Kinh dịch nói: “Dịch đạo gồm cả cái đạo đi ra và cái đạo trở về… tức là đạo trở về ngôi thái cực của mình” (112D). “Vạn vật hoàn về điểm khởi thì kiết tường chí cực, danh dương tứ hải, phú quý vô tỷ, kiết tường, mang đến sự tôn quý tự nhiên” (xem thêm Thiên Nhân).
Xã hội loài người từ Nguyên thủy đi ra, phát triển qua các HTKTXH khác nhau, và cuối cùng hồi quy là phải hồi quy về với Nguyên thủy với trình độ cao hơn tức tiến lên Đại đồng. Cuộc biến động hiện nay là cái gút của sự tiến hóa, là chặng cuối; giai đoạn Hủy của PTSX TBCN, là điều kiện để chuyển giai đoạn. PHSX TB đã để lại một cơ ngơi lớn lao về cơ sở vật chất kỹ thuật và tri thức khá cao cho nhân loại, là điều kiện tốt để chuyển biến.
Kinh dịch cũng nói “Vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản” (120D). Thập niên đầu thế kỷ 21 là thời kỳ kết thúc giai đoạn Suy chuyển sang giai đoạn Hủy để đưa nhân loại tiến lên Đại đồng.
Vạn vật có nén lại mới có tiến lên, cuộc khủng hoảng kinh tế càng về sau càng nặng nề hơn, nhứt là khi chiến tranh xảy ra. Bởi nó là bước nhúng để nhảy.
Kinh dịch cũng nói: “Tất cả mọi cuộc biến hóa lớn nhỏ gì trên đời từ 2 lẽ âm dương mà ra. Có cả âm lẫn dương mới có biến hóa, nhất định không có trang thái cô âm hay cô dương. Nếu chỉ có 1 âm gay 1 dương thì âm ấy hay dương ấy sẽ bị diệt”.
Về kinh tế thì ở hạ tầng cơ sở chủ Tư bản dương, công nhân âm; cơ cấu Kinh tế bao cấp ở cơ sở phá bỏ Tư bản chỉ còn công nhân âm như rắn mất đầu nên suy bại; cơ cấu Kinh tế Tư bản ở cơ sở có cả công nhân và tư bản, là có cả âm dương đúng quy luật nên tồn tại phát triển; nhưng trong tổng thể thì chính quyền lãnh đạo dương, nền kinh tế âm; chính quyền không có chủ trương chính sách điều khiển; thành ra vô chủ cũng là rắn mất đầu, sau cùng bị khủng hoảng.
Kinh tế bao cấp là kinh tế có kế hoạch, chính quyền nắm điều hành Kinh tế là có âm dương, không bị khủng hoảng kiểu CNTB; nhưng âm dương là mối quan hệ gián tiếp chớ không phải trực tiếp (xin xem lại Định luật Hấp thu và chuyển hóa năng lượng; chính quyền cử người trực tiếp làm giám đốc là chỉ huy trực tiếp (giống như nối trực tiếp 2 cực của bình ac-quy làm nó bình hòa hết điện ngay), mặt khác người giám đốc trường hợp nầy không hoàn toàn giống chủ tư bản, bởi về chính trị họ là dương so công nhân, nhưng về vốn họ cũng là âm, bởi họ không có đồng vốn nào trong cơ sở, sản phẩm làm ra họ cũng không có quyền chiếm hữu; thành ra họ là bán âm bán dương, sự nguy hại một phần từ đó, nên tham ô, lãng phí, vô trách nhiệm, suy sụp nhanh chóng. Do vậy phải tạo sự gắn kết âm dương giữa thượng tầng chính trị (chính quyền) với nền kinh tế, nhưng không phải quan hệ trực tiếp, mà là gián tiếp qua một hệ thống trung gian, như tinh thần dương kết tinh ở não, điều hành cơ thể qua hệ thống trung gian dây thần kinh vậy.
Thực trạng trên cho thấy để tạo sự yên ổn, thịnh vượng cho nhân loại phải cải cách đồng bộ cả ở hạ tầng cơ sở, đến quy hoạch tổng thể nền Kinh tế của các Quốc gia với 2 bửu pháp:
– Ở cơ sở xác lập cơ cấu kinh tế Tư bản tập thể (TBTT) tạo sự quân bình âm dương giữa chủ tư bản và công nhân, tạo sinh khí mới cho nền kinh tế.
– Trong tổng thể: điều chỉnh việc quản lý một ngành chủ quản làm cầu nối gắn kết giữa Chính quyền và nền Kinh tế Quốc dân, tạo dây liên hệ âm dương gián tiếp giữa Chính quyền và nền Kinh tế, khắc phục triệt để suy thoái và khủng hoảng Kinh tế.
I.- CƠ CẤU KINH TẾ TƯ BẢN TẬP THỂ.
A.- Mục tiêu:
Kinh dịch cũng nói “Vạn vật bao giờ cũng tìm lập lại quân bình, đây tức là trung chính vậy” (149 D), “Trung chính mà lập lại đặng rồi thì cuộc biến hóa của vạn vật được thông vậy” (146D).
Để giải phóng giai cấp cần lao và xây dựng nền Kinh tế vững mạnh, tạo sự quân bình giao hòa giữa cống hiến hưởng thụ nhằm phát huy nhiệt tình trách nhiệm của mọi người.
Cơ sở Kinh tế Tư bản có cả âm lẫn dương, nhưng có sự phân biệt thái quá là khiếm khuyết tạo bốc lột là bất công; duy trì cơ cấu có âm dương và tạo sự quân bình cho nó là bửu pháp đúng, tức cần có sự cải cách từ TB cá nhân thành Tư bản tập thể, Kinh tế Tư bản nhưng là Tư bản Tập thể, biến toàn xã hội thành Tư sản (với mức độ khác nhau), điều đó được thực hiện theo nguyên tắc vừa đảm bảo vững chắc quyền sở hữu TLSX của chủ Tư bản, vừa tạo quyền làm chủ cho Công nhân với tư liệu sản xuất ấy bằng cách tạo vốn cổ phần cho Công nhân với mức phấn đấu và cũng giới hạn là:
VỐN CHỦ TƯ BẢN = VỐN TỔNG CÔNG NHÂN
Trong đó mỗi Công nhân đều có vốn cổ phần bằng nhau trong sơ sở.
Với sự quân bình về vốn như trên tập thể Công nhân sẽ quân bình với chủ Tư bản cả về quyền lợi lẫn trách nhiệm trong cơ sở sản xuất, nền tảng của sự quân bình mọi mặt toàn xã hội khi tiến lên Đại đồng. Mọi sự phấn phát về sinh khí trong Kinh tế, tốt đẹp về Chính trị – Xã hội của chế độ mới sẽ sinh sôi nẩy nở từ cơ chế Kinh tế ấy.
Mức vốn cổ phần mỗi bên 50% là chuẩn phấn đấu cho tập thể công nhân (dưới mức ấy công nhân sẽ không đủ điều kiện cho sự quân bình cả về quyền hạn, lợi ích và trách nhiệm), đồng thời đấy cũng là giới hạn (nếu vượt quá mức ấy là âm hơn dương sinh ra rối loạn: chủ quyền của chủ đầu tư bị đe dọa, nhiệt tình, trách nhiệm của họ sẽ bị giảm sút, mầm móng của sự suy bại).
Kinh dịch nói: “Không bao giờ có sự bằng phẳng mà không có sự chênh lệch… Chính vì thiếu sự quân bình mà có quân bình” (147 D), mặt khác Kinh dịch cũng nói “Sự vật trên đời mà được bình, không còn chênh lệch nữa thì nước không chảy, mây không bay … vạn vật sẽ đều ngưng đọng cả. Đó là cảnh chết” (147, 148D).
Với mức cổ phần như trên có sự quân bình vừa có chênh lệch theo quy luật: Giữa tập thể công nhân và chủ tư bản có sự quân bình toàn diện; nhưng về cá nhân thì giữa chủ tư bản với từng người công nhân có sự chênh lệch. Đó là cái quân bình tương đối: Quân bình trong chênh lệch, chênh lệch trong quân bình; là yếu tố vừa có bình đẳng, dân chủ, trách nhiệm cao trong nội bộ, vừa có người đứng đầu cán đáng, chăm lo cho cái cốt yếu chung, điều kiện của sự vận động phát triển tốt đẹp phù hợp với vòng sinh hóa của Vũ Trụ.
Trong lịch sử các Phương Thức Sản Xuất thay thế nhau do quá trình vận động luôn có Lực Lượng Sản Xuất (LLSX) mới ra đời phát triển trong lòng PTSX cũ, xóa bỏ LLSX cũ lỗi thời xác lập PTSX mới tiến bộ; còn Tư bản cá nhân và Tư bản tập thể không phải là hai giai đoạn riêng biệt, mà nó chỉ là giai đoạn của giai đoạn, không có LLSX mới nào trong lòng nhau, nên không có sự phủ định, mà là một sự chuyển biến êm đẹp trên cơ sở tự giác hoàn toàn; Kinh dịch nói “sự biến chuyển không nghịch thù, tương tàn sát nhau, mà biến dịch trong sự hòa lạc, tức là lấy sự hòa lạc làm căn bản” (167D); đó chính là sự diệu kỳ của cuộc biến chuyển sắp tới.
Ý NGHĨA CŨA CƠ CẤU KINH TẾ TƯ BẢN TẬP THỂ.
Cơ cấu kinh tế Tư bản Tập thể (TBTT) với sự cân bằng về vốn giữa chủ tư bản và tập thể công nhân là việc làm nhất cử vạn lợi (một việc làm mà lợi toàn diện).
1/- Đối với chủ đầu tư tư bản:
Với mức vốn cổ phần có giới hạn 50%: Quyền hạn, lợi ích, trách nhiệm của chủ Tư bản vẫn còn nguyên, kết quả hoạt động của các cơ sở vẫn là sự nghiệp của họ: So với trước: nay chỉ hưởng 50%, nhưng bấy giờ họ có cả một tập thể cùng có trách nhiệm, họ vững tâm phấn khởi phát huy nhiệt tình trách nhiệm trong điều hành việc sản xuất kinh doanh.
Quan trọng là Công nhân của họ bây giờ là các cổ phần viên, có vốn, có quyền lợi thiết thân trong cơ sở, mọi người sẽ có nhiệt tình trách nhiệm cao, chủ tư bản sẽ nhẹ nhàng hơn trong quản lý, bấy giờ họ rảnh rang lo những chương trình, kế hoạch lớn lao, công nhân sẽ tự quản trong cơ sở, giống như trong gia đình: Chồng lo bương chãi bên ngoài, vợ con quản lý mọi việc trong nhà vậy. Hai giai cấp sẽ ngày càng tin tưởng gắn bó nhau, cùng làm lực lượng tiên phong đưa xứ sở, góp phần đưa nhân loại đến bến bờ vinh quang.
2 /- Đối với chủ đầu tư nước ngoài:
Với sấp xếp mới xóa bỏ các ban lãnh đạo song song với chủ đầu tư như trước nay, chủ đầu tư không còn bị chồng chéo bởi cơ chế hai ban lãnh đạo, họ trọn là chủ, trọn quyền quyết định việc sản xuất kinh doanh như nền nếp ở xứ sở họ trước nay. Đồng thời với lực lượng công nhân đều là cổ phần viên có nhiệt tình trách nhiệm cao, họ an tâm tin tưởng thật sự vào việc làm ăn.
Thường ngày cũng như khi cần quan hệ với chính quyền, giữa họ và đại diện công nhân thường xuyên gặp gỡ bàn bạc thống nhất tạo nên mối quan hệ gắn bó nhau trong cơ sở Kinh tế nước sở tại. Cơ chế nầy là chuẩn mực, là tiền đề tốt đẹo cho việc thu hút mạnh mẽ việc đầu tư của tư bản nước ngoài góp phần xây dựng phát triển của các Quốc gia yếu kém, tạo sự quân bình Kinh tế – Chính trị – Xã hội giữa các Quốc gia trên hành tinh để tiến lên Đại đồng.
3/- Đối với chính quyền
Trong cơ chế kinh tế TBTT: Chính quyền có trách nhiệm chăm lo phát triển kinh tế, xây dựng đất nước qua việc đầu tư vốn cổ phần cho công nhân trong các cơ sở sản xuất kinh doanh; không phải lơ là phó mặc, tách rời vai trò lãnh đạo (dương) đối với cơ sở (âm) như chính quyền các nước Tư bản.
Đầu tư vốn nhưng không phải bao cấp dùng quyền lực của chính quyền áp đặt xuống cơ sở, không tổ chức bộ máy trung gian quan liêu rườm rà thủ tục, hao tốn kinh phí, lo lắng cực nhọc lại nẩy sinh tiêu cực làm suy sụp nền Kinh tế.
Thực hiện cơ chế kinh tế TBTT: Chính quyền đầu tư vốn nhưng giao cho công nhân tự quản, gắn liền với chủ tư bản tổ chức sản xuất kinh doanh. Với cách tổ chức ấy, cơ quan hành chánh vừa có trách nhiệm cao đối với Quốc kế Dân sinh, lại rảnh rang tập trung được tinh thần trí tuệ lo lắng nghiên cứu nâng cao hiệu quả lãnh đạo toàn diện xã hội theo chức năng, không bận bịu với vấn đề tài chính kinh doanh, mà đến kỳ hạn các cơ sở kinh tế cũng sẽ tự giác nộp ngân sách đầy đủ.
Có thể tóm tắt kết cấu căn bản của nền kinh tế mới là:
– Bên dưới là cơ cấu kinh tế TBTT do dân tự tạo dựng và điều hành.
– Bên trên Chính quyền có định hướng (điều hành thông qua một hệ thống trung gian – xem tiếp bên dưới) tạo sự hài hòa quân bình giữa ngành nghề, vùng lãnh thổ và nhu cầu thiết yếu đời sống xã hội cũng như quan hệ quốc tế.
4/- Đối với giai cấp công nhân:
Cơ cấu kinh tế TBTT lấy vốn cổ phần vật chất của từng con người, với sự cân bằng theo quy luật làm nền tảng cho quyền làm chủ ở cơ sở sản xuất vật chất.
Cơ cấu nầy thật sự giải phóng cho giai cấp công nhân: Từ chỗ nghèo khó đi làm công kiếm sống, nay họ vươn lên vị trí mới, mỗi người đều làm chủ một tài khoản trong cơ sở công nghiệp hiện đại. Tài khoản ấy tuy phải ký nợ Ngân hàng, nhưng không ai đòi, mà sẽ khấu trừ vào lợi nhuận hàng tháng. Vốn cổ phần được quyền di chúc lại cho con cháu khi về hưu, còn nếu thôi việc trong cơ sở họ được quyền sang nhượng cho người thay việc.
Về hưởng thụ: Ngoài lương căn bản trước đây vẫn giữ nguyên, nay họ còn được dự phần ăn chia lợi nhuận trong cơ sở, ánh sáng chế độ mới thật sự chiếu soi được vào cuộc đời người công nhân. Những ai đã từng nghèo khổ hai bàn tay trắng đi làm thuê cực nhọc bửa no bửa đói, lại còn bị ngược đãi, nay cầm lấy món tiền ăn chia lợi nhuận do công lao động của mình làm ra và đồng vốn cổ phần do chính quyền đầu tư cho, chắc hẵn họ không khỏi bùi ngùi xúc động thầm ghi ơn và luôn khuyên bảo con cháu đời đời gắn bó với chế độ.
Các cơ sở làm ăn luôn có lãi, sau khấu trừ nợ họ được dự phần ăn chia lợi nhuận trong cơ sở, lúc làm ăn hòa vốn, vốn cổ phần vẫn giữ nguyên chỉ không được chia lợi nhuận, nếu bị lỗ lương vẫn giữ nguyên, phần lỗ hai bên cùng chịu (chỉ truất trong vốn cổ phần của họ lẫn vốn chủ đầu tư), không có việc trừ lương hay sa thảy công nhân, đời sống họ vẫn đảm bảo.
Với sự cân bằng vốn giữa chủ tư bản và tổng số công nhân, hai bên sẽ cân bằng về mọi mặt, tiếng nói của công nhân bây giờ là tiếng nói của người có quyền, có lợi thật sự trong cơ sở. Quyền làm chủ ở đây thể hiện ra bằng cả hai mặt: Quyền lợi chính đáng được hưởng và trách nhiệm đối với cơ sở. Có quyền, có lợi gắn chặt vào cơ sở, họ sẽ làm việc bằng nhiệt tình, trách nhiệm cao, tập thể công nhân bây giờ là một tập thể có sức mạnh to lớn thật sự. Điều đó xác định cơ cấu kinh tế TBTT tốt đẹp nhất trong lịch sử tiến hóa của nhân loại.
II. – ĐỊNH CHUẨN CHỨC NĂNG NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TẠO SỰ HƯNG THỊNH VĨNH CỬU, CHẤM DỨT KHỦNG HOẢNG KINH TẾ:
Kinh dịch nói: “Có cả âm lẫn dương mới có biến hóa, nhất định không có trạng thái cô âm hay cô dương. Nếu chỉ có 1 âm gay 1 dương thì âm ấy hay dương ấy sẽ bị diệt”.
– Về kinh tế chánh quyền trung ương như bộ não lãnh đạo chung (dương), các cơ sở kinh tế tư bản do dân tự chủ như cơ bắp (âm).
Cơ cấu kinh tế Tư bản tư nhân tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, việc đầu tư vào ngành nghề gì do tư nhân tự quyết, không tuân theo một khuôn khổ nào cả. Tức trong tổng thể nền kinh tế chỉ có âm (ở hạ tầng vi mô ở cơ sở của dân), ở tầm vĩ mô không có quản lý tổng thể (trong tổng thể nền kinh tế thành ra không có dương) nên cuối cùng khủng hoảng là tất yếu).
Cơ cấu kinh tế bao cấp là kinh tế có kế hoạch, họ cử cán bộ trực tiếp làm giám đốc điều hành nền kinh tế không có khủng hoảng như KT TBCN, nhưng nó lại mắc phải sai lầm càng nghiêm trọng hơn. Âm và dương không phải là cặp quan hệ trực tiếp, ví dụ nối 2 cực điện vào nhau nó sẽ bình hòa hết điện ngay (xin xem Định luật Hấp thu và chuyển hóa năng lượng), lại thêm khiếm khuyết không có đủ âm dương ở hạ tầng cơ sở nền kinh tế càng suy thoái nhanh hơn.
Do đó chính quyền phải nắm điều hành niền kinh tế, nhưng phải là quan hệ gián tiếp thông qua bửu pháp là ngành chức năng.
Kinh dịch nói: “Không có sự vật nào trong đời mà tự nó không phải là 1 Thái cực, từ việc vi tế đến việc cực đại”. “Biết được chân tướng của một sự vật cực tiểu cũng có thể biết được chân tướng của cái cực đại” (44,45D).
Từ nghiên cứu cơ thể người ta có thể biết bộ máy điều hành ở Thượng giới, bộ máy hành chính một Quốc gia, mỗi thực thể thống nhứt 10 bộ gồm 5 bộ thượng tầng quán xuyến, hạ giới không có tham gia, 5 bộ hạ giới gồm 3 bộ hoạt động tự động theo biểu cố định, 2 bội bán tự động. Về Xã hội nếu xác định sai, Tổ chức sai chức năng nhiệm vụ sẽ gây xáo trộn, bất ổn.
a/- Với con người: Tinh thần (kết tinh ở não bộ trung ương) chỉ huy tổng hợp chung, bên dưới là não bộ chức năng chia thành 2 phần chính là thể trí dương do quang, từ kết nên, thể vía âm do nhiệt, thủy, khí tạo thành, trong mỗi người có 10 bộ vận hành mọi mặt nuôi cơ thể:
– 5 bộ ngoại quan: thị giác, thính giác, khớu giác, vị giác, xúc giác do thể trí chỉ huy trực tiếp, nó chỉ hoạt động khi ta thức (trí thức), khi ta ngủ (trí nghỉ) chúng đều ngưng hoạt động.
– 5 bộ nội tạng: tâm, can, tỳ vị, phế, thận dưới sự điều khiển của thể vía trong đó có 3 bộ hoạt động theo biểu tự động hoàn toàn là tâm, can, thận (ta ngủ nó vẫn hoạt động bình thường) thể trí không chỉ huy được; còn 2 bộ bán tự động là bộ hô hấp: phổi vừa tự động, khi ngủ nó cũng hoạt động tự nhiên, nhưng ngồi thiền ta có thể kéo dài hơi hít thở để tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ; bộ tiêu hóa ăn uống và bài tiết có điều khiển trực tiếp, còn tiêu hóa bên trong là tự động.
b/- Bộ máy điều hành ở Thượng giới: trên cùng là Thiên chúa. Bên dưới cũng chia thành 2 phần chính là Thiên Thượng Thần dương và Thiên Thế Thần âm:
– 5 vị Thiên Thượng Thần dương điều hành các hiện tượng trên bầu Trời là: Thần Nắng, Thần Mưa, Thần Gió, Thần Tuyết lạnh, Thần Sấm.
– 5 vị Thiên Thế Thần âm (âm trong dương) điều hành các việc trần gian: Thần Sanh (Nam Tào), Thần Tữ (Bắc Đẩu), Thần Ban phúc giáng họa, Thần Sức khỏe tuổi thọ, Thần Trí huệ. Trong đó 3 vị hoạt động theo biểu có sẵn trên cơ sở các dữ liệu của Nhân sự là: Thần sanh, Thần tữ, Thần ban phúc giáng họa, và 2 vị vừa Tần quán xuyến, vừa gắn liền hoạt động thực tại của chúng nhân là Thần sức khỏe và tuổi thọ, Thần trí huệ (có kết hợp sự rèn luyện của chúng nhân).
c/- Bộ máy hành chánh Quốc gia: trên cùng là Quốc chủ (như Chủ tịch hay Tổng thống), bên dưới đúng quy luật là cũng phải tổ chức đúng 10 bộ, và cũng chia 2 phần chính: 5 bộ Thượng tầng chính trị dương và 5 bộ Hạ tầng cở sở âm:
– 5 bộ thượng tầng (dương) hoạt động theo sự lãnh đạo trực tiếp của chính quyền, không có dân tham gia: Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài ngân (Tài chính Ngân hàng), Bộ An sinh xã hội, Bộ Địa ốc. Các bộ nầy gắn liền với sự tồn tại và hoạt động của chính quyền, chính quyền thay đổi nó cũng thay đổi theo.
– 5 bộ hạ tầng (âm) quán xuyến các tổ chức hoạt động của dân: gồm 3 bộ hoàn toàn do dân tự chủ là Bộ Kinh thương (sản xuất, kinh doanh), Bộ Thông vận (giao thông vận tải), Bộ Văn hóa, dân tự tổ chức lo kinh phí, hoạt động; và 2 bộ bán tự động là Bộ Y dược (Y tế), Bộ Tri dục (Giáo dục); nhân viên là dân có đoàn thể quần chúng tổ chức hoạt động, bên cạnh đó chính quyền lập Bệnh viện, Trường học và phát lương cho toàn bộ. 5 bộ nầy hệ thống tổ chức không phụ thuộc hoàn toàn vào sự tồn vong của chính quyền, chính quyền có thay đổi hạ tầng tổ chức của nó vẫn giữ nguyên.
Kết cấu ấy là chuẩn mực, hệ thống tổ chức ở Thượng giới và cơ thể người là Tạo hóa định hình hoàn hảo, về xã hội cũng phải chuẩn 10 bộ như vậy, nếu dưới sẽ không đủ để quản lý toàn diện, trên số đó là thừa, bề bộn về tổ chức và nhân sự, hao tốn và kinh phí; nhưng con người đã tổ chức không chuẩn như trên, hầu hết sắp xếp 20 bộ trở lên, riêng Trung quốc có lúc lên đến 50 bộ.
Đặc biệt về Kinh tế do xác định sai chức năng nhiệm vụ của 2 ngành then chốt là bộ Tài Ngân và bộ Kinh thương mà tạo nên sự suy bại và khủng hoảng. Hành tinh có 2 mô hình là kinh tế Bao cấp và TBCN thì:
– Cơ chế Bao cấp là Kinh tế có kế hoạch nắm ngành Tài Ngân là đúng không thể có khủng hoảng, nhưng họ nắm điều khiển cả ngành Kinh thương thuộc hạ tầng âm là sai, chính quyền cử cán bộ làm giám đốc các công ty xí nghiệp là gắn âm dương trực tiếp nhau (giống như nối trực tiếp 2 cực âm dương của bình acqui làm nó bình hòa hết điện ngay) nên sớm suy bại (xin xem lại Đinh luật Hấp thu và chuyển hóa năng lượng
– Kinh tế TBCN ở cơ sở âm để cho dân tự quản về Kinh thương là đúng, nhưng buông ngành Tài chánh Ngân hàngdương của thượng tầng, lại để dân âm tự quản là sai, làm cho thượng hạ tách rời, thành ra kinh tế vô chủ, trong tổng thể chỉ có âm ở cơ sở, không có dương (chính quyền không điều khiển), dẫn đến khủng hoảng.
Nghĩa là: Cơ cấu kinh tế bao cấp chính quyền dương nắm trực tiếp điều khiển ngành kinh thương của hạ tầng âm là đá lộn sân, sai quy luật nên suy thoái. Kinh tế Tư bản chính quyền dương buông bỏ ngành Tài chánh Ngân hàng dương như bỏ tróng cầu môn không có thủ môn tạo nên khủng hoảng kinh tế.
Khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu lan rộng, người ta thi nhau đến Bảo tàng lịch sử Kinh tế Mỹ ở New York hoặc quay lại nghiên cứu bộ Tư bản luận của Karl Marx nhưng vẫn bế tắc, không tìm ra được chiều sâu thậm thúy của vấn đề như phân tích trên; người ta có thấy những khiếm khuyết của ngành Tài chính Ngân hàng, nhưng “không nghiên cứu Dịch làm gì có đầu mối của Tạo hóa”, không hiểu quy luật chung nhất, nên có đề ra việc cơ cấu lại ngành Ngân hàng, nhưng không đúng quỹ đạo, không đem lại kết quả thiết thực, khủng hoảng Kinh tế vẫn kéo dài), tác hại của khủng hoảng vẫn còn đó và tương lai khi có chiến tranh thì tác hại càng tồi tệ hơn.
Do đó để khắc phục, ngăn chận khủng hoảng Kinh tế một trong những yếu tố có tánh quyết định là phải quy hoạch lại chức năng nhiệm vụ của ngành Tài chánh Ngân hàng.
Tiền không phải do người dân tự sản xuất ra, nó không phải là một hàng hóa.
– Chính quyền in tiền để làm phương tiện giao lưu trong đời sống của toàn xã hội, nó phải được thống nhứt quản lý chặt chẽ làm phương tiện kiểm tra nắm vững nhịp độ và tỷ trọng phát triển trong cơ cấu kinh tế, qua đó mà đầu tư thích đáng vào sản xuất kinh doanh một cách có kế hoạch nhằm điều chỉnh tạo nên sự phát triển đồng bộ, quân bình toàn diện giữa ngành nghề, vùng lãnh thổ, giữa cung cầu trong nước và nhu cầu xuất nhập khẩu tăng thu nhập quốc dân; đảm bảo nhịp phát triển vững chắc của nền kinh tế. Điều quan trọng đấy là sợi dây liên lạc gắn kết giữa chính quyền (dương) và nền kinh tế (âm). Dưới chế độ TBCN họ lại buông lõng, Ngân hàng là do dân làm chủ, khủng hoảng xảy ra từ đó.
– Cơ cấu kinh tế tư bản tư nhân tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, việc đầu tư vào ngành nghề gì do tư nhân tự quyết, không tuân theo một khuôn khổ nào cả, còn lại bửu pháp duy nhứt là dùng bộ chủ quản cùng hệ thống chân rết để điều hành chính quyền cũng buông lõng, không còn có sự lãnh đạo nào cả. Tức trong tổng thể nền kinh tế chỉ có âm (ở hạ tầng vi mô ở cơ sở kinh tế của dân); ở tầm vĩ mô không có quản lý tổng thể, không nắm chiếc cầu nối giữa lãnh đạo thượng tầng với cơ sở (trong tổng thể nền kinh tế không nắm ngành Tài chính Ngân hàng làm cầu nối thành ra không có dương) nên cuối cùng khủng hoảng là tất yếu (xin xem lại bài Khủng hoảng Kinh tế).
Do vậy cần điều chỉnh lại định chế quản lý tiền tệ trong từng quốc gia như sau:
– Chấm dứt việc tư nhân kinh doanh lĩnh vực Tài chính Ngân hàng. Chánh quyền thống nhứt quản lý chặt chẽ toàn bộ tiền mặt và mọi hoạt động tín dụng, ngành Tài chính Ngân hàng chính là trung gian làm chiếc cầu nối hữu hiệu tạo mối quan hệ gắn kết giữa chính quyền và nền kinh tế, bửu pháp duy nhứt giữ nền kinh tế không bị khủng hoảng.
Một nền kinh tế vững vàng phải vận hành hài hòa giữa nhịp độ hoạt động của hạ tầng vi mô ở cơ sở (âm), và chương trình tổng thể vĩ mô của thượng tầng lãnh đạo quốc gia (dương), căn bản nhứt là phải luôn đảm bảo vững chắc lương thực thực phẩm và hàng tiêu dùng thiết yếu trong đời sống xã hội, có sự cân đối giữa nhu cầu trong nước và phát huy đúng mức thế mạnh về tiềm năng và năng lực sản xuất trong nước để cân đối giữa hoạt động xuất nhập khẩu vừa bảo đảm vững chắc ngân sách quốc gia, vừa giao lưu bình đẳng kinh tế quốc tế.
– Trên cơ sở đó nắm chắt nguồn dự trữ quốc gia, chi phí cho các công trình công cộng phục vụ quốc kế dân sinh, bao cấp các hoạt động Giáo dục, Y dược, An sinh xã hội.
– Đầu tư có chọn lọc vào các cơ sở hoạt động kinh tế, văn hóa trên cơ sở chương trình tổng thể mà Quốc dân đại hội thông qua.
Thực hiện cơ chế nầy trên Thượng tầng các ngành chức năng, nhứt là Tài chính, Kinh thương có nghiên cứu đầu tư thích đáng vào những ngành nghề then chốt, cân bằng giữa ngành nghề và vùng lãnh thổ, cân bằng giữa cung cầu trong và ngoài nước, nền kinh tế phát triển bền vững.
Trên cơ sở chủ trương của Chính quyền mà ngành Tài chính Ngân hàng có kế hoạch đầu tư cụ thể, những ngành không được phát triển, những ngành đã phát triển thái quá họ không đầu tư (không cho vay cũng không cho gởi), nhà đầu tư làm ăn lớn không thể hoạt động mà không có sự hỗ trợ của Ngân hàng, kết quả là họ không thể đầu tư vào ngành có nguy cơ rủi ro, nền kinh tế không có khủng hoảng.
– Trước mắt Quốc hữu hóa tất cả các Ngân hàng tư nhân, Ngân hàng cổ phần trong tất cả các Quốc gia bằng cách kiểm kê toàn bộ số tiền mặt các ngân hàng, số nợ xấu (số người ta nợ họ và họ nợ người khác). Chính quyền quản lý chịu trách nhiệm thu hồi nợ và đảm bảo trả toàn bộ số họ nợ ấy; quản lý trên sơ sở thanh toán đủ hoặc ký nợ, thanh toán dần với chủ các Ngân hàng tư nhân trên cơ sở thương lượng thỏa thuận giữa chính quyền và chủ Ngân hàng cũ.
Phương hướng quản lý tiền tệ tương lai là:
1) – Quy hoạch tổng thể:
Mỗi quốc gia cần xây dựng một chương trình cải cách kinh tế toàn diện, đồng bộ, nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu quản lý ở cả tầm vĩ mô lẫn vi mô, tạo nên khí thế và sức mạnh cho cuộc sản xuất, đưa nền kinh thương lên đỉnh cao mới về chất.
Phương châm cải cách là: Thực hiện nền Kinh tế thị trường có kế hoạch. Hạ tầng là cơ cấu kinh tế tư bản dân tự chủ (có sự cải cách ) biến cơ cấu KTTB cá nhân thành Tư bản tập thể, trong tổng thể chính quyền nắm điều hành ngành Tài chính Ngân hàng làm cầu nối thống nhất điều hành toàn bộ nền Kinh tế.
Vừa tập thể hóa tư bản công nghiệp hiện đại, phát huy đầy đủ sức mạnh toàn diện của dân (của chủ đầu tư lẫn người lao động trong cuộc sản xuất); đẩy mạnh đầu tư vào nông thôn, rừng núi, vùng cao, vùng sâu, xây dựng nhiều khu công nghiệp tư bản tập thể với vốn cân bằng giữa chủ đầu tư và người địa phương (có sự hỗ trợ về vốn của chính quyền); biến cả Quốc gia thành một công trường tư bản tập thể rộng mạnh và quân bình trên mọi vùng lãnh thổ. Nguyên tắc chung là chính quyền ra phương án tổng thể quảng bá, hướng dẫn chung, còn việc trồng cây gì, mở ra ngành nghề gì là do dân tự định liệu, chính quyền nắm tài chính, đầu tư hỗ trợ vốn một cách có chọn lọc để kích cầu nhằm điều chỉnh tạo sự phát triển đồng bộ, cân đối giữa ngành nghề và vùng lãnh thổ. Ngành Ngân hàng tuyệt đối không đầu tư, giao dịch với các ngành sản xuất vũ khí, phương tiện chiến tranh, bất động sản, trồng và chế biến cây á phiện, thuốc lá, sản xuất rượu beer, hóa chất độc hại (có chọn lọc) … .
2) – Tự động hóa công nghiệp:
Mục tiêu cuộc cải cách là thiết lập nền đại đồng Quốc dân, điều đó đòi hỏi nền sản xuất không những cung cấp đầy đủ sản phẩm cho nhu cầu mọi mặt của xã hội, mà quan trọng hơn là giải phóng con người khỏi sự trói buộc với cuộc sản xuất vật chất, tạo cho mỗi người luôn an nhàn, thanh thản cả về thể xác lẫn tâm linh.
Nền sản xuất hiện đại sử dụng hai nguồn năng lượng chính, trong đó:
+ Dầu khí: Chuyển vận máy bằng cơ lực trực tiếp, người sản xuất dùng nhiều lực cơ bắp.
Từ ra đời đến nay máy cơ nhiệt đã có tác dụng lớn lao thúc đẩy nền sản xuất phát triển. Nhưng nó có nhược điểm là phạm vi vận hành hạn chế, không thể chuyển lực đi xa, không tự động hóa hoàn toàn dây chuyển sản xuất được. Ngoài ra đốt oxy gây biến đổi khí hậu, việc khai thác dầu khí trên quy mô lớn gây xáo trộn nhịp sinh hoá của vỏ trái đất.
+ Điện vận hành máy bằng lực gián tiếp thông qua sự lưu dẫn nhiệt khí (giống như thần thức của Vũ trụ và con người), người điều khiển ít dùng lực cơ bắp. Điện có khả năng chuyển tãi năng lượng đi xa và phát huy được tri thức con người trong sản xuất, nó là một trong những giềng mối vật chất quan trọng của công cuộc kiến thiết Đại đồng. Do vậy song song với việc xây dựng, phát triển nguồn năng lượng nầy (chủ yếu là phong điện và quang điện). Đại cộng đồng cũng như từng Quốc gia nên có sự tập trung hơn nữa quy hoạch đầu tư xây dựng các nhà máy quang điện quy mô lớn tầm cỡ quốc gia, liên quốc gia.
Đồng thời cần tập trung khả năng nghiên cứu sử dụng rộng mạnh hơn nữa phong điện, nhất là áp dụng vào các ngành mà điện có nhiều khó khăn như giao thông, nông nghiệp, thay thế dần đi đến chấm dứt việc khai thác dầu, khai thác nước ngầm gây xáo trộn sự sinh hóa trong lòng đất.
3) – Quân bình giữa nhu cầu phát triển lâu dài và nâng cao đời sống trước mắt.
Cải cách nầy là bước chuyển biến sâu sắc, toàn diện cuộc nhân sinh, nó là nấc thang của vừa là đời sống thực tại, vừa là nền tảng của nhịp phát triển tương lai. Do vậy chương trình kế hoạch tổng thể cũng như nguồn vốn đầu tư thực tế phải cân đối, chú trọng vừa tạo nền móng cho sự phát triển nhảy vọt tình hình kinh tế xã hội, vừa nâng cao thật sự đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, sự cân bằng và giao hòa giữa hai mặt chính là nguồn động lực, sức bật của cuộc cải cách.
4) – Thống nhứt quản lý nhà đất:
Có an cư mới lạc nghiệp; nhà là phương tiện sinh hoạt hoạt động của mỗi gia đình, mỗi con người, do vậy phải có chính sách thông thoáng tạo điều kiện cho mỗi gia đình đều thật sự có một mái ấm; chấm dứt mọi kinh doanh nhà đất thái quá.
Chính quyền trưng mua toàn bộ các chung cư, nhà cho thuê của các chủ đầu tư. Phát mãi cho dân trên cơ sở thương lượng về giá cả giữa 2 bên đảm bảo công bằng và dân chủ. Có chính sách hỗ trợ vốn hoặc bán trả góp tạo thuận lợi cho mỗi gia đình đều có nơi ăn ở ổn định, chấm dứt việc ở nhờ, ở mướn.
5) – Tăng cường hợp tác giữa các quốc gia:
Cuộc biến chuyển nầy là toàn cầu, chỉ khi cả nhân loại cùng hòa đồng một ý niệm sống, các quốc gia đều có điều kiện sống tương đương nhau hoặc ít ra là không chênh lệch quá đáng, thì lúc ấy mới có nền hòa bình an vui thật sự lâu dài, vững chắc. Do vậy hợp tác giữa các quốc gia là tối cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt là cần đẩy mạnh các hình thức hợp tác song phương xuất nhập khẩu tư bản tập thể với công thức:
VỐN CHỦ TƯ BẢN |
= |
TỔNG VỐN CỔ VIÊN |
Tư sản quốc gia phát triển |
nhân dân lao động quốc gia nghèo yếu. |
Đồng thời khuyến khích những hoạt động cứu tế, viện trợ không hoàn lại. Các Quốc gia kém phát triển cần phát huy tốt khả năng tự có, tính năng động bên trong, đồng thời có chính sách thông thoáng tranh thủ đúng mức sự chi viện, giúp đỡ của bên ngoài. Các quốc gia phát triển với tinh thần Quốc tế nhiệt tình giúp nhau cùng đi lên. Nhanh chóng tạo sự cân bằng tương đối kinh tế – chính trị Quốc tế.
Đặc biệt các Quốc gia nền công nghiệp phát triển thái quá ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái như Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Trung Hoa và Tây Âu đang bị cái lạnh khắc nghiệt những mùa đông những năm gần đây (xin xem lại bài Sự kiện Hoa Kỳ lạnh -53o, Ấn độ nóng 47o cần khẩn trương tổ chức đầu tư, di chuyển phần lớn nhà máy xí nghiệp sang đầu tư vào nơi nền công nghiệp yếu kém như Châu Phi, một số Quốc gia Trung Á… vừa khắc phục cái lạnh khắc nghiệt của mình, vừa góp phần thích đáng tạo sự phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm nâng cao đời sống người dân các Quốc gia nghèo khổ, mà quyền lợi các nhà tư bản vẫn đảm bảo vững chắc, mặt khác với sự đầu tư, giúp đỡ các nước nghèo, người dân nghèo sẽ tạo nên cái nhìn tốt đẹp, góp phần xóa bỏ những việc khủng bố nhằm vào Hoa Kỳ và Tây Âu.
Nhịp tiến hóa sau cùng của nhân loại là Đại đồng Hành tinh, nền Đại đồng ấy sẽ được hình thành trên cơ sở Đại đồng Quốc Dân hoàn thành ở hầu hết các Quốc gia, bấy giờ cả nhân loại sẽ sống trong cảnh yên vui thịnh vượng vĩnh cửu.
Sau một cuộc biến động (nhất là ở Biển Đông), những thập niên dầu thế kỷ 21 sẽ là cột móc quan trọng cho thời kỳ hoàng kim ấy của hành tinh. Để tiến đến bến bờ vinh quang ấy, những người thật sự có tâm huyết với cuộc nhân sinh hãy xóa bỏ mọi tỵ hiềm chính kiến dân tộc, tôn giáo hẹp hòi…cùng đồng tâm nhất trí làm một cuộc hoàn nguyên thiên niên kỷ.
– Thực hiện sự hòa đồng đồng loại, mọi Quốc Gia Dân Tộc không phân biệt lớn nhỏ, giàu nghèo đều bình đẳng, cùng có trách nhiệm xây dựng một hành tinh hòa bình, văn minh thịnh vượng, không có mầm móng chiến tranh.
– Tạo sự quân bình giữa đời sống vật chất và tâm linh trong xã hội; xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, từng bước xóa bỏ gián cách giữa giàu nghèo, sang hèn.
– Đào luyện cho con người có nhân sinh quan sống cao đẹp: Trong sáng về đạo lý, vô tư về tinh thần, tự chủ trong cuộc sống.
Xem thêm :