Âm sinh Dương Cấn , Âm Khôn .
- Thiếu dương sinh Dương Chấn , Âm Ly .
- Thiếu Âm sinh Dương Khảm , Âm Tốn .
* Sự vật mà Kinh dịch nói ở đây là những sự vật tự nhiên còn nguyên trạng trong vũ trụ. Ví dụ: Mặt trời, mặt trăng, trái đất, các tinh tú; đất, nước, núi non; con người, muông thú, cây cỏ…(có sự sống). Với những vật mà con người đã khai thác làm mất đi sự sống như đá khai thác khỏi núi, gỗ đã đốn làm bàn ghế, giường tủ… (không còn sự sống) không xem là thái cực, không thể tìm Âm Dương trong đó; mặt khác khi các vật mất sự sống ấy vận động chúng cũng thành thái cực sinh lưỡng nghi: phía sau âm thu năng lượng điện, nhiệt, ánh sáng, phía trước tán ra, ví dụ: lấy cục sắt ném vào cọc rào chúng phát sáng và tỏa nhiệt nơi va chạm; hoặc như ngôi nhà do ta dùng các vật vô tri vô giác để xây dựng, khi xây mà bỏ hoang không ở thì chỉ là vật chết, nhưng khi có người ở, hít thở khí trời mang Âm Dương của trời đất để sống và hoạt động thì ngôi nhà trở nên có sự sống, nó cũng là một thái cực sinh lưỡng nghi là phía trước Dương, phía sau Âm. Đây là yếu tố căn bản mà sách nầy nghiên cứu.
*Dương nghi và Âm nghi biểu tượng bằng những gạch liền và gạch đứt gọi là hào, các hào thêm vào chồng lên nhau thành ra quẻ; những quẻ chỉ có toàn hào Dương hay toàn Âm gọi là quẻ thuần Dương hay thuần Âm, các quẻ đó mỗi lần thêm hào Dương hay hào Âm vào nó sẽ thành các quẻ Dương hay quẻ Âm mới, còn các quẻ có hào Dương Âm pha lẫn gọi là quẻ biến thì mỗi lần thêm hào Dương sẽ biến thành quẻ Âm, thêm vào hào Âm sẽ biến thành quẻ Dương. Do vậy thiếu dương viết là , thiếu âm viết là đó cũng chính là cái lý của Dương cực Âm sinh, Âm cực Dương sinh.
————-
Mỗi người sanh ra trong một năm nhứt định có hai loại cung:
Cung Sanh thường dùng để xem tuổi vợ chồng.
Cung Phi dùng để xem phương hướng xây nhà cửa, mồ mả. (Xem cung trong bảng lập thành các tuổi trang 133-136 và cách tìm cung phi ở trang 10).
Âm và Dương là 2 mặt tương phản (trái ngược) nhau:
* Dương là tinh thần vô hình nhưng khi gia trì vào sự vật mang dương tính thì tạo sự cứng mạnh, gia trì vào sự vật mang âm tính thì mềm yếu, như nam giới và các vật giống đực thuộc dương thì cứng mạnh hơn nữ giới và vật mang âm tính.
* Nóng là năng lượng tạo nên mọi sự sinh hóa của vạn sự vạn vật, do vậy dương nóng là động lực cho sự vận động biến hóa (như điện cực dương chẳng hạn) là yếu tố quyết định, âm lạnh là thụ động, phụ thuộc.
Âm và dương là hai mặt trái ngược nhau nhưng kết hợp gắn bó nhau tạo nên sự sinh hóa và phát triển của vạn sự vạn vật, đó chính là cái lý của luật Mâu thuẫn của Kinh dịch. Kinh dịch nói: “Luật Mâu thuẫn của Kinh dịch không phải là bất dịch mà là biến dịch”, “Tất cả mọi sự biến hóa lớn nhỏ gì trên đời đều do từ hai lẽ âm dương mà ra. Có cả âm lẫn dương mới có biến hóa, nhứt định không có trạng thái “cô âm” hay “cô dương”, nếu chỉ có một âm hay một dương thì âm ấy hay dương ấy sẽ bị tự diệt”… . Nghiên cứu Kinh dịch căn bản nhứt là nghiên cứu về âm dương, hiểu sâu được âm dương là hiểu được mọi lẽ thâm thúy của Trời đất. Sự nghiên cứu về Bát trạch cũng từ cái lý thâm thúy ấy.
2)- Cách phối hợp cung:
Mỗi cung phối với bản thân nó và 7 cung khác (trong đó luôn có 2 cung trùng nhau) thành ra: mối quan hệ gồm: 4 tốt, 4 xấu với những mức độ khác nhau.
Vớ 32 mối quan hệ rất khó nhớ, để giản tiện dễ tính, dễ nhớ ta quy hoạch như sau:
Trước cần nắm vững 8 cung đại diện thứ bậc trong gia đình:
Càn vi Phụ, Chấn vi Trưởng Nam, Khảm vi Trung Nam, Cấn vi Thiếu Nam – Khôn vi Mẫu, Tốn vi Trưởng Nữ, Ly vi Trung Nữ, Đoài vi Thiếu Nữ.
Xếp Dương bên trái, Âm bên phải và từ lớn đến nhỏ, từ trên xuống dưới; kẽ hai trục đứng và ngang phân các cung thành 4 nhóm. Dùng 8 câu thơ chỉ ra mối quan hệ như sau:
8 Câu thô về phối hợp cung:
8 Câu thơ |
Những cặp phối hợp nhau |
Đối qua trục đứng Duyên niên |
Càn-khôn,chấn-tốn,khảm-ly,cấn-đoài |
Trục ngang mà đối thấy liên Thiên y |
Càn-cấn,chấn-khảm,khôn-đoài,tốn-ly |
Đối tâm Sanh khí tức thì |
Càn-đoài,chấn-ly,khảm-tốn,cấn-khôn |
Bản thân Phục vị chẳng suy cũng tường |
Quan hệ tự thân mỗi cung |
Ngũ quỷ đôi một bên sườn |
Càn-chấn,khảm-cấn,khôn-tốn,ly-đoài |
Lục sát một phía nhảy bương qua đầu |
Càn-khảm,chấn-cấn,khôn-ly,tốn-đoài |
Họa hại liên chéo qua cầu |
Càn-tốn,chấn-khôn,khảm-đoài,cấn-ly |
Còn sao Tuyệt mạng phá rào chéo xiên |
Càn-ly,chấn-đoài,khảm-khôn,cấn-tốn |
Trong bảng trên ta có 36 cặp quan hệ giữa các cung (mối quan hệ ấy gọi là sao):
- Càn-Khôn, Chấn-Tốn, Khảm-Ly, Cấn-Đoài Duyên niên.
- Càn-Cấn, Chấn-Khảm, Khôn-Đoài, Tốn-Ly Thiên y.
- Càn-Đoài, Chấn-Ly, Khảm-Tốn, Cấn-Khôn Sanh khí.
- Càn – Càn, Chấn – Chấn, Khảm – Khảm, Cấn – Cấn, Khôn – Khôn, Tốn – Tốn, Ly-Ly, Đoài-Đoài Phục vì.
- Càn-Chấn, Khảm-Cấn, Khôn-Tốn, Ly-Đoài Ngũ quỷ.
- Càn-Khảm, Chấn-Cấn, Khôn-Ly, Tốn-Đoài Lục sát.
- Càn-Tốn, Chấn-Khôn, Khảm-Đoài, Cấn-Ly Họa hại.
- Càn-Ly, Chấn-Đoài, Khảm-Khôn, Cấn-Tốn Tuyệt mạng.
Thuộc 8 câu thơ vận dụng vào bàn tay bên ta sẽ biết dễ dàng các sao do phối hợp các cung với nhau.
———————–
Mục lục (theo link):
Bài I:
Bài II:
https://caitaohoancau.com/phu-trang/bat-trach/bai-ii-thien-can-dia-chi-ngu-hanh-bat-quai/
Bài III:
https://caitaohoancau.com/phu-trang/bat-trach/bai-iii-chon-phuong-huong/
Bài IV:
https://caitaohoancau.com/phu-trang/bat-trach/ii-khai-mon/
Bài V:
https://caitaohoancau.com/phu-trang/bat-trach/iii-tac-tao/
Bài VI:
https://caitaohoancau.com/phu-trang/bat-trach/iv-phong-thuy/
Bài VII:
https://caitaohoancau.com/phu-trang/bat-trach/v-an-trang/
Bài VIII:
https://caitaohoancau.com/phu-trang/bat-trach/vii-xay-lau/
Bài IX:
https://caitaohoancau.com/phu-trang/bat-trach/bai-ix-tac-xi-khanh/
Bài X:
https://caitaohoancau.com/phu-trang/bat-trach/bai-x-cach-xay-nha/