a)- Với chữ chót là nhóm âm cao dương (gồm chữ dấu sắc, hỏi, ngã): chữ 5, 7 không dùng trùng dấu và giữa chữ có các dấu nhóm đó với nhau.
Ví dụ:
– Bài thơ Tự tình III của bà Hồ Xuân Hương:
Chiếc bách buồn về phận nổi nênh
Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh
Lưng khoang tình nghĩa đường lai láng
Nửa mạn phong ba luống bập bềnh
Cầm lái mặc ai lăm đổ bến
Dong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh
Ấy ai thăm ván* cam lòng vậy
Ngán nỗi ôm đàn* những tấp tênh.
——
*Thăm ván: nói về chuyện lấy vợ
*Ôm đàn: nói về việc lấy chồng
Câu 3: Lưng khoang tình nghĩa đường lai láng, không thể thay bằng câu:
Lưng khoang tình nghĩa lối lai láng, hay nghĩa lai láng, hay cử lai láng.
Câu 5: Cầm lái mặc ai lăm đổ bến, không thể thay bằng câu:
Cầm lái mặc ai muốn đổ bến, hay mãi đổ bến, hay cứ đổ bến.
– Bài CHƠI ĐỀN KHÁN XUÂN
Êm ả chiều xuân đến khán đài
Lâng lâng chẳng bợn chút trần ai
Ba hồi triêu mộ chuông gầm sóng
Một vũng tang thương nước lộn Trời
Bể ái nghìn trùng khôn tát cạn
Ngưồn ân muôn trượng dễ khơi vơi
Nào nào cực lạc là đâu tá?
Cực lạc là đây chín rõ mười.
Câu 3: Ba hồi triêu mộ chuông gầm sóng, không thể thay bằng câu:
Ba hồi triêu mộ mõ gầm sóng, hay gió gầm sóng
Câu 7: Nào nào cực lạc là đâu tá? Không thể thay bằng câu:
Nào nào cực lạc bởi đâu tá? hay có đâu tá?
– Thơ cụ Huỳnh Thúc Kháng. Bài CẢM ĐỜI
Được thua nào kể chuyện con con
Cuộc thế không vui cũng chẳng buồn
Trời bởi say hoài hồn chửa tỉnh
Đất vì xoay mãi máy không mòn
Ngọn triều gió cuốn lên rồi xuống
Vừng nguyệt mây che méo lại tròn
Cho biết trăm năm là cõi tạm
Hơn nhau chỉ một tấm lòng son.
Câu 3: Trời bởi say hoài hồn chửa tỉnh. Không thể dùng câu:
Trời bởi say hoài chửa thức tỉnh, hay muốn thức tỉnh.
Câu 5: Ngọn triều gió cuốn lên rồi xuống. Không thể dùng câu:
Ngọn triều gió cuốn mãi cứ xuống, hay cứ mãi xuống:
– Thơ cụ Nguyễn Du: QUỶ MÔN QUAN
Liên phong cao sáp nhập thanh vân
Nam bắc quan đầu tựu thử phân
Như thử hữu danh sinh tử địa
Khả liên vô số khứ lai nhân
Tắc đồ tùng mãng tàng xà hổ
Bố dã yên lam tụ quỷ thần
Chung cổ hàn phong xuy bạch cốt
Kỳ công hà thủ hán tương quân?
Câu 5: Tắc đồ tùng mãng tàng xà hổ. Không thể dùng câu:
Tắc đồ tùng mãng ẩn xà hổ, hay khống xà hổ.
Câu 7: Chung cổ hàn phong xuy bạch cốt. Không thể dùng câu:
Chung cổ hàn phong cốt bạch cốt, hay cổ bạch cốt.
b)- Chữ chót là âm cận trầm: Với câu chữ số 7 chót dấu nặng, chữ thứ 5 không dùng chữ dấu nặng, không kỵ dấu nào khác.
Ví dụ:
– Cũng bài thơ trên của cụ Nguyễn Du
Câu thứ 3 Như thử hữu danh sinh tử địa. Không thể dùng câu:
Như thử hữu danh cận tử địa (cận cùng âm với địa).
– Thơ cụ Nguyễn Hữu Huân, Bài MANG GÔNG
Hai bên thiên hạ thấy hay không?
Một gánh cang thường há phải gông
Oằn oại đôi vai quân tử trúc
Nghênh ngang một cổ trượng phu tòng
Thác về đất Bắc danh còn rạng
Sống ở thành Nam tiếng bỏ không
Thắng bại dinh hư Trời khiến chịu
Phản thần! Đéo hỏa đứa cười ông.
Câu 7: Thắng bại dinh hư Trời khiến chịu. Không thể dùng câu:
Thắng bại dinh hư vận phải chịu, hay hạn phải chịu (vận và hạn cùng âm với chịu).
– Cũng bài thơ trên của cụ Huỳnh Thúc Kháng:
Câu 7: Cho biết trăm năm là cõi tạm. Không thể dùng câu:
Cho biết trăm năm mượn cõi tạm.
– Thơ cụ Phan Bội Châu Bài BUỔI RẠNG ĐÔNG
Vui vẻ gì hơn buổi rạng đông?
Chim kêu gà gáy giục vừng hồng
Mây khoe sắc đẹp trên đầu núi
Nguyệt chiếu gương bờ dưới đáy sông
Đánh thức bà con còi mục tử
Rủ ranh phường bạn tiếng ngư ông
Người đời hăm hở lo công việc
Mê ngủ còn ai tỉnh giấc trông?
Câu 7: Người đời hăm hở lo công việc. Không thể dùng câu:
Người đời hăm hở bận công việc.
Mục a,b nầy mọi người đã biết, nhưng chưa khẳng định, nay ta khẳng định thành luật (Luật Âm sắc).
c)- Trường hợp 2 chữ cùng vần trắc, mà 1 nhóm âm cao với 1 âm cận trầm không kỵ: như chữ 7 cuối câu dấu nặng thì chữ thứ 5 dấu sắc, hỏi, ngã hoặc chữ cuối câu dấu sắc, hỏi, ngã thì chữ thứ 5 dấu nặng vẫn xài tốt, bởi nhóm âm cao là dương, chữ âm trầm và cận trầm là nhóm âm; 2 nhóm âm dương không khắc nhau, hơn nữa dấu nặng và nhóm âm cao gián cách nhau, nhứt là vượt qua trung tâm chữ không dấu. Ví dụ:
– Thơ cụ Phan Chu Trinh bài CỜ TƯỚNG:
Một ông tướng lác đứng trong cung
Sĩ tượng khoanh tay hẳng vẫy vùng
Pháo dỡ hai cây nằm dưới gốc
Tốt đau năm chú đứng bên sông
Lờ khờ cặp ngựa đi tam cố
Lạc xạc đôi xe chạy tứ tung
Đương cuộc ai xuôi mệ đến thế?
Họa là tiên xuống giúp cho cùng.
Câu 7: Đương cuộc ai xuôi mệ đến thế? Hai chữ 5 và 7 mệ và thế cùng vần trắc mà gián cách, không kỵ.
– Thơ cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm bài:
NHÂN THÔN Tổng tổng lâm lâm sinh chí phồn Sở cư xứ xứ hữu hương thôn Hào hoa hấp nhỉ tỷ lân hội Nhân hậu y nhiên mỹ tục tồn Tức tức tự đào Nghiêu nhựt nguyệt Âu ca cộng lạc Thuấn Kiền Khôn Thái bình tể tướng ư tư hiển Quan cái tính xu diệu lý môn. |
XÓM LÀNG Nườm nượp xum xuê khắp sản sinh Thành làng, mọi chốn có dân đinh Hào hoa tụ hội, nhà liền vách Nhân hậu theo lề tục tốt lành Thoải mái làm ăn thời thịnh trị Chung vui ca ngợi cảnh thăng bình Giữ coi việc nước vinh vì thế Mũ lộng qua làng, sao lướt nhanh Đinh Gia Khánh dịch |
Câu 3: Hào hoa hấp nhỉ tỷ lân hội. Hai chữ 5, 7 tỷ và hội cùng vần trắc mà gián cách.
– Thơ Phan Bội Châu bài LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG:
Làm trai phải lạ ở trên đời
Há để Càn Khôn tự chuyển dời
Trong khoảng trăm năm cần có tớ
Sau nầy muôn thuở há không ai?
Non sông đã chết, sống thêm nhục
Hiền Thánh còn đâu, đọc cũng hoài!
Muốn vượt bể Đông theo cánh gió
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi
Bản dịch của Tôn Quang Phiệt
Câu 5: Non sông đã chết, sống thêm nhục: Hai chữ 5, 7 sống và nhục cùng vần trắc mà gián cách
Tôi cũng có các bài thơ dùng như vậy:
– Bài THỰC HƯ:
Thực thực hư hư khác khác người
Trầm tư mặc tưởng giữa dòng đời
Thân hành khinh thiển đường danh lợi
Tâm quán nghiêm thâm lẽ Đất Trời
Bĩ vận ẩn danh như mặc thủy
Thuận cơ xuất diện tợ phong lôi
Kinh bang tế thế diệu linh kế
Huấn hóa gia phong thậm thức thời.
Câu 7: Kinh bang tế thế diệu linh kế: không thể bác bẻ 2 chữ 5, 7 diệu và kế).
Trường hợp nầy nếu ta dùng câu: Kinh bang tế thế thái linh kế, hay rất linh kế sẽ khắc.
– Tương tự như vậy chữ chót là nhóm âm cao, chữ thứ 5 cận trầm hoặc ngược lại chữ chót là âm cận trầm, chữ thứ 5 nhóm âm cao vẫn dụng được.
– Bài Nhuận kinh thi (Thơ đọc xuôi, ngược)
Nhân văn đỉnh đỉnh nhuận kinh thi Vật bác thần thông kim cổ hy Ân hóa phật tiên trì diệu diệu Phúc sinh phàm vật thọ vi vi Luân chân lý chỉnh vị trung chính Đức trọng tâm cao thị nghĩa quy Xuân khí thanh thiên cơ tế độ Quân minh cập thế xuất nhân kỳ. |
Kỳ nhân xuất thế cập minh quân Độ tế cơ thiên thanh khí xuân Quy nghĩa thị cao tâm trọng đức Chính trung vị chỉnh lý chân luân Vi vi thọ vật phàm sinh phúc Diệu diệu trì Tiên Phật hóa ân Hy cổ kim thông thần bác vật Thi kinh nhuận đỉnh đỉnh văn nhân. |
Câu 5: Luân chân lý chỉnh vị trung chính, chữ vị và chữ chính cùng trắc nhưng 1 cao 1 cận trầm cách xa không khắc nhau.
Bài THẠNH ĐỚI ĐÔNG
Sức sống muôn loài thạnh đới đông*
Thế thiên giao khởi ánh mai hồng
Tây Âu lạc lối lụy dân chúng
Nam Á thuận thời rạng núi sông
Trời hé khung cao thiêng ngọc đế
Biển khơi vực rộng thỏa ngư ông
Vén màn cực lạc vầng đông ửng
Thiên hạ bốn phương ghé mắt trông!
Mùa thu năm Bính Thân 2016
—
*Dãy phía đông
Câu 7: Bắc, Âu đào thải bại dân chúng, chữ bại và chữ chúng cũng là trắc nhưng 1 cao 1 cận trầm cách xa không khắc nhau.
Bài THUẬN LÝ TRỜI
Đại Việt vinh thăng thuận lý Trời
Bốn mùa quang đảng nét thanh tươi
Trăng thu vành vạnh soi sông núi
Nắng hạ hanh hanh sưởi đất đai
Mát mát hơi dương* xuân thoảng thoảng
Se se khí núi đông bời bời
Gió mưa tương thích mượt cây cỏ
Nhịp sống xôn xao đẹp cảnh đời.
Mùa hạ Bính Thân 2016
* Dương: Biển
Câu 7: Gió mưa tương thích mượt cây cỏ, nếu dùng câu Gió mưa tương thích mướt cây cỏ, hay mát cây cỏ sẽ chói. Câu trên thậm chí còn hay hơn chữ thứ 5 vần bằng như: Gió mưa tương thích tươi cây cỏ, hay xanh cây cỏ, hay cùng cây cỏ.
Chính lý nầy giải tỏa ấn tượng câu chữ cuối vần trắc thì chữ thứ 5 bắt buộc phải vần bằng (cải luật), mà chữ thứ 5 có thể dùng vần bằng hay trắc miển không cùng âm sắc với chữ cuối.
d)- Chữ âm trung (chữ không dấu) có ngoại lệ là:
Trường hợp nầy khác hơn thơ lục bát (thơ lục bát chữ thứ 6 và thứ 8 không thể cùng âm sắc), còn đây là chữ thứ 5 và chữ thứ 7 cùng không dấu với nhau vẫn xài tốt, như:
– Bà Huyện Thanh Quan có câu: Một mảnh tình riêng ta với ta.
– Cụ Nguyễn Khuyến có câu: Bác đến chơi đây ta với ta
Câu thứ 8 các chữ thứ 7,5: ta với ta cùng không dấu.
– Tôi có 2 bài thơ dùng như vậy:
– Bài Nuôi Mẹ Cha:
Nuôi mẹ cha già khổ cực sao!
Nhưng đâu sánh nổi nghĩa cù lao
Đồng tiền viên thuốc ta suy tính
Nguồn sữa lực thần ai khấu hao?
Phúc ấm đỉnh chung con cháu hưởng
Mồ hôi nước mắt mẹ cha trao
Song thân xế bóng tri con thảo
Báo đáp tự tâm đạo hiếu cao.
Câu 8: Nguồn sữa lực Thần ai khấu hao?
Bài AI CƯỜI ÔNG?
(Họa thơ cụ Nguyễn Hữu Huân)
Chí hùng thiên hạ thấu đâu không!
Muốn cỗi xiềng chung, riêng phải gông
Quốc phá đồ dânquân tử niệm
Gia vong khổ nghiệp trượng phu tòng
Thác cho đại cuộc danh luôn rạng
Sống chỉ tiểu tư tiếng ắt không
Bỉ vận lụy thân Trời khiến vậy
Mang gông vì nghĩa ai cười ông?
Câu 2: Muốn cỗi xiềng chung riêng phải gông.
Câu 8: Mang gông vì nghĩa ai cười ông?
Có điều chú ý là trường hợp nầy những câu vần BTB chữ thứ 6 vần bằng phải là dấu huyền, không là không dấu (sẽ là liên tục 3 chữ đồng âm dễ nhàm chán).
e)- Với chữ chót là âm trầm: Với câu chữ chót dấu huyền, chữ thứ 5 không dùng chữ dấu huyền.
Ví dụ (cũng 2 bài thơ bà Hồ Xuân Hương):
– Bài Tự tình III:
Câu 4: Nửa mạn phong ba luống bập bềnh. Không thể dùng câu:
Nửa mạn phong ba thuyền bập bềnh.
Câu 6: Dong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh. Không thể dùng câu:
Dong lèo thây kẻ cùng xuôi ghềnh.
– Bài : CHƠI ĐỀN KHÁN XUÂN
Câu 4: Một vũng tang thương nước lộn Trời; Không thể dùng câu:
Một vũng tang thương bùn lộn Trời.
Câu 4: Cực lạc là đây chín rõ mười; Không thể dùng câu:
Cực lạc là đây là rõ mười.
Những điều nầy tuy luật trước nay không nói, nhưng chúng tôi đã kiểm hàng trăm bài của các nhà thơ không thấy phạm, chứng tỏ các nhà thơ có nhạy cảm về âm sắc.
– Chữ thứ 7 dấu huyền kỵ cả chữ thứ 4 cùng dấu huyền.
+ Chữ thứ 7 dấu huyền: Có 2 lý do bị khắc:
Chữ có dấu nào cũng kỵ giữa chữ thứ 7, 5 cùng dấu, riêng chữ không dấu lẽ ra cũng phải chịu chung là kỵ chữ thứ 5 không dấu, nhưng đây miễn trừ (nói trên). Theo Định luật bảo toàn khối lượng “vật chất trong vũ trụ không tự sinh ra cũng không tự mất đi, chỉ chuyển từ trạng thái nầy sang trạng thái khác”, trong luật thơ cũng vậy.
Trong khi chữ thứ 7 mỗi câu đều kỵ chữ thứ 5 cùng dấu; chữ không dấu không kỵ gì cả, nó cũng chuyển cho chữ thứ 7 dấu huyền kỵ gấp đôi, đó là chữ thứ 5 lẫn thứ 4 dấu huyền đều kỵ. Bởi là dấu huyền là thái âm, trầm tịch nhất, chịu ảnh hưởng mạnh đến cả chữ thứ 4.
Ví dụ:
– Cũng Bài Tự tình III:
Câu 4: Nửa mạn phong ba luống bập bềnh. Không thể dùng câu:
Nửa mạn nổi chìm luống bập bềnh (chữ thứ 4 cùng dấu huyền nghe trầm tịch).
Câu 6: Dong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh. Không thể dùng câu:
Dong lèo thây người rắp xuôi ghềnh (chữ thứ 4 cùng dấu huyền nghe trầm tịch).
– Cũng Bài : CHƠI ĐỀN KHÁN XUÂN
Câu 4: Một vũng tang thương nước lộn Trời; Không thể dùng câu:
Một vũng đau buồn nước lộn Trời.
Câu 4: Cực lạc là đây chín rõ mười; Không thể dùng câu:
Cực lạc đây rồi chín rõ mười.
Tôi cũng có 2 bài như vậy:
– Bài Thực hư liên hệ trên:
Câu 8: Huấn hóa gia phong thậm thức thời, không thể dùng câu:
Huấn hóa gia đình thậm thức thời (chữ 4 đình và 7 thời cùng dâu huyền khắc).
Cũng không thể dùng câu: Huấn hóa gia phong là thức thời (chữ 5 là và 7 thời cùng dâu huyền khắc).
– Hay trong bài ĐẾN ĐỈNH ĐÀI
Lặng lẽ xuân nay đến đỉnh đài
Khán xuân suy gẫm chuyện trần ai
Trời cao vòi vọi mây vây nắng
Biển thấp le te nước nuốt Trời
Rừng núi chập chùng tặc phá tróng
Suối sông chi chít nhiếp khơi vơi
Xuân nầy xuân tới trừ ma mãnh
Xuân nữa trung hưng chín rõ mười.
Câu 3: Biển thấp le te nước nuốt Trời; không thể dùng câu:
Biển thấp lè tè nước nuốt Trời.
Câu 8: Xuân nữa trung hưng chín rõ mười; không thể dùng câu:
Xuân nữa hoàn thành chín rõ mười.
Phân tích sâu thêm:
Sở dĩ như các quy định trên bởi:
– Âm cao và cận cao (chữ dấu sắc hỏi ngã) dương với dương trùng nhau hay liên quan nhau sẽ chói tai.
– Âm cận trầm (chữ dấu huyền dấu nặng) 2 chữ trùng nhau sẽ trầm tịch, riêng chữ 7 dấu huyền kỵ cả với chữ 4 và 5 cùng dấu huyền càng trầm tịch hơn.
– Nhóm Âm cao với chữ dấu nặng tuy cùng vần trắc, nhưng có gián cách ở 2 nhóm âm với dương, (nhứt là xuyên qua âm trung), không ức chế nhau nên không kỵ.
– Âm trung với trung (chữ không dấu với nhau) là trung hòa không gây sốc, chỉ giữ không cho 3 chữ liên tục cùng không dấu sẽ nhàm chán.
————
Xem tiếp phụ dẫn 2 Phân tích "8 Lỗi", "12 Bịnh" link: http://caitaohoancau.com/7-net/