Có 2 cách đối căn bản là:
a/- Đối từng từ với nhau giữa 2 câu:
Là sự đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu từng từ (cùng trạng thái và tính chất với nhau) thể hiện qua các dạng sau:
Danh từ đối với Danh từ.
Danh từ riêng đối với Danh từ riêng.
Danh từ chung đối với Danh từ chung
Động từ đối với Động từ.
Trạng từ đối với Trạng từ.
Tính từ đối với Tính từ.
Từ kép đối với Từ kép.
Từ đơn đối với Từ đơn.
Thành ngữ đối với Thành ngữ.
Hán Việt đối với Hán Việt.
Nôm (thuần Việt) đối với Nôm (thuần Việt).
Tính từ có nhiều loại, nên:
Gợi hình đối với Gợi hình.
Màu sắc đối với Màu sắc.
Mùi vị đối với Mùi vị.
Tượng thanh đối với Tượng thanh.
Số lượng đối với Số lượng.
Tên người đối với Tên người.
Tên nước đối với Tên nước.
Tên địa phương đối với Tên địa phương.
Mùa tiết đối với Mùa tiết.
Phương hướng đối với Phương hướng….
Chú ý: Có trường hợp ẩn nghĩa như bài thơ của tôi:
CẢM ĐỜI
(Họa thơ cụ Huỳnh Thúc Kháng).
Thiệt nhỏ cha sinh của được to
Thua qua thắng lại mới nên trò.
Vàng ròng có đẹp mà không lửa
Thép luyện không sang nhưng có lò
Kiêu ngạo ẩn tiềm đường phẳng lặng
Ôn nhu tích tiệm khúc quanh co
Được người lẫn việc từ tâm nhuận.
Như thể sang sông phải có đò.
Luyện là động từ nhưng Thép luyện là danh từ.
Về dụng từ Hán Việt cần chú ý là:
Chữ Hán là một bộ phận quan trọng, tạo nên nét độc đáo của nền văn hóa Dân tộc, do đó việc dùng nhuần nhuyễn chữ Hán vào sẽ làm tăng đáng kể giá trị của bài thơ. Có điều việc dùng chữ Hán phải chặt chẽ theo khuôn phép cụ thể:
+ Đối ứng Chữ Hán nguyên gốc với chữ Hán nguyên gốc.
+ Chữ Hán đã Việt hóa với chữ Hán đã Việt hóa.
+ Chữ Hán đã Việt hóa với chữ Việt
Ví dụ: Bài CHƠI ĐỀN KHÁN XUÂN trích dẫn trên:
Hai câu 3, 4:
Ba hồi triêu mộ chuông gầm sóng
Một vũng tang thương nước lộn Trời
Hình tượng hóa tuyệt vời (tiếng chuông ngân giống như tiếng sóng âm): Triêu là buổi sáng, mộ là buổi tối; nếu dùng chữ Việt:
Ba hồi sớm tối chuông gầm sóng
Một vũng buồn đau nước lộn Trời
Bài thơ trở nên tầm thường.
Bài thơ của tôi: NGHIỆP VĨNH TỒN.
Cha mẹ thọ trườg chi quý hơn?
Làm người sao nỡ phủ công ơn
Hình hài ấy bởi đâu căn kiếp?
Gia thế nọ nên có cội nguồn
Trọng nghĩa tri luân an nghiệp tổ
Vô tiền vong hậu tịch cương tôn.
Lưới Trời lồng lộng nghiêm nghiêm khiết
Nhân quả ai ơi nghiệp vĩnh tồn
Hai câu 3, 4:
Hình hài ấy bởi đâu căn kiếp?
Gia thế nọ nên có cội nguồn
Căn kiếp câu 3 là chữ Hán nhưng đã Việt hóa, chữ cội nguồn câu 4 là chữ Việt.
Hoặc trong bài XUÂN QUÊ HƯƠNG trên:
Hai câu 3, 4:
Mai vàng năm cánh tượng linh Đất
Đào đỏ trăm hoa ứng khí Trời
Chữ cánh câu 3 là chữ Việt, chữ hoa câu 4 là chữ Hán nhưng đã Việt hóa. Trường hợp nầy nếu dùng câu Đào đỏ trăm bông ứng khí Trời sẽ đúng luật hơn, nhưng tứ thơ sẽ kém đi nhiều.
Hai câu 5, 6 Đều là chữ Hán nguyên gốc:
Vạn thọ tử tôn cầu tuế trượng
Trường sinh bằng hữu yết xuân thời.
b/- Đối trong tổng thể mà không hoàn toàn đối giữa các từ:
Cách nầy tuy không đòi hỏi sát sao từng từ, nhưng có cái khó là 2 câu vừa phải có nội dung tổng thể đối ứng nhau, vừa phải có một dạng hành văn đặc trưng riêng tương ứng nhau. Ví dụ bài thơ: Nghiệp Vĩnh Tồn bên trên có 2 câu:
Câu 5, 6: Trọng nghĩa tri luân an nghiệp tổ
Vô tiền vong hậu tịch cương tôn
Hai câu có các từ tương ứng: Trọng nghĩa và Vô tiền (nghĩa và tiền không đối nhau); tri luân và vong hậu (luân và hậu không đối nhau) 2 câu hoàn toàn không đối nhau về từ ngữ, nhưng giữa 2 câu có đặc trưng riêng là:
Câu 5 có 1 cặp đối bên trong là: Trọng nghĩa và tri luân.
Câu 6 có 1 cặp đối bên trong là: Vô tiền và vong hậu tạo nên sự đồng thanh tương ứng nhau, cùng với 3 chữ chót an nghiệp tổ và tịch cương tôn: đối sát sao nhau tạo nên một tổng thể song song sánh nhau.
Xem tiếp bài: Thuật làm thơ Đường nơi link: http://caitaohoancau.com/thang-122017/