Một trong những vấn đề quan trọng của việc hội nhập nhất thể hóa toàn cầu là phải thống nhất về ngôn ngữ.
Trước đây một người Ba-lan đã có sáng kiến tạo ra “Quốc tế ngữ” với hoài vọng hòa đồng các dân tộc trên hành tinh lại. Sáng kiến ấy có cái hay ít ra là trong ý tưởng. Nhưng nhược điểm của loại ngôn tự nầy là việc lập ra nó thiếu cơ sở phân tích tổng hợp chọn lọc tốt những tinh túy của nền văn hóa nhân loại, do vậy nó không được mọi người chấp nhận: “Quốc tế ngữ” không được quảng bá rộng rãi theo ước vọng của người tạo ra nó.
Để chọn lọc được tiếng nói, chữ viết chuẩn tốt đẹp cho nhân loại, đây có phân tích cụ thể sau:
I.- ĐẶC ĐIỂM VỀ VĂN HÓA NHÂN LOẠI:
Trên hành tinh hiện có hai nền văn hóa tiêu biểu đại diện cho cả nhân loại:
-Nền văn hóa Đông Á: Hầu hết các quốc gia phương đông chịu ảnh hưởng bởi nền đạo lý Thánh hiền. Trong đó tiếng nói, chữ viết của người Trung hoa là trung tâm.
-Nều văn hóa Tây Âu: Các quốc gia phương tây dựa trên nền khoa học kỹ thuật; chữ viết lấy mẫu tự La-tinh; trong đó ngôn ngữ Pháp làm nồng cốt.
Mỗi nền văn hóa ấy đều có ưu, nhược điểm của nó.
A.- Tiếng nói:
Tiếng giọng nói trên hành tinh cũng phân ra hai loại:
* Giọng nói của người Phương Đông là đa âm (ngũ âm):
1- Âm trung : Không dấu (tính theo chữ Việt).
2- Âm trầm : Dấu huyền.
3- Âm cao : Dấu sắc.
4- Âm trung cao : Dấu hỏi, ngã.
5- Âm trung trầm : Dấu nặng (xem hình trang 8).
Giọng nói ngũ âm có ưu điểm là giàu âm sắc, chất giọng diệu dàng, truyền cảm, tạo nên tình cảm đậm đà giữa người với người trong cuộc sống.
* Giọng nói của người Phương Tây và một vài nước phương đông là giọng ít âm (tam hoặc nhị âm). Như:
-Giọng tam âm của người Pháp.
-Giọng nhị âm của người Anh, Đức, Ý, Nga… .
Chất giọng ít âm thường khô khan, cứng rắn, ít tình cảm, nó tạo nên sự lạnh nhạt về tình cảm, con người ít gắn bó nhau trong cuộc sống, một trong những biểu hiện ấy là người phương tây dễ tan vỡ gia đình hơn người phương đông.
B.- Chữ viết:
1.- Cấu âm trong chữ viết:
Người phương tây dùng chữ cấu đa âm trong một chữ, còn người phương đông dùng cách cấu mỗi chữ một âm.
Ví dụ: Quyển lịch người Anh viết Calendar, chữ hán viết 曆 đọc là lì; phiên âm Hán Việt là lịch.
Cách cấu mỗi chữ một âm có ưu điểm là:
+ Phiên âm ngắn gọn, chỉ phát một âm là diễn đạt được sự vật (mỗi âm là một nghĩa), trong khi chữ phương tây cấu đa âm muốn diễn đạt một sự vật phải phát 2, 3 âm, nếu tách từng âm ra nó sẽ vô nghĩa. Khi làm việc người phương tây phải phát liên tục nhiều âm sẽ tốn năng lượng và mất thời gian khi trình bày hoặc giải quyết một vấn đề, trong khi người phương đông chỉ cần nói hoặc viết ngắn gọn.
+ Cách cấu tạo mỗi chữ một âm thuận lợi trong sáng tác, biểu diễn văn chương, nghệ thuật, nhất là trong thi, nhạc. Như thơ lục bát thơ đường và câu đối… là những loại hình độc đáo về văn chương của người phương đông, mà người phương tây với kết cấu chữ đa âm không thể nào nghiên cứu lĩnh hội được.
2)- Cấu hình chữ:
a)- Chữ Hán:
* Chữ Hán là loại chữ tượng hình độc đáo độc nhất vô nhị, không loại chữ nào trên hành tinh có được. Về cấu tạo nó gồm 214 bộ thủ, mỗi bộ có nội dung mang tính bao quát, tâp hợp quanh nó một số chữ với nội dung gần giống như vậy, hình thành tổng thể hơn 10.000 chữ tất cả.
Ví dụ: Bộ Hỏa 火 là lửa, tập hợp quanh nó 128 chữ đều mang nội dung về lửa, khói, than, tro, sự cháy, nóng, khô ráo, soi sáng, hơ, sấy, nứt nổ, hoặc vật liệu, dụng cụ dùng để đốt, nấu… .
Đồng thời có nhiều chữ có kết cấu chặt chẽ về hình thức với nội dung logic nhau một cách độc đáo.
Ví dụ:
Chữ Đức 德 là Đức độ. Phước… . Nó bao gồm:
+ Bộ Tâm 心 Trái tim. Lòng dạ.
+ Bộ Sách 彳 Bước ngắn.
+ Bộ Thập 十 Mười (số nhiều).
+ Bộ Võng 罒 Cái lưới. Mối liên hệ ràng buộc nhau.
+ Bộ Nhất 一 Một. Ở đây nó đóng vai trò là sự gián cách (gián tiếp).
Vậy Đức do tâm sinh ra từ từ bởi nhiều mối liên hệ gián tiếp. Điều đó cho thấy không ai có thể dạy đạo đức cho ai được. Mà muốn tạo đức cho con người ta phải dùng mối liên hệ gián tiếp (qua não chớ không thể tác động trực tiếp vào tim để tạo ra đức), tức phải dạy đạo lý để thông qua cái lý ấy mà mỗi người tự có sự vận động nội thân để sinh ra đức trong lòng họ.
Chữ Đồng 同 là Cùng nhau, giống nhau… . Nó bao gồm:
+ Bộ Quynh 冂 Khắp cõi đất xa.
+ Bộ Nhất 一 Một.
+ Bộ Khẩu 口 Miệng
Vậy Đồng là khắp mọi nơi cùng chung một quan điểm, một tiếng nói.
* Chữ Hán sâu rộng về nghĩa, trong đó nhiều chữ có nghĩa đặc thù mà không loại chữ nào có được,
Ví dụ:
- Chữ Cốt cách 骨骼 là rường cốt của tính cách (cứng chắc như bộ xương).
- Chữ Vĩ đại 偉大 là rộng lớn về tinh thần… .
Do những đặc điểm nêu trên chữ Hán xứng đáng được quảng bá rộng rãi, truyền lưu mãi mãi theo sự quy hoạch ngôn ngữ của nhân loại.
* Nhược điểm của chữ Hán:
Song song với ưu điểm nêu trên thì chữ Hán có nhược điểm lớn là kết cấu phúc tạp: Với 214 bộ đã là quá nhiều so với trí nhớ của con người; đã vậy mà các bộ ấy ráp với nhau hoặc ghép với một số nét khác hình thành hơn 10.000 chữ một cách riêng biệt, không theo một trình tự hay ráp vần nào cả, về nguyên tắc học chữ nào biết chữ ấy, một người gọi là xóa mù chữ phải thuộc ít nhất 1.000 chữ. Đó là một khó khăn lớn trong phổ cập giáo văn. Do vậy không thể dùng chữ Hán làm chữ chính yếu chung cho nhân loại.
b)- Chữ viết phương tây:
Các nước Phương Tây như Pháp, Anh, Mỹ… dùng mẫu tự La-tinh gồm 24 chữ cái, mỗi quốc gia dùng mẫu tự ấy có cách ráp vần riêng hình thành chữ viết của mình.
Cách kết cấu ấy đơn giản, chặt chẽ, con người dễ học, dễ quảng bá. Mẫu tự La-tinh ra đời là một biểu hiện tuyệt vời sự tiến hóa của nhân loại.
Đặc biệt trong đó văn hóa Pháp có thể xem là trung tâm của khu vực. Điều đó được khẳng định không chỉ ở bề dày lịch sử mà nó còn biểu hiện ra từ nội dung hàm chứa bên trong của nền văn hóa ấy. Ta có phân tích như sau:
+ Ưu diểm của văn hóa Pháp:
1.- Tiếng Pháp sâu sắc đạo lý nhân sinh:
a)- Tiếng con gọi cha:
Mỗi con người khi biết nói thì tiếng nói đầu tiên trong đời là ba hoặc pa. Tiếng ấy thật sự có ý nghĩa đối với người Anh, người Pháp bởi ở đây con gọi cha bằng ba hay pa pa.
Theo Hán Việt từ điển kiền 乾 là Trời, trong gia đình thì kiền là cha. Vậy con gọi cha bằng ba là biểu hiện con người nói tiếng đầu trong đời là gọi đấng thiêng liêng, đấng sinh thành của mình.
b)- Cách viết và gọi tên họ người:
Với tên họ người văn tự Pháp chuẩn với cách nêu họ trước, tên sau.
Ví dụ: De Gaul, De Castri: De là họ nêu trước, Gaul, Castri là tên nêu sau.
Trong khi hầu hết các Quốc gia Âu Mỹ và có cả một vài quốc gia Châu Á viết và gọi ngược lại.
Ví dụ:
Người Mỹ gọi Swort Kenedy, Robort Kenedy, Rober Kenedy: Kenedy là họ viết và gọi sau.
Người Ấn Độ gọi Indira Gandi, Rajip Gandi: Gandi là họ gọi sau.
Vạn vật phải có gốc mới có ngọn. Họ là tên của tộc, quần thể của gia đình, là cái chung phải được tôn trọng hơn, phải đặt trước, gọi trước. Tên là cái riêng của cá nhân từng người phải đặt sau, gọi sau mới phải lẽ.
2.- Một số trường hợp chữ Pháp chuẩn ngôi chủ và túc từ trong cách nói so nhiều quốc gia khác:
Khi diễn đạt các sự vật thông thường người Pháp nêu sự vật trước, trạng thái của sự vật sau; còn người Anh, Mỹ (phương tây), người Trung Hoa (phương đông)… thì ngược lại.
Ví dụ:
+ Người Pháp nói: tableau noir: Cái bảng là sự vật nêu trước, màu đen của cái bảng nêu sau.
+ Người Anh, Mỹ nói black board (nêu màu trước, sự vật sau).
+ Người Tung Hoa gọi biển đen là hắc hải (màu nêu trước, sự vật nêu sau).
Cái bảng hay biển là sự vật chính yếu, nó đóng vai trò chủ thể trong câu nói phải được nêu lên trước, đen là màu của các sự vật ấy, nó là yếu tố phụ phải nói sau mới đúng lẽ.
3)- Chữ Pháp đại diện cho nền khoa học kỹ thuật hiện đại của hành tinh:
Pháp là một trong những Quốc gia có nền khoa học kỹ thuật hiện đại sớm nhứt. Do đó các từ ngữ thường dùng trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật nhân loại đang xài hầu hết đều dùng chữ Pháp.
Ví dụ:Trong toán học các từ iberbol, parabol, logarit…. trong kinh tế kỹ thuật các từ dinamo, moteur, rotore, statore, proton, électron… đều là chữ Pháp. Cho đến nay có thể nói không thể có chữ nước nào thay thế hoàn toàn được các từ thông dụng ấy.
Tóm lại: Chữ Pháp có bề dày lịch sử và nhiều nét tiêu biểu sáng chói trong sự phát triển của nền văn hóa nhân loại. Nếu ở phương đông chữ Hán đại diện cho đạo lý thánh hiền, như viên ngọc quý của cuộc nhân sinh; thì ở phương tây chữ Pháp cũng tiêu biểu sáng ngời cho nền khoa học kỹ thuật hiện đại, biểu hiện sinh động cho sự tiến bộ vượt bậc của con người trong công cuộc cải tạo thiên nhiên kiến tạo cuộc sống của con mình.
Do vậy chữ Pháp cũng cần được duy trì song song với chữ Hán trong việc xây dựng nền văn hóa thống nhứt toàn cầu sắp tới.
+ Nhược điểm của chữ Pháp:
Bên cạnh những ưu điểm trên, chữ Pháp có nhược điểm lớn là:
– Tiếng giọng ít âm (tam âm), tuy tiếng giọng tam âm ấy có phong phú hơn tiếng giọng nhị âm của các quốc gia phương tây khác như Anh, Mỹ, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Nga… , nhưng nó vẫn là ít âm, khô khan tình cảm hơn so tiếng giọng ngũ âm phong phú của người phương đông.
– Như chữ các quốc gia phương tây khác chữ Pháp cấu tạo đa âm tong một chữ (như phần trước đã nói), thiếu cô đọng, tốn năng lượng và mất thời gian khi trình bày, giải quyết một vấn đề, và nhiều hạn chế trong giao lưu phát triển văn chương.
– Ngoài ra chữ Pháp phức tạp về ngữ pháp khó quảng bá rộng rãi trong quần chúng (có phân tích rõ phần sau).
Do vậy chữ Pháp cũng không thể dùng làm chữ viết chính yếu chung cho nhân loại.
II.- TIẾNG NÓI CHỮ VIẾT CHUNG CHO NHÂN LOẠI:
Qua phân tích về ngôn ngữ hai châu Á, Âu đại diện cho nền văn hóa của nhân loại như trên cho thấy ngôn ngữ mỗi châu đều có ưu, nhược điểm của nó. Việc quy hoạch tiếng nói, chữ viết thống nhứt cho nhân loại phải trên cơ sở loại bỏ nhược điểm, phát huy được tốt các ưu điểm của hai nền văn hóa hai châu lục ấy. Cụ thể là nên lấy:
– Về tiếng nói: Dùng tiếng giọng ngũ âm của phương đông.
– Chữ viết: Dùng mẫu tự La-tinh (của phương tây), nhưng phải kết cấu chữ đơn âm (mỗi chữ một âm) như của Phương Đông.
A.- NGHIÊN CỨU TIẾNG VÀ CHỮ VIỆT:
Là Dân tộc Đông Á ở gần, chịu ảnh hưởng sâu sắc nền văn hóa Trung Hoa (trung tâm văn hóa châu Á), và là dân tộc duy nhứt ở Châu Á dùng mẫu tự La-tinh: Do giáo sĩ A-lếch-xăng đờ Rốt từ nước Pháp (trung tâm văn hóa Châu Âu) truyền vào; văn hóa nước Việt vừa mang đậm bản sắc độc đáo của nền đạo lý thánh hiền phương đông, vừa là nơi ở phương đông tiếp cận, giao lưu sâu sắc nhất với nền văn minh phương tây.
Nét độc đáo ấy thể hiện tập trung nhất qua hai đặc điểm kết hợp hài hòa nhau mà không nền văn hóa nào có được. Biểu hiện:
+ Tiếng Việt là ngũ âm giàu âm sắc, sâu đậm tình người của phương đông.
+ Chữ viết: Dùng mẫu tự La-tinh tiến bộ của phương tây, nhưng có sự cải biến sâu sắc nó vào cách cấu tạo đơn âm (mỗi chữ một vần, một âm) của phương đông.
Nội dung ấy làm cho nền văn hóa Việt đóng được vai trò trung tâm giao lưu văn hóa toàn hành tinh, thỏa mãn yêu cầu đặt ra trong việc quy hoạch tiếng nói, chữ viết chung cho nhân loại như vừa nêu. Đồng thời chữ Việt còn phát huy cao độ những ưu điểm của hai châu lục. Cụ thể là:
1)- Ráp vần đơn giản, dễ học:
Trong 24 chữ cái chữ Việt chia ra phụ âm, nguyên âm:
+ Phụ âm đơn như c, n, p …, đọc là cờ, nờ, pờø phụ âm kép như ch, nh, ph… đọc là chờ, nhờ, phờ… .
Các phụ âm đơn và kép ấy có cách đọc khác nhau không phải h câm (chỉ duy nhứt trường hợp chữ h đứng sau chữ g như gh, đọc là ghờ kép hay ngh: đọc là ngờ kép). Chớ không phải quá nhiều chữ “h câm” phức tạp như chữ Anh, Pháp. Phụ âm kép cũng có quy luật ghép hẵn hoi, không có trường hợp 1 chữ liền nhau trong 1 từ như ss, nn… .
+ Nguyên âm như a, e, u… thì có cách ráp vần đơn giản dễ học, dễ nhớ như:
Chữ ăn đánh vần là ă nờ ăn, chữ nhung đánh vần là nhờ u nhu ngờ nhung hay u ngờ ung nhờ ung nhung… . tất cả chữ Việt đều đánh vần được như vậy.
Trong khi chữ các nước Châu Âu chỉ ráp với nhau một cách tương đối chớ không đánh vần rành rẽ được.
2.- Ứng với giọng nói ngũ âm của Phương Đông, chữ Việt dùng các dấu (ký âm) để biểu hiện một cách đơn giản mà rõ ràng, chặt chẽ giống như ký âm trong nhạc vậy, dễ dàng cho cách nói và học.
Có thể biểu diễn chung các loại thanh giọng như sau:
Tiếng Anh, Nga Tiếng Pháp Tiếng Á Đông Tiếng, Chữ Việt
Chữ Việt có các dấu chỉ định giọng đọc như trên, trong khi chữ của mọi quốc gia khác đều không có ký hiệu gì chuẩn cho giọng cả. Mỗi chữ có quy ước giọng đọc riêng biệt không theo một quy luật chung nhất giản đơn nào.
Đồng thời chữ Việt các dấu còn dùng chuyển một chữ sang chữ và nghĩa khác.
Ví dụ:
Thanh : Màu xanh. Trong sạch. Âm thanh.
Thành : Xong việc. Lòng thành thật. Thành phố, cái thành.
Thánh : Bậc có tri thức, đức độ đến cùng cực.
Thảnh : Rảnh rang, thong thả.
Thạnh : Thịnh vượng. Sáng sủa.
Trong khi các nước khác muốn diễn đạt nội dung nào phải cấu thành một chữ riêng ấy khó khăn phức tạp hơn nhiều.
3. Tiếng Việt, chữ Việt đơn giản về ngữ pháp, dễ vận dụng.
So với chữ Anh, Pháp là hai loại chữ đang được chọn làm ngôn ngữ chính trong giao dịch quốc tế trước nay thì hai loại chữ nầy có quá nhiều quy ước phức tạp về ngữ pháp rườm rà không cần thiết, gây khó khăn cho việc học, lại còn làm giảm nghĩa của các chữ.
Ví dụ: Chữ Pháp Aller là đi, họ chia:
Je vais Nous allons
Tu vas Vous allez
Il va Ils vont
Trong khi chữ Việt chỉ dùng chữ đi cho mọi trường hợp vừa giản đơn, vừa chuẩn về lý, phát huy được trọn nghĩa của một chữ. Bởi đi là bước chân tới để di chuyển mình về phía trước, thì tôi, anh, nó, chúng tôi, các anh, chúng nó cũng đều là bước như vậy, chớ đâu phải mỗi đối tượng có động tác đi khác hơn mà phải chia động từ cho phức tạp.
Hay như chữ Anh từ To be : Là, họ chia ra:
I am They are
You are He is
We are She is
Chữ Việt chỉ dùng chữ là chung không phân biệt ngôi thứ nào cả mà vẫn rõ ràng dễ hiểu.
Ngoài 6 ngôi ấy chữ Anh, Pháp còn phân ra 3 thì: Hiện tại, quá khứ, tương lai, thành ra : 3 x 6 = 18 cách áp dụng. Lại còn chia ra theo tính chất: Khẳng định, phủ định, nghi vấn… .
Rõ là quá phức tạp, gây nhiều khó khăn cho người học.
Có tờ báo tổng kết rằng nước Pháp có nền văn minh lâu đời nhưng trong nước có hơn 70% người mù chữ, thông thường đa số người đến các cơ quan được các nhơn viên giao dịch đưa cho các tờ giấy giới thiệu hay hướng dẫn công việc, họ không nhận để xem mà dấu dốt bằng cách viện lý do “bỏ quên kính ở nhà”, nhờ nhơn viên dịch vụ đọc hộ. Trong khi đó nước Việt mẫu tự La-tinh mới nhập vào vừa tròn 350 năm (giáo sĩ A-lếch-xăn Đờ Rốt truyền sang vào năm 1650), nhưng đến nay mọi em bé 10 đến 15 tuổi đều đọc và viết thạo chữ Việt.
Do tính chất dễ học, dễ nói, dễ nhớ mà người Việt dù đi xa Tổ quốc không nói tiếng mẹ đẻ hàng nhiều chục năm, khi trở về họ vẫn nói tiếng dân tộc mình dễ dàng, trong khi người Anh, Pháp, Nga… chỉ cần bỏ không nói tiếng mẹ đẻ trong vòng một năm thôi thì đã quên hầu hết, khó nói chuyện ngay.
4)- Tiếng Việt phân định chuẩn xác về ngữ pháp (chủ, túc từ) hơn cả trong kết cấu văn tự.
*Chữ Việt đồng nhất với những trường hợp hành văn đúng của chữ Pháp, như nêu sự vật chủ thể cần diễn đạt trước, trạng thái của sự vật sau trong cách hành văn.
Ví dụ: Chữ Pháp viết Tableau noir, chữ Việt viết bảng đen.
*Còn trường hợp chữ Pháp và chữ phương tây dùng không đúng lý thì chữ Việt chuẩn xác.
Ví dụ:
1- Người Anh, Mỹ viết My house, người Pháp viết ma maison (của tôi nêu trước, cái nhà viết sau).
Chữ Việt viết Nhà của tôi (nhà nêu trước, của tôi nêu sau).
Ở đây nhà là danh từ, đối tượng cần diễn tả trong câu nói phải nêu trước, còn của tôi không phải là danh từ, nó là trợ từ để chỉ vị thế của ngôi nhà ấy thuộc về quyền sở hữu của ai phải nêu sau mới đúng lẽ. Chẳng hạn người ta phải hỏi đây là cái gì trước; trả lời đây là cái nhà, rồi mới hỏi tiếp cái nhà của ai? Trả lời cái nhà của tôi sau. Chớ không thể ngược lại hỏi của ai trước; trả lời của tôi, rồi mới hỏi của tôi cái gì? Trả lời của tôi cái nhà sau.
2- Về danh từ chữ Pháp phân chia ra le (giống đực), la (giống cái) là phức tạp không cần thiết, trong khi tiếng Việt thống nhứt cách gọi đơn giản trong cách nói mà chặt chẽ về lý.
Ví dụ: Tiếng Pháp nói:
+ Le Tabouret: Ghế ngồi.
+ La Chaise: Ghế ngồi có dựa.
Cơ sở gì để phân ghế không có đồ dựa là giống đực, ghế có đồ dựa là giống cái thì về ngữ pháp của Pháp văn không có chính lý để giải thích sáng sủa được. Và ở đây hai vật cùng tính chất nhưng Pháp văn gọi hai tên riêng biệt, buộc con người phải thêm một ghi nhớ phức tạp không cần thiết.
Theo Kinh dịch thì giống đực là dương, giống cái là âm. Vai trò giữa âm, dương quan hệ nhau theo hai nguyên lý:
+ Tán ra ngoài là dương, thu vào trong là âm.
+ “Dương xướng, âm tùy”, dương có vai trò chủ xướng điều khiển, âm phụ thuộc và là yếu tố sau cùng làm nên sự vật”.
Ví dụ:
Trong mạch điện thì cực dương tán phát năng lượng ra, cực âm thu dòng điện về nguồn. Và nguồn năng lượng khởi động vận hành các vật dùng điện là cực dương phát ra, cực âm tùy thuộc.
Còn về cách nói phân các sự vật ra giống đực, giống cái của Pháp văn không có cơ sở logic nào cả.
Ngoài ra còn có nhiều trường hợp Pháp văn áp dụng sai luật âm dương. Như với cơ thể người họ gọi:
– Cái đầu: La tête (giống cái: âm).
– Thân mình: Le poitrine (giống đực: dương).
Trong khi Kinh dịch nói: “Vạn vật đều bên ngoài là vật chất (âm), bên trong là tinh thần (dương). Vận dụng vào cơ thể người thì thân mình là vật chất (âm), còn đầu bên trong có não là một dạng vật chất đặc biệt, nơi kết tinh của tinh thần (dương) có vai trò chủ xướng, điều khiển mọi vận động của cơ thể và hoạt động của con người, mà các nhà khoa học cũng đã biết.
Vậy trong con người thì thân mình là âm, đầu là dương chớ không phải gọi ngược lại như Pháp văn.
Việt văn gọi chung, không phân chia các sự vật ra giống đực, giống cái; đồng thời với hai chiếc ghế có cùng tính chất là để ngồi ấy được gọi chung một cái tên là ghế, còn cái có chỗ dựa gọi là ghế dựa, cách gọi ấy vừa đơn giản mà chỉnh lý.
5. Tiếng và chữ Việt cao sâu đạo lý nhân sinh hơn cả:
a)- Về tên họ người: Tiếng Việt, chữ Việt cùng thuận lý là đặt và gọi họ trước, tên sau, như người Pháp. Ví dụ: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ… .
b)- Tiếng con gọi cha, cách đặt và gọi tên họ người:
+ Về tiếng gọi cha thì người miền tây nam nước Việt con gọi cha là ba liên hệ vào chữ viết là sâu sắc đạo lý hơn cả người Pháp con gọi cha bằng pa pa. Biểu hiện:
Thứ tự của mẫu tự La-tinh là a, b, c… . Trong đó a + b = ba. Như vậy với chữ Việt hai chữ đầu vần tiên của mẫu tự ráp lại gắn liền với tiếng nói đầu trong đời người thành ra tiếng gọi đấng thiêng liêng, gọi đấng sinh thành của mình. Vậy con gọi cha bằng ba soi vào chữ Việt là cao sâu hơn người Anh, Pháp gọi cha bằng pa pa.
Tuy nhiên nước Việt là cộng đồng nhiều dân tộc cùng chung sống có nhiều phong tục khác nhau mà hiện tại quốc gia chưa có viện hàn lâm soạn từ điển chuẩn nên ngôn ngữ từng địa phương còn có những dị biệt cần phải điều chỉnh lại.
Tóm lại: Tiếng Việt, chữ Việt hoàn hảo về mọi phương diện, chắt lọc được cái tinh túy của cả hai nền văn hóa Á, Âu, nếu có đầu tư tu chỉnh đúng mức tiếng Việt và chữ Việt sẽ phát huy được đầy đủ những đặc điểm độc đáo của nền văn hóa nhân loại, hội đủ điều kiện để để đóng vai trò trung tâm giao lưu văn hóa toàn cầu, xứng đáng được chọn làm tiếng nói, chữ viết chung cho nhân loại.
B.- Chữ Việt kết hợp chữ Hán, chữ Pháp:
1)- Kết hợp chữ Hán:
Nếu Tiếng Việt, chữ Việt xứng đáng chọn làm tiếng nói, chữ viết chung cho nhân loại. Thì chữ Hán cũng đáng quảng bá rộng rãi, truyền lưu mãi mãi.
Thật vậy: Chữ Hán vừa sâu rộng về nội dung (như trên đã phân tích) đồng thời chữ Hán phiên âm Việt đặt danh hiệu cho người và sự vật còn là tầng số vũ trụ, nền tảng ứng chiếu của đấng thiêng liêng định hình cho sự vận động phát triển của vạn sự, vạn vật trên hành tinh (có chương trình riêng kèm theo).
2)- Kết hợp chữ Pháp:
Như trước đã phân tích: Với vai trò định danh cho các hoạt động kỹ thuật trong công cuộc cải tạo thiên nhiên kiến tạo cuộc sống của con người, chữ Pháp không thể thiếu trong bộ ngôn tự thống nhứt toàn cầu trong cuộc hội nhập nhứt thể hóa sắp tới.
Do đó: Dùng tiếng Việt, chữ Việt làm tiếng nói, chữ viết chung cho nhân loại, kết hợp vận dụng âm Hán Việt đặt tên cho tất cả: từ khối đại toàn của hành tinh đến từng cái cụ thể như tên người, tên đất, tên sông… tạo tầng số tốt đẹp; và dùng chữ Pháp trong lĩnh vực kỹ thuật, sinh lý vật. Bộ ba ấy là điều kiện tiên quyết của quá trình hội nhập để nhân loại tiến hóa hài hòa, thịnh vượng.