II.- THIÊN CAN – ĐỊA CHI, NGŨ HÀNH, BÁT QUÁI:
A.- CAN – CHI, PHỐI HỢP CAN – CHI:
1.- CAN – CHI:
Để định năm, tháng, ngày giờ kinh dịch định ra Can – Chi:
-Can là cán, là gốc do Trời sinh ra nên gọi là Thiên can. Thiên can là dương đại diện cho Trời. Trong gia đình Can đại diện cho cha, cho chồng, cho con trai. Có 10 Can là Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.
-Chi là nhánh, là ngọn, do đất sinh ra nên gọi là Địa chi. Địa chi là âm đại diện cho đất. Trong gia đình Chi đại diện cho mẹ, cho vợ, cho con gái. Có 12 Chi là Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
Tự thân Can và Chi cũng chia ra âm dương:
-Can dương gồm: Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm.
-Can âm gồm: Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý.
-Chi dương gồm: Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất.
-Chi âm gồm: Sửu, Mẹo, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi.
Can và Chi ghép với nhau theo nguyên tắc Can âm ghép với Chi âm, Can dương ghép với Chi dương thành ra 60 Can-Chi gọi là lục thập hoa giáp.
2.- CAN – CHI TƯƠNG HỢP, TƯƠNG KHẮC:
a)- Thiên can hạp nhau:
Giáp hợp Kỷ, Ất hợp Canh, Bính hợp Tân, Đinh hợp Nhâm, Mậu hợp Quý.
b)- Thiên can khắc phá:
Giáp phá Mậu, Mậu phá Nhâm, Nhâm phá Bính, Bính phá Canh, Canh phá Giáp.
Ất phá Kỷ, Kỷ phá Quý, Quý phá Đinh, Đinh phá Tân, Tân phá Ất.
Can đại diện cho nam, do vậy nam với nam có Can hợp hay khắc mà thuận hoặc khắc chế nhau.
Ví dụ:
Nam Giáp Tý với Kỷ Mẹo hạp, và Kim với Thổ hạp nhau càng tốt.
Giáp Tý với Kỷ Tỵ hạp, tuy Kim và Mộc khắc nhau nhưng cũng sẽ không nặng.
Nam Ất Dậu với Kỷ Sửu là khắc nhau.
Nam Giáp Dần và Mậu Ngọ là khắc nhau.
c)- Địa chi tam hạp cục:
d)- Địa chi tứ hình xung: Dần Thân Tỵ Hợi tứ xung.
Tý Ngọ Mẹo Dậu tứ xung.
Thìn Tuất Sửu Mùi tứ xung.
Chi đại diện cho nữ, nên nữ với nữ có Chi hạp hay khắc mà hạp hoặc khắc nhau (chớ nên nhầm lấy Chi tứ hình xung để xem tuổi nam với nhau hoặc tuổi nam với nữ).
Ví dụ: Nữ Ất Dậu với Kỷ Sửu là hạp nhau (trong khi nam với nam thì khắc).
Nữ Giáp Tý với Kỷ Mẹo là khắc nhau (trong khi nam với nam thì hạp).
Xem tuổi Mẹ với con cái hay phối hợp tuổi nữ với nhau phải theo đó mà xét.
Đặc biệt là về việc xem tuổi Vợ Chồng phải lấy Can của Chồng với Chi của Vợ để xem xét mà sách Nhơn duyên diễn hình (cùng tác giả) biên soạn chặt chẽ trên cơ sở hợp nhứt 2 quyển Cao Ly đầu hình và Thông thơ đồ hình; không nên tin vào các sách lấy chi với chi để xem làm tan vỡ đáng tiếc những cuộc hôn nhơn đáng có.
B.- NGŨ HÀNH, NGŨ HÀNH SINH KHẮC:
- NGŨ HÀNH:
Kinh dịch cũng nói “Vạn vật trong vũ trụ được tạo thành bởi 5 chất” (gọi là ngũ hành) là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Mỗi hành được chia thành 6 loại:
Kim là vàng, kim loại nói chung, chúng có:
- Hải trung Kim: Kim dưới biển.
- Sa trung Kim: Kim trong cát.
- Kim bạch Kim: Vàng tây trắng.
- Kiếm phong Kim: Kim ở mủi kiếm.
- Xoa xuyến Kim: Vàng đeo tay.
Thủy có:
- Giản hạ Thủy: Nước dưới mạch.
- Thiên hà Thủy: Nước trên Trời (sông Giang hà).
- Đại khê Thủy: Nước trong khe lớn.
- Tuyền trung Thủy: Nước suối.
- Trường lưu Thủy: Nước sông chảy dài.
- Đại hải Thủy: Nước biển.
Hỏa có:
- Tích lịch Hỏa: Lửa sấm sét.
- Thiên thượng Hỏa: Lửa mặt trời.
- Lư trung Hỏa: Lửa trong lò.
- Sơn hạ Hỏa: Núi lửa trong lòng đất.
- Phúc đăng Hỏa: Lửa đèn.
- Sơn đầu Hỏa: Lửa núi lửa phun lên.
Thổ có:
- Bích thượng Thổ: Đất vách tường.
- Lộ bàng Thổ: Đất đường đi.
- Thành đầu Thổ: Đất tường thành.
- Đại trạch Thổ: Đất đại trà canh tác nói chung.
- Sa trung Thổ: Đất cát.
- Ốc thượng Thổ: Đất ổ tò vò trên cao.
Mộc có:
- Tang đố Mộc: Cây dâu tằm ăn.
- Dương liễu Mộc: Cây dương liễu.
- Tòng bá Mộc: Cây tòng, cây bách.
- Thạch lựu Mộc: Cây thạch lựu trong đá.
- Đại lâm Mộc: Cây đại thụ trong rừng.
- Bình địa Mộc: Cây đất bằng (cây lúa).
2.- NGŨ HÀNH TƯƠNG SINH, TƯƠNG KHẮC:
a)- NGŨ HÀNH TƯƠNG SINH: b)- NGŨ HÀNH TƯƠNG KHẮC:
Trong ngũ hành mỗi hành chia thành sáu loại như trên, trong đó có những loại cần tương sanh, sợ bị khắc, nhưng cũng có những hành không cần sanh, không sợ bị khắc mà ngược lại cần khắc, do vậy ta chia chúng thành hai loại xem xét như sau:
Loại 1: Các hành cần tương sanh, sợ bị khắc:
- Hải trung kim, Kim bạch kim, Xoa xuyến kim.
- Giản hạ thủy, Đại khê thủy, Tuyền trung thủy, Trường lưu thủy.
- Lư trung hỏa, Phúc đăng hỏa, Sơn đầu hỏa.
- Bích thượng thổ, Thành đầu thổ, Ốc thượng thổ.
- Tang đố mộc, Dương liễu mộc, Tòng bá mộc, Thạch lựu mộc, Đại lâm mộc.
Các hành nầy tương sanh với nhau là tốt, bị khắc là xấu.
Loại 2: Các hành không sợ khắc mà cần khắc:
- Kiếm phong kim, Sa trung kim không sợ hỏa mà ngược lại cần hỏa trui rèn mới hữu dụng. Đồng thời hai hành nầy khắc mộc rất nặng.
- Đại hải thủy, Thiên hà thủy không sợ thổ bởi hai loại nước nầy quá lớn không thể thổ nào hút kiệt được, ngược lại nó cần có đất làm bờ bến mới thành khối vững chắc được.
- Tích lịch hỏa, Thiên thượng hỏa, Sơn hạ hỏa là các loại lửa mạnh không thể có nước nào dập tắt được, ngược lại nó cần có nước làm dịu bớt đi cái nóng để quân bình nhiệt độ.
- Lộ bàng thổ, Đại trạch thổ, Sa trung thổ, ba loại đất nầy không sợ mộc, mà cần có cây mới hữu dụng.
- Bình địa mộc: Cây đất bằng (cây lúa) cần có kim loại như liềm hái, máy xay xác… mới thành lương thực hữu dụng được.
Các hành nầy gặp tương sanh không xấu nhưng không tốt thêm, bởi bản thân nó không hữu dụng thì không thể sinh hóa ra thứ khác được và cũng không cần được sinh thêm. Ngược lại nó cần một hành trong nhóm nầy hoặc nhóm 1 trên khắc chế để được hữu dụng.
Trường hợp đồng hành (tỵ hòa):
Hai hành đồng nhau cũng chia thành hai loại để xem xét:
Cùng một hành và cùng loại thì tốt thêm.
Cùng hành mà khác loại thì xấu.
Phân tích cụ thể từng hành như sau:
- Cùng là kim mà đồng loại thì lưỡng kim thành khí (thành kim loại hữu dụng).
- Cùng là kim mà khác loại thì lưỡng kim kim khuyết (khuyết bớt một).
- Cùng là thủy mà đồng loại thì lưỡng thủy thành giang (thành sông).
- Cùng là thủy mà khác loại thì lưỡng thủy thủy kiệt (nước bị cạn kiệt).
- Cùng là hỏa mà đồng loại thì lưỡng hỏa thành viêm (thanh núi lửa).
- Cùng là hỏa mà khác loại thì lưỡng hỏa hỏa tuyệt (bị mất một).
- Cùng là thổ mà đồng loại thì lưỡng thổ thành điền (thành đất đai canh tác).
- Cùng là thổ mà khác loại thì lưỡng thổ thổ liệt (đất bị nhão ra).
- Cùng là mộc mà đồng loại thì lưỡng mộc thành lâm (thành rừng).
- Cùng là mộc mà khác loại thì lưỡng mộc mộc chiết (mất một).
Do vậy có thể xếp loại mối quan hệ ngũ hành tốt xấu theo thứ tự từ trên xuống dưới như sau:
1.- Các hành nhóm 1 tương sanh là đệ nhứt cách.
2.- Trường hợp đồng hành và cùng loại là đệ nhị cách.
3.- Các hành nhóm 2 bị khắc là đệ tam cách (trường hợp nầy vẫn rất tốt, không nên sợ bị khắc như nhiều người lầm tưởng).
4.- Các hành nhóm 2 tương sanh là đệ tứ cách (trường hợp nầy không xấu, nhưng không tốt thêm).
5.- Trường hợp đồng hành mà khác loại đệ ngũ cách (xấu).
6.- Các hành nhóm 1 tương khắc là đệ lục cách (xấu).
Bảng A: Màu tương ứng Ngũ hành:
Ngũ hành |
Kim |
Mộc |
Thủy |
Hỏa |
thổ |
Màu |
Trắng |
Xanh* |
Đen |
Đỏ |
Vàng |
* Màu xanh nói đây là xanh lá cây.
Bảng B: Màu phù hợp mạng:
Mạng |
Kim |
Mộc |
Thủy |
Hỏa |
Thổ |
Màu hạp |
Trắng
Vàng, Đen |
Xanh
Đen, Đỏ |
Đen
Trắng, Xanh |
Đỏ
Xanh, Vàng |
Vàng
Đỏ, Trắng |
Bảng hiệu kinh doanh thường có hai màu nên dùng tương sanh nhau như sau:
Trắng – Đen, Đen – Xanh, Xanh – Đỏ, Đỏ – Vàng, Vàng – Trắng.
C.- BÁT QUÁI
1)- Bát quái, đồ hình bát quái:
a/- Bát quái: là 8 quẻ gồm:
- Càn tam liên (ba gạch liền) Dương Kim, tượng là Trời, trong gia đình Càn vi Phụ (Cha), hướng Tây Bắc.
- Khảm trung mãn (gạch giữa liền) Dương Thủy, tượng là nước, trong gia đình Khảm vi Trung Nam (con trai giữa), hướng Bắc.
- Cấn phúc quản (bồn lật úp) Dương Thổ, tượng là núi, trong gia đình Cấn vi Thiếu Nam (con trai nhỏ), hướng Đông Bắc.
- Chấn ngưỡng bồn (bồn lật ngửa) Dương Mộc, tượng là điện, trong gia đình Chấn vi Trưởng Nam (con trai trưởng), hướng Đông.
- Tốn hạ đoạn (gạch dưới đứt) Âm Mộc, tượng là gió, trong gia đình Tốn vi Trưởng Nữ (con gái lớn), hướng Đông Nam.
- Ly trung hư (gạch giữa đứt) Âm Hỏa, tượng là lửa, trong gia đình Ly vi Trung Nữ (con gái giữa), hướng Nam.
- Khôn lục đoạn (sáu đoạn hợp thành) Âm Thổ, tượng là đất, trong gia đình Khôn vi Mẫu (Mẹ), hướng Tây Nam.
- Đoài thượng khuyết (gạch trên khuyết) Âm Kim, tượng là đầm, trong gia đình Đoài vi Thiếu Nữ (con gái nhỏ), hướng Tây.
b/- Đồ hình bát quái:
Tám quẻ quy vào một đồ hình gọi là đồ hình bát quái. Để định vị phương hướng, mỗi quẻ lại chia ra 3 sơn, thành ra 8 x 3 = 24 sơn hướng, tùy theo từng trạch mà mỗi sơn mang 1 trong 24 sao: Phước đức, Ôn hoàng, Tấn tài, Trường bịnh, Tố tụng, Quan trước, Quang quý, Tự ải, Vượng trang, Hưng phước, Pháp trường, Điên cuồng, Khẩu thiệt, Vượng tàm, Tấn điền, Khốc khấp, Cô quả, Vinh phú, Thiếu vong, Xương dâm, Thân hôn, Hoan lạc, Bại tuyệt, Vượng tài. Các sao có ghi rõ trong đồ hình từng trạch và dịch nghĩa các phần tiếp sau).
Ngoài ra trong đồ hình 8 trạch tác giả còn chia độ phương hướng để định chuẩn phương hướng.
————————
Mục lục (theo link):
Bài I:
Bài II:
https://caitaohoancau.com/phu-trang/bat-trach/bai-ii-thien-can-dia-chi-ngu-hanh-bat-quai/
Bài III:
https://caitaohoancau.com/phu-trang/bat-trach/bai-iii-chon-phuong-huong/
Bài IV:
https://caitaohoancau.com/phu-trang/bat-trach/ii-khai-mon/
Bài V:
https://caitaohoancau.com/phu-trang/bat-trach/iii-tac-tao/
Bài VI:
https://caitaohoancau.com/phu-trang/bat-trach/iv-phong-thuy/
Bài VII:
https://caitaohoancau.com/phu-trang/bat-trach/v-an-trang/
Bài VIII:
https://caitaohoancau.com/phu-trang/bat-trach/vii-xay-lau/
Bài IX:
https://caitaohoancau.com/phu-trang/bat-trach/bai-ix-tac-xi-khanh/
Bài X:
https://caitaohoancau.com/phu-trang/bat-trach/bai-x-cach-xay-nha/