Phân tích “8 lỗi”:
1- Thất niêm
2- Thất luật
3- Thất đối
4- Thất vận (lạc vận, cưỡng vận)
5. Bình đầu
6. Thượng vỹ
7. Phạm đề/Mạ đề
8. Khổ độc
4 lỗi phía trên: Thất niêm, Thất luật, Thất đối, Thất vận; từ xưa mọi người làm thơ đều biết không phải nói thêm; riêng lỗi 8 “khổ độc” họ đưa ra chung chung quơ đũa cả nắm gây lạc hướng nhận thức của mọi người, mục Luật Âm sắc chúng tôi có phân tích rõ lý lẽ.
Còn lại 3 lỗi 5,6,7: Bình đầu, Thượng vỹ, Phạm đề/Mạ đề là sự quan trọng hóa vấn đề, thiếu cơ sở lý luận vững chắc.
Dẫn giải cụ thể sau:
Lỗi 5,6 Bình đầu, Thượng vỹ:
Người ta nói chữ đầu 3, 4 câu liên tục cùng loại từ là phạm Bình dầu; chữ cuối 3, 4 câu liên tục cùng một loại từ là phạm lỗi Thượng vỹ.
a)- Trước nói Thượng vỹ:
Trong bài thơ thì 5 luật: Luật bằng trắc, luật nêm, luật vần, luật đối, luật âm sắc là đủ, giống như căn nhà đã chọn phương hướng và cách xây dựng, bố trí bên trong đúng.
Các nội dung khác giống như sự trang trí, sơn phết bên ngoài; phía trước nhà là dương, phía sau âm; trang trí phải ở vị trí dương, không bao giờ trang trí phía sau âm; “lỗi” Thượng vỹ nói về các chữ cuối câu là âm là vô lý, không cần phải xem xét.
Ví dụ:
Bài Bạn đến chơi nhà của cụ Nguyễn Khuyến:
Đã bấy lâu nay bác tới nhà,
Trẻ thì đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu, nước cả, khôn chài cá;
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ;
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây, ta với ta.
Các câu 3,4,5,6 có các chữ cuối cũng cùng danh từ: cá, gà, nụ, hoa.
Bài Thơ cụ Thơ cụ Phan Bội Châu Bài BUỔI RẠNG ĐÔNG
Vui vẻ gì hơn buổi rạng đông?
Chim kêu gà gáy giục vừng hồng
Mây khoe sắc đẹp trên đầu núi
Nguyệt chiếu gương bờ dưới đáy sông
Đánh thức bà con còi mục tử
Rủ ranh phường bạn tiếng ngư ông
Người đời hăm hở lo công việc
Mê ngủ còn ai tỉnh giấc trông?
Các câu 3,4,5,6 có các chữ cuối cũng cùng danh từ: đầu núi, đáy sông, mục tử, ngư ông.
Thơ Nguyễn Công Trứ ĐI THI TỰ VỊNH
Đi không há lẽ trở về không ?
Cái nợ cầm thư phải trả xong.
Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt
Dở đem thân thế hẹn tang bồng.
Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông.
Trong cuộc trần ai, ai dễ biết
Rồi ra mới rõ mặt anh hùng.
Các câu 3,4,5,6 có các chữ cuối cũng cùng danh từ: tuế nguyệt, tang bồng, trời đất, núi sông. Tất cả có gì là khắc đâu?
Do đó cần loại bỏ lỗi Thượng vỹ.
– Lỗi 5 Bình đầu:
Trong bài thơ Thất ngôn bát cú thì 2 câu đầu và 2 câu cuối là tự do không dính líu nhau, chỉ 2 cặp đối là có sự tương quan ràng buộc nhau mới phải xem xét.
Để tìm hiểu sâu xin liên hệ mấy bài thơ:
– Chỉnh 1 cặp đối bài thơ của tôi: Bài THUẬN LÝ TRỜI
1. Bài làm trước |
2. Sau sửa lại |
Đại Việt vinh thăng thuận lý Trời Bốn mùa quang đảng nét thanh tươi Trăng thu vành vạnh soi sông núi Nắng hạ hanh hanh sưởi đất đai Hơi biển se se xuân thoảng thoảng Khí non* lành lạnh đông bời bời Gió mưa tương thích mượt cây cỏ Nhịp sống xôn xao đẹp cảnh đời. |
Đại Việt vinh thăng thuận lý Trời Bốn mùa quang đảng nét thanh tươi Trăng thu vành vạnh soi sông núi Nắng hạ hanh hanh sưởi đất đai Mát mát hơi dương** xuân thoảng thoảng Se se khí núi đông bời bời Gió mưa tương thích mượt cây cỏ Nhịp sống xôn xao đẹp cảnh đời. |
Bài làm trước chữ đầu cả 6 câu: 3,4,5,6,7,8 cùng dùng danh từ: Trăng, Nắng, Hơi, Khí, Gió, Nhịp sống. Bài sau 2 câu 5,6 đổi lại 4 từ, bài thơ có vẽ hay hơn.
——–
*Non: Núi, **Dương: Biền
——–
Họa thơ Cụ NGUYỄN KHUYẾN | |
Nguyên tác: BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ Đã bấy lâu nay bác tới nhà Trẻ thời đi vắng chợ thời xa Ao sâu nước cả khôn chài cá Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà Cải chửa ra cây cà mới nụ Bầu vừa rụng rốn mướp đương hoa Đầu trò tiếp khách trầu không có Bác đến chơi đây ta với ta. |
Họa y vận: NƯỚC QUÊ HƯƠNG Quí hóa hôm nay bạn tới nhà Mừng mừng nhưng dạ tí xôn xa Lo ao nước cả khôn chài cá Ngại đất rào thưa khó bắt gà Cải mới bén cây cà sắp nụ Bầu chưa kết trái mướp đương hoa Biết mô hay rứa* đầu câu chuyện? A! Nước quê hương ta với ta! ——- *Mô: đâu, Rứa: thế. |
*Mô: đâu, rứa: thế. Biết tìm các thứ? Biết mô hay rứa đầu câu chuyện? Hay cứ thế mà tiếp khách?
—–
Bài nguyên tác: Hai chữ đầu 4 câu 3,4,5,6 danh từ ao, vườn, cải, cà. Bài họa đổi chữ đầu câu 3,4 sang động từ Lo, Ngại; bài thơ nghe hay hơn.
Nhưng như thế cũng không thể xem bài nguyên tác là phạm! Nói thêm: 4 chữ chót 4 câu 3,4,5,6 hai bài vẫn nguyên là danh từ: cá gà nụ hoa; Bài họa nghe có vẽ hay hơn bài nguyên tác do ở sự đổi 2 chữ đầu chớ không liên quan đền việc có đổi hay không 4 chữ cuối, bài thơ trọn vẹn không có khiêm khuyết nào; càng chứng tỏ cái gọi là “lỗi Thượng vỹ” là vô nghĩa.
Xin liên hệ thêm:
Bài Thơ cụ Huỳnh Thúc Kháng. Bài CẢM ĐỜI
Được thua nào kể chuyện con con
Cuộc thế không vui cũng chẳng buồn
Trời bởi say hoài hồn chửa tỉnh
Đất vì xoay mãi máy không mòn
Ngọn triều gió cuốn lên rồi xuống
Vừng nguyệt mây che méo lại tròn
Cho biết trăm năm là cõi tạm
Hơn nhau chỉ một tấm lòng son.
Các câu 3,4,5,6 có các chữ đầu cùng danh từ Trời, Đất, Ngọn, Vừng cũng không có gì là khắc.
Do đó vấn đề nầy nếu theo được thì tốt, nhưng nếu không theo như 2 bài nguyên tác trước làm trước hoặc bài Cảm Đời không phải là bất dụng.
Do đó “Bình đầu” không bắt buộc; nên không gọi là “lỗi” mà chỉ nên ghi: chữ đầu 2 cặp đối nên dùng 2 loại từ khác nhau sẽ hay hơn.
b)- Lỗi 7 Phạm đề:
4 câu Trạng, Luận là lượt ghi và dẫn giải, không bao quát nội dung bài thơ nên không dùng các trong đó để đặt đề bài thơ. Bình thường nếu dùng như vậy tựa đề không bao quát được nội dung mà sẽ giống như móc ruột mình ra cho người xem.
Nhưng cũng không tuyệt đối, không bắt buộc hoàn toàn (trừ những trường hợp trùng từ do nhấn mạnh nội dung, nhất là cố ý dùng từ độc lập mà nhấn mạnh nội dung của một bài phản đề, thơ trào phúng như bài thơ nơi link: http://caitaohoancau.com/vu%CC%83ng-chi-tu-2/
—–
B- Phân tích “12 Bịnh”:
|
12 lỗi trên mạng nói |
Lý giải |
1 |
Trùng vận : Thơ ĐL chỉ dùng đơn vận, nếu cùng một chữ vần được dùng lặp lại ở hai câu khác nhau thì gọi là trùng vận, bài thơ sẽ hỏng. Tuy nhiên trùng âm mà khác nghĩa thì chấp nhận nhưng đặt gần nhau sẽ không hay. |
Loại “lỗi bịnh” vu vơ không có lý giải chính đáng. Trùng vận mà không phải trùng từ không phải là điều đáng nói.
|
2 |
Trùng từ: Một từ được dùng 2 hoặc 3 lần trong bài thơ thì gọi là trùng từ hoặc điệp từ. |
Bài Thơ Đường chỉ 56 chữ, mỗi chữ phải có ý nghĩa riêng, không nên trùng nhau. Ngoại trừ thơ độc vận và để nhấn mạnh một nội dung nào đó hay cần nói thêm nội dung gắn liền với từ đó(a). |
3 |
Trùng ý: Từ ý đã dùng rồi mà còn dùng nữa thì gọi là trùng ý. Nếu rơi vào cặp thực hay cặp luận thì gọi là hiệp chưởng hay còn gọi là bổ nứa. VD: nước mắt – lệ; Trăng- nguyệt… nếu dùng cùng nghĩa thì là lỗi dùng từ trùng ý. |
Trùng ý làm bài thơ không tốt về tứ, nhưng trừ trường hợp câu 8 dùng lại câu đầu (có ý mạnh)(b).
|
4 |
Điệp điệu: Thường gặp ở giữa bài nhiều câu ngắt nhịp như nhau bởi đi cùng cấu trúc: VD 4 câu liên tiếp có từ láy đặt cùng vị trí giữa câu = lỗi điệp điệu, làm cho cả 4 câu thơ có cùng cách đọc không hay. Như 4 câu dưới đây: Người đang lặng lẽ sầu trên mắt |
Loại “lỗi bịnh” vu vơ không có lý giải chính đáng, chúng tôi sẽ dẫn chứng bên dưới
|
5 |
Điệp thanh Trong câu có 3 từ đi liền nhau cùng thanh dấu, hoặc trong câu có 4 từ cùng thanh dấu là lỗi điệp thanh |
Điệp thanh là cùng thanh âm thì chỉ 3 chữ cuối câu không dấu đã nói trên, ngoài ra không thể có 3 chữ cuối có dấu trùng, vì chữ 5, 6, 7 khác bằng trắc. Còn các chữ 1,2,3 không phải là đối tượng nghiên cứu. |
6 |
Điệp âm Là trong câu có 03 từ thông vần, hoặc trong liên có 04 từ thông vần. |
Thông vần không có gì phải kỵ. |
7 |
Đại vận Nếu chữ thứ 4 trong câu cũng vần với chữ cuối câu thì phạm lỗi đại vận : VD “Lá rụng bên thềm gợi nhớ thêm”: Thềm – Thêm thông vần Êm = lỗi đại vận. |
Trùng vần không có gì phải kỵ. Thềm và thêm, êm không kỵ gì cả. |
8 |
Tiểu vận Nếu chữ thứ 2 trong câu vần với chữ thứ 6 hoặc thứ 7 thì phạm lỗi tiểu vận. “Buổi đó anh về mưa ngập ngõ” (Đó -Ngõ) |
Đưa ra “lỗi bịnh” sai: Chữ thứ 2 và 6, 7 là trước và sau trung tâm là âm với dương không có kỵ. Đặc biệt chữ thứ 2,6 không là đối tượng phải xét. |
9 |
Phong yêu Nếu chữ cuối câu trùng thanh dấu với chữ thứ 2 trong cùng câu thì gọi là lỗi phong yêu. “Buổi đón em về mưa ngập lối” (Đón – Lối ) cùng thanh dấu. |
Đưa ra “lỗi bịnh” sai: Chữ thứ 2 và 7 là trước và sau trung tâm là âm với dương không có kỵ. Hai chữ đón và lối không có kỵ.
|
10 |
Hạc tất Nếu chữ cuối câu trùng thanh dấu với chữ thứ 4 trong cùng câu thì gọi là lỗi hạc tất. “Lá rụng đầy sân gợi nhớ thêm” (Sân – Thêm) cùng thanh dấu. |
Chỉ chữ 4,7 cùng dấu huyền mới kỵ, trường hợp khác không kỵ (có nói trong luật Âm sắc). |
11 |
Chánh nữu Trong một câu có từ 03 chữ cùng phụ âm đầu (hoặc bắt đầu bằng nguyên âm, không có phụ âm đầu) thì phạm lỗi chánh nữu. “Thả bóng bên thềm để nhớ thêm”. Có 3 từ cùng phụ âm đầu TH: Thả, Thềm, THÊM |
Điều nầy vô lý (sẽ có ví dụ dẫn chứng bên dưới) (c). (c) Xem bài thơ dưới |
12 |
Bàng nữu Trong liên có từ 04 chữ cùng phụ âm đầu hoặc bắt đầu bằng nguyên âm thì phạm lỗi bàng nữu: Những độ mơ màng nâng phím để… |
Điều nầy vô lý (sẽ có ví dụ dẫn chứng bên dưới). (c) Xem bài thơ dưới |
(a) Với lỗi 2 tôi có bài Nghĩa Dài Lâu
Tâm từ ý thiện kết minh châu
Trị bịnh thuốc không bửu pháp mầu
Luân đốt luân xoa luân chuyển mạnh
Huyệt châm huyệt bấm huyệt giao sâu
Tay làm tay luyện nghiệp nghề vững
Dạ khắc dạ rèn đạo nghĩa cao
Từ thiện nhỏ phòng lòng chẳng nhỏ
Vì đời phục sự nghĩa dài lâu.
Bài thơ có 3 chữ luân, 3 chữ huyệt, 2 chữ tay, 2 chữ dạ, 2 chữ nhỏ.
(b) Với lỗi 3 tôi có bài: BÀN LONG HÓA PHI LONG
Bàn Long đắc vận hóa Phi Long
Phước địa Phụ nguyên(a) phước tổ tông
Kiến quốc, an dân phân tập chuẩn
Kinh bang, tế thế diễn quy đồng
Triệt đồ địa ngục vật nhân hỗn
Kiến cảnh bồng lai thiên thế thông
Nhân loại đong nên bầu bảo ngọc(b)
Bàn long miên viễn nghĩa Phi Long.
(a)Chữ Phụ cộng chữ Nguyên ra chữ Nguyễn:
(b)Nguyên văn câu thơ tuyệt tác của Nguyễn Trãi.
Bài thơ câu 8 và câu đầu dùng chung 1 câu Bàn long ….. Phi Long
(c) Với lỗi 11, 12 tôi có bài thơ CẢM ĐỜI
(Họa thơ cụ Huỳnh Thúc Kháng)
Cõi thế được thua chuyện cỏn con
Thua suy thông thấu hẵn hơn buồn
Vận thời bĩ bạc đừng nên chểnh!
Nhựt nguyệt mông minh mãi mấy mòn?
Cời cợt có cơn nên kém cạnh
Tự tin sâu suốt sẽ vuông tròn
Cơ cầu chưa chắc hay nơi nhẫn
Kết cục thành thông chính chỗ son.
Bài thơ câu câu 2 có 3 chữ Th; câu 4 có 5 chữ m; câu 5 có 5 chữ C, câu 7 có 4 chữ C, câu 8 có 3 chữ C:
Những điều nêu trên có gì là lỗi?.
——–
– Dựa vào “lỗi bịnh” nhiều người phê bình thơ danh nhân:
1.- Long Hồ 1 Vĩnh Long có mấy bài phê bình:
Thí dụ : “Qua Đèo Ngang là một bài thơ rất nổi tiếng của Bà Huyện Thanh Quan, dựa vào 8 Bệnh của Thơ Đường Luật, chúng ta thử xem bài thơ này có bao nhiêu Bệnh”:
Bước tới đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước.
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
Bình luận của Long Hồ với bài Qua Đèo Ngang |
Ý kiến chúng tôi |
|
1 |
Bệnh Bình Đầu : Chữ đầu câu của 4 câu cuối có 3 chữ Nhớ-Thương-Dừng cùng tự loại là Động từ (Sai). |
Loại “lỗi bịnh” vu vơ không có lý giải chính đáng, chúng tôi sẽ dẫn chứng bên dưới(a) |
2 |
Bệnh Thượng Vỹ : Chữ cuối 4 câu trên có 3 chữ Hoa-Chú-Nhà cùng là danh từ (Sai) |
Loại “lỗi bịnh” vu vơ không có lý giải chính đáng, chúng tôi sẽ dẫn chứng bên dưới(a) |
3 |
Bệnh Phong Yêu : ở câu 2 có chữ Cây và Hoa cùng dấu thanh Câu 5 có chữ Nước và Quốc cùng dấu thanh (Sai). |
Bài “Luật Âm sắc” chúng tôi có nói rõ: các chữ 1,2,3 ở phía trước dương không tác động đến chữ thứ 7 ớ phía sau âm(a). |
4 |
Bệnh Hạc Tất : Câu 3 có chữ thứ 4 và chữ thứ 7 cùng dấu thanh. Câu 8 cũng thế. (Sai). |
Chữ thứ 4 và thứ 7 chỉ cùng dấu huyền mới kỵ, còn riêng chữ không dấu trung lập không kỵ bất kỳ trường hợp nào, luật Âm sắc chúng tôi có nói rõ. |
5 |
Bệnh Chánh Nữu : Câu cuối có 3 chữ cùng phụ âm t (Sai). |
Loại “lỗi bịnh vu vơ không có lý giải chính đính, chúng tôi sẽ dẫn chứng bên dưới(a) |
6 |
Bệnh Bàng Nữu : ở 4 câu cuối bị bệnh này, 5 chữ mang cùng phụ âm đầu là 5 chữ t và 4 chữ m, 5 chữ n (Sai). |
Loại “lỗi bịnh vu vơ không có lý giải chính đính, chúng tôi sẽ dẫn chứng bên dưới(a) |
7 |
Bệnh Đại Vận : câu thứ 2 có chữ thứ 4 là đá chữ thứ 7 là hoa trùng vần(Sai). |
Bài “Luật Âm Sắc…” chúng tôi có nói rõ: các chữ 1,2,3 ở phía trước dương không tác động đến chữ thứ 7 ớ phía sau âm. |
8 |
Bệnh Tiểu Vận : Câu thứ 6 có chữ thứ 2 là nhà và chữ thứ 7 là gia trùng vần. (Sai). |
Đây là thuật chơi chữ Việt và Hán được phép trong văn thơ, bắt lỗi vu vơ. |
Trương Minh Thuận và Long Hồ 1, Mặc Nhân Sơn còn phê câu: Một mãnh tình riêng ta với ta. ta với ta là phạm “Khổ độc” |
Như trên nói: Chữ 5,7 cùng dấu mới kỵ, không dấu là trung dung không kỵ. Ví dụ nếu dùng: Một mãnh tình riêng mình với mình sẽ khắc (xin xem trong Luật Âm Sắc). |
Long Hồ 1 còn có bài phê bình:
Bài “Đón Tết” của cụ Tú Xương “Có chăng chừa rượu với chừa chè“
Anh em đừng nghĩ tết tôi nghèo
Tiền bạc trong kho chửa lĩnh tiêu
Rượu cúc nhắn đem, hàng biếng quẩy
Trà sen mượn hỏi, giá còn kiêu
Bánh chưng sắp gói e nồm chảy
Giò lụa toan làm sợ nắng thiu
Thôi thế thì thôi đành tết khác
Anh em đừng nghĩ tết tôi nghèo.
Bắt lỗi Bệnh Thượng Vỹ : 4 câu đầu có 3 chữ cuối là động từ : tiêu, quẩy, kiêu.
Ngoài ra còn liên hệ các lỗi bịnh khác:
Long Hồ bắt các lỗi |
Ý kiến chúng tôi |
Bệnh Bình Đầu : 4 câu đầu, 4 câu giữa và 4 câu cuối đều mắc phải lỗi vì có danh từ ở đầu câu. |
4 câu đầu và 4 câu cuối không phải đối tượng xem xét.
4 câu giữa các chữ đều là danh từ nếu thay 2 trong 4 thì hay hơn, nhưng điều nầy không phải là luật hay lỗi mà tùy người dùng, đặc biệt loại thơ trào phúng không phải phê phán như vậy!. |
Bệnh Phong Yêu : bị lỗi ở câu thứ 4: sen, kiêu và thứ câu 7: thế, khác |
Phong yêu là lỗi vớ vẩn (có nói rõ trong Luật Âm sắc). |
Bệnh Hạc Tất :lỗi ở câu 2: kho, tiêu. |
Chữ không dấu không kỵ tất cả. |
Bệnh Chánh Nữu : Câu 7 có 3 phụ âm trở lên th : Thôi, thế, thì, thôi |
Lỗi vớ vẩn |
Bệnh Bàng Nữu : 4 câu cuối cùng phụ âm t : toan, tết, tết, tôi. |
Lỗi vớ vẩn |
Với bài này Cụ Tú Xương nhà ta bị mắc phải 6/8 bịnh??? Dùng lỗi bịnh vớ vẩn phê như vậy là không nên chút nào!
Chúng tôi nghĩ bài thơ không mắc 6 bịnh như trên, chỉ khiếm khuyết là câu 1 và câu 2 dùng chính vận và bàng vận sát bên nhau, bài thơ kém hay.
———
(a) Xem thêm các bài thơ dẫn bên dưới:
2.- Trương Minh Thuận Phê bài Tự Tình III của bà Hồ Xuân Hương:
Chiếc bách buồn về phận nổi nênh
Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh
Lưng khoang tình nghĩa đường lai láng
Nửa mạn phong ba luống bập bềnh
Cầm lái mặc ai lăm đổ bến
Dong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh
Ấy ai thăm ván* cam lòng vậy
Ngán nỗi ôm đàn* những tấp tênh.
——
(*)Thăm ván: nói về chuyện lấy vợ
(*)Ôm đàn: nói về việc lấy chồng
———-
– Dựa vào “lỗi bịnh Phong yêu” Trương Minh Thuận, phê lỗi trùng thanh dấu 2 câu:
Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến
Giong lèo thây kẻ ráp xui ghềnh
Hai câu thơ hoàn toàn đúng luật, dựa vào cái lỗi vớ vẩn để phê phán là sai lầm nghiêm trọng không nên chút nào!
Trương Minh Thuận nói về trùng từ: Dùng lại chữ một lần thì tạm chấp nhận, dùng lại hai, ba lần thì bài thơ bị đánh giá là kém cỏi.
Ví dụ:
Bài thơ Trần Tế Xương Dại khôn
Thế sự đua nhau nói dại khôn
Biết ai là dại biết ai khôn ?
Khôn nghề cờ bạc là khôn dại
Dại chốn văn chương ấy dại khôn
Mấy kẻ nên khôn đều có dại
Những người có dại mới nên khôn
Cái khôn ai cũng khôn là thế
Mới biết trần gian kẻ dại khôn
Đây là loại thơ độc vận (cả 5 câu vần đều dùng 2 chữ dại, khôn), không hiểu mà phê thế là không nên.
Xin nêu 2 bài như vậy của tôi:
KHỔ VUI
(Độc vận khổ vui)
Suy thạnh tỉnh say khổ khổ vui
Sự đời khuất khúc khổ xen vui
Hết tiền hết bạn vui ra khổ
Có rượu có trà khổ lại vui
Tài hám cao danh vui chứa khổ
Tâm ba ngoại vật khổ trong vui
Cho hay phúc họa tiềm vui khổ
Bớt khổ bớt vui ấy trọn vui.
THẮNG THUA
(Độc vận thắng thua)
Đẹp đẽ chi đâu chuyện thắng thua!
Ai ơi sự thế thắng xen thua!
Thua tâm nhẫn nhuận là thua thắng
Thắng ý tặc tà ấy thắng thua
Cố chấp tỵ hiềm thua ngỡ thắng
Vị tha bác ái thắng hòa thua
Còn u ô trọc còn thua thắng
Thấu lý vĩnh hằng chẳng thắng thua.
Trương Minh Thuận và Mặc Nhân Sơn phê thất luật bài Đèo Ba Dội của Hồ Xuân Hương là thất luật bằng trắc:
Một đèo, một đèo, lại một đèo
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo
Cửa son đỏ loét tùm hum nóc
Hòn đá xanh rì lún phún rêu
Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc
Đầm đìa lá liễu giọt sương gieo
Hiền nhân quân tử ai là chẳng
Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo.
Xin nói thêm bà Hồ Xuân Hương được xếp vào 6 nhân vật trong 5 tác phẩm thơ hay nhất toàn quốc trước nay, đó là:
1/- Thơ Đường Hồ Xuân Hương
2/- Thơ Triết lý Nguyễn Trãi
3/- Truyện Kiều Nguyễn Du
4/- Cung Oán Ngân Khúc của Nguyễn Gia Thiều.
5/- Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm diễn Nôm.
– Trình độ thơ bà Hồ Xuân Hương chắc không kém hiểu biết đến mức viết sai luật sổ sàng như vậy?
Nếu dùng câu: Đèo nọ đèo kia lại một đèo sẽ không phạm luật, nhưng 3 cái đèo không liền nhau.
Hoặc câu: San sát bên nhau 3 cái đèo, thì 3 đèo liền nhau, sẽ vừa không phạm luật, vừa 3 cái đèo liền nhau, nhưng sẽ là câu thơ tầm thường.
Một đèo, một đèo, lại một đèo thể hiện 3 cái đèo thoai thoải đập vào mắt người một cách tình cờ tự nhiên, câu thơ hồn nhiên mà sống động.
Không thấu lý mà phê bình như vậy là kém cỏi.
Cái hay của bài thơ chúng tôi sẽ đề cập trong bài: “Tứ Tự Thuật Luật” về Thuật làm thơ sẽ đăng tiếp sau bài nầy.
Ngoài ra còn có những phê bình các danh thơ khác như Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Tôn Thọ Tường, Phan Thanh Giản… .
Một số phê thơ danh nhân của Trương Minh Thuận và Mặc Nhân Sơn Phê cưỡng vận: Thơ Bà Hồ Xuân Hương:
KHÔNG CHỒNG MÀ CHỬA
Cả nể cho nên hoá dở dang,
Nỗi niềm chàng có biết chăng chàng.
Duyên thiên chưa thấy nhô đầu dọc*
Phận liễu sao đà nảy nét ngang*.
Cái nghĩa trăm năm chàng nhớ chửa?
Mảnh tình một khối thiếp xin mang.
Quản bao miệng thế lời chênh lệch
Những kẻ không mà có mới ngoan
Ang và oan là bàng vận hay cận âm không thể gọi là cưỡng vận!!
– Phê cưỡng vận: Thơ Trần Tế Xương
ĐÊM BUỒN
Trời không chớp bể với mưa nguồn
Đêm nảo đêm nao tớ cũng buồn
Bối rối tình duyên cơn gió thoảng
Nhạt nhèo quang cảnh bóng trăng suông
Khăn khăn áo áo thêm rầy chuyện
Bút bút nghiên nghiên khéo giở tuồng
Ngủ quách sự đời thây kẻ thức
Bên chùa thằng trọc đã hồi chuông
Uôn và uông là bàng vận hay cận âm không thể gọi là cưỡng vận!!
– Phê Điệp thanh: Thơ Nguyễn Công Trứ
THAN NGHÈO
Chẳng chán ru mà quấy mãi đây
Nợ nần dan díu bấy lâu nay
Mang danh tài sắc cho nên nợ
Quen thói phong lưu hoá phải vay
Quân tử lúc cùng thêm thẹn mặt
Anh hùng khi gấp cũng khoanh tay
Còn trời còn đất còn non nước
Có lẽ ta đâu mãi thế này
Bài thơ đúng luật hoàn toàn. Các chữ 3 với 6,7 và 1,2 với 5,6 không phải là đối tượng nghiên cứu về “khổ độc”.
– Trương Minh Thuận và Mặc Nhân Sơn Phê điệp điệu thơ bà Hồ Xuân Hương
HẰNG NGA
Hỡi chị Hằng Nga náu Quảng Hàn
Bốn mùa trăng gió với giang san
Áo tiên tuy nhuộm mùi Vương Mẫu
Hương tục còn nồng lửa Hậu Lang
Mắt phượng đã say miền ngọc thỏ
Cung nghê nỡ phụ khúc cầm loan
Nếu không duyên nợ cùng người thế
Xin chớ gieo mình nước hợp loan
Thế nào là ngắt nhịp ở đây? Vớ vẩn!
Phê Điệp âm Thơ Nguyễn Khuyến:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Cũng chỉ là cách phê Vớ vẩn!
Cùng nhiều phê phán khác với các danh thơ khác một cách khiếm nhã.
————
Trong nhóm gọi là Bàn thành tứ hữu thì Hàn Mặc Tử và Quách Tấn gây sốc nặng nề nền văn học nước nhà một thời gian dài.
Hàn Mặc Tử người chủ yếu khởi xướng ra Trường thơ Loạn Sau cùng chết cô đơn lạnh lẽo trong chòi tranh hoang ở Gò Bồi bởi chứng bịnh hủi quái ác mà bấy giờ mọi người đều kinh tởm.
Còn Quách Tấn thì bị “gậy ông đập lưng ông”, chính những người tôn sùng “Bệnh và Lỗi” dùng các “bịnh lỗi” ấy phê thơ ông không thương tiếc; và cuối cùng ông bị mù lòa trước khi chết năm tại Nha Trang!
Ấy là cái giá phải trả của 2 con người gây sốc cho nền văn học nghệ thuật nước nhà một thời gian dài vậy!
Long Hồ có liên hệ phê phán Bài thơ của Quách Tấn:
Long Hồ nói: Quách Tấn một trong những người đề xướng “Bệnh và Lỗi Trong Thơ Đường Luật” cũng vướng 6/8 Bệnh:
” Đêm Tình”
Giấc thắm tình duyên non gối nước
Mán sương để lọt ánh sao băng.
Hồn hoa chợp mộng thơm hồn gió;
Tóc liễu dừng thơ đón tóc trăng.
Muôn điệu tơ lòng run sẽ sẽ,
Nửa vời sóng nhạc giợn lâng lâng.
Phòng hương thương kẻ ngồi nương triện
Tình gởi mây xa lệ ngập ngừng.
– Bệnh Thượng Vỹ : chữ cuối câu của 4 câu đầu có 3 chữ trở lên cùng tự loại là danh từ. 3 chữ thứ 5 của 4 câu giữa và 4 câu cuối cùng là động từ (dùng lỗi vu vơ phê sai).
– Bệnh Bình Đầu : Chữ đầu câu của 4 câu đầu có 3 chữ trở lên cùng tự loại là danh từ (Bình đầu không phải là 1 bịnh).
-Bệnh Phong Yêu : Câu 1 thắm – nước; câu 2 sương – băng- Bệnh Hạc Tất :Câu 4 thơ – trăng (dùng lỗi vu vơ phê sai).
– Bệnh Chánh Nữu : Câu 3 có cùng 3 phụ âm h : hồn – hoa – hồn (dùng lỗi vu vơ phê sai).
– Bệnh Bàng Nữu : 4 câu cuối có cùng phụ âm l : lòng – lâng – lâng – lệ (dùng lỗi vu vơ phê sai)….
Như thế, “Đêm Tình” cũng bị 6/8 Bệnh!!!
———-
Xem Phụ dẫn 3: Cách Đối trong thơ Đường nơi link: http://caitaohoancau.com/8-net/
Tan Vo
Đúng là đưa ra nhiều bệnh và lỗi vớ vẫn; giống như yêu cầu người thì không được có nốt ruồi, không được có mồ hôi, không được có cảm sốt, không được ho…
Chính yếu cần yêu cầu là: vần – niêm – luật – đối .