Hán văn từ ngàn xưa là một bộ phận gắn bó mật thiết với nền văn hóa dân tộc ta. Chữ Hán phiên âm Hán Việt không những làm phong phú ngôn ngữ của dân tộc, nó còn là một căn bản trong đặt tên người và sự vật. Ý nghĩa của danh hiệu và tầng số của nó trên cơ sở số nét chữ Hán xác định tính chất, vận hội và xu thế phát triển của con người và sự vật. Do vậy biên soạn quyển từ điển đầy đủ từ, xác định chính xác nghĩa và số nét từng chữ là thật sự cần thiết, với ý nghĩa ấy nên tác giả cố gắng nghiên cứu biên soạn quyển Hán Việt Từ Điển Hợp Thái nầy.
Sách gồm 8.463 chữ với 10.870 từ, được soạn trên cơ sở tổng hợp các quyển Hán Việt Từ Điển của Nguyễn Văn Khôn, Đào Duy Anh và Hán Việt Tự Điển của Thiều Chữu, Trần Văn Chánh; trong đó:
– Lấy quyển Hán Việt Từ Điển của Nguyễn Văn Khôn làm nền tảng trên căn bản sự chính xác số nét các chữ; ý nghĩa các từ cũng dựa vào sự giải thích ngắn gọn mà chặt chẽ của quyển sách nầy, có bổ sung đầy đủ nội dung các quyển còn lại, nhất là quyển Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh.
– Về xác định bộ dựa vào quyển Hán Việt Tự Điển của Thiều Chữu.
– Phiên âm Bắc Kinh dựa vào quyển Hán Việt Tự Điển của Trần Văn Chánh.
Quyển thượng nầy xếp theo phiên âm Hán Việt (theo vần A, B, C… chữ Việt); về dấu thứ tự là huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng; đồng thời sách có vài điều chỉnh về bố cục:
a)- Các chữ đồng âm xếp liền với nhau:
+ Chữ I, Y đi liền nhau (theo thứ tự xưa) không xếp chữ Y cuối vần theo cách của phương Tây như sách vỡ gần đây.
+ Chữ X đem lên đứng liền sau chữ S, không xếp áp chót.
+ Về dấu thứ tự là huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng ( ø ù û õ.).
b)- Nội dung:
– Nội dung giải nghĩa từ cũng có một số điều chỉnh: Cchữ đồng 仝các sách đều chú nghĩa như chữ đồng同chữ đức 悳các sách đều chú nghĩa như chữ đức德sách nầy có giải thích riêng mỗi chữ (có giải thích rõ trong phần phụ dẫn trang kế tiếp).
– Hán Việt Từ Điển Hợp Thái chỉ sử dụng chữ Hán nguyên gốc, không dùng chữ giản thể, bởi chữ giản thể có nhiều nhược điểm (xin xem phần phụ dẫn tiếp sau).
c)- Điều quan trọng là bộ Hán Việt Từ Điển Hợp Thái điền chính xác số nét vào từng chữ để người sử dụng tiện lợi, nhanh chóng; không phải tra nét khó khăn và tốn thời gian.
Ngoài ra còn có 1.840 chữ với 1.943 từ mới chỉ dùng hạn chế trong giao lưu văn hóa, không dùng nghiên cứu quy hoạch danh hiệu người và sự vật (xin xem thêm phần Phụ Dẫn bên dưới).
Kính mong quý vị cao kiến về Hán văn cùng quý đọc giả chân tình góp ý để khi xuất bản chính thức quyển sách được đầy đủ và chặt chẽ hầu giúp ích cho việc nghiên cứu của thế hệ mai sau.
Tác giả cẩn chí
Phụ dẫn 1 :
1. Giải nghĩa từ là tối trọng, là người hậu sanh lại không có vốn hiểu biết nhiều về Hán văn nên không dám tự tiện thay đổi nội dung sách của tiền nhân để lại; nhưng trước vài trường hợp cần thiết, đã kiểm chứng tác giả mạnh dạng điều chỉnh một vài từ, xin tóm tắt những điều chỉnh để quý đọc giả tham khảo:
Các sách ghi chữ đồng仝như chữ đồng同chữ đức 悳 như chữ đức 德 là không chính xác; bởi:
Chữ đồng 同cấu thành bởi:
– Bộ Quynh冂Cõi đất xa.
– Nhất一Một.
– Khẩu口Miệng.
Vậy chữ đồng 同có nghĩa khắp mọi nơi mọi người cùng một ý nghĩ, một tiếng nói.
Còn chữ đồng 仝 cấu thành bởi:
– Bộ nhân人Người.
– Công工Thợ. Sự khéo léo.
Vậy chữ đồng 仝 có nghĩa cùng góp công, góp sức để làm nột việc gì đó chớ không đồng nghĩa với chữ đồng同.
Chữ đức德cấu thành bởi:
– Bộ sách彳Bước ngắn (sự việc xảy ra từ từ).
– Thập Æ Mười (số nhiều).
– Võng罒Cái lưới. Mối liên hệ.
– Nhất 一Một, ở đây nó đóng vai trò là sự gián cách.
– Tâm心Tim. Lòng dạ.
Vậy chữ đức 德có nghĩa: Đức do tâm sinh ra từ từ bởi nhiều mối liên hệ gián tiếp.
Còn chữ đức 悳 cấu thành bởi:
– Bộ tâm 心Tim, lòng dạ.
– Trực直Thẳng, ngay. Thẳng đến.
Vậy chữ đức悳có nghĩa ý muốn tốt đẹp đạt được nhanh chóng.
Một chữ có nghĩa mối liên hệ gián tiếp và sự việc đến từ từ, một chữ có nghĩa ý muốn đạt được nhanh và thẳng đến không thể như nhau được.
2. Hán Việt Từ Điển Hợp Thái chỉ sử dụng chữ Hán nguyên gốc, không dùng chữ giản thể; bởi chữ Hán có sự tượng thanh tượng hình thâm thúy mà không loại chữ nào có, chữ giản thể làm mất ý nghĩa ấy.
Ví dụ:
Các chữ mã馬, điểu鳥, ngư魚có 4 chấm ở dưới là bộ hỏa, biểu thị cho con ngựa, con chim, con cá chạy, bay, lội nhanh như lửa cháy (lửa mặt trời chuyển động nhanh theo vận tốc ánh sáng 300.000 km/giây).
Còn giản thể các chữ Mã Điểu Ngư mất bộ Hỏa, chúng không còn chạy, bay, lội nhanh nữa.
Chữ môn: Theo môn bát trạch cất nhà hướng chánh đi cửa chánh (chánh đông, chánh tây, chánh nam, chánh bắc) mở cửa giữa, hướng góc đi góc; chữ môn門mở cửa giữa là cách lấy hướng chánh làm chuẩn. Còn giản thể chữ môn mở cửa một bên là không lấy cái chánh mà lấy cái bất chánh làm chuẩn là bất cập.
c. Chữ Quốc國gồm bộ vi囗biểu thị cho trong phạm vi lãnh thổ; nhứt 一, khẩu 口, biểu thị mọi người có cùng một tiếng nói, bộ qua戈cây giáo, đánh nhau, biểu thị cho ý chí chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Vậy Quốc là trong phạm vi lãnh thổ nhứt định mọi người có chung một một tiếng nói (có một nền văn hóa thống nhứt); và một ý chí chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Còn giản thể chữ Quốc viết hoặc gồm bộ vi 囗, bên trong là chữ dân 民, hoặc chữ ngọc 玉 biểu thị trong phạm vi lãnh thổ ấy chỉ có người dân hoặc vật chất, thiếu cái quý nhất là sự thống nhứt về văn hóa và ý chí bảo vệ Tổ quốc.
Chữ giản thể còn làm số nét mỗi chữ khác đi không còn ứng với tầng số định hình cho tính chất, vận hội và xu thế phát triển của con người và vạn sự vạn vật.
4. Phiên âm Bắc Kinh ngoài việc giao lưu văn hóa cũng còn dùng đánh chữ Hán (cách đánh thông thường trước nay của font Twin 40); ngoài ra tác giả còn biên soạn cách đánh chữ theo font Big5 Code (những ký hiệu trong dấu ngoặc tròn liền sau phiên âm Bắc Kinh trong ngoặc vuông), trong đó các ký hiệu bằng chữ đứng là có sẵn trong máy, sau khi cài font Twin 40, mở Big5 Code là sẽ đánh được; còn các ký hiệu bằng chữ nghiêng thì trong máy không có, tác giả ghép chữ và tra ký hiệu ấy vào, nên phải coppy các clib (thư viện) của bản quyền vào máy mới đánh được.
Phụ dẫn 2 :
Ngoài quyển Hán Việt Từ Điển Hợp Thái toàn tập; để tiện lợi cho người sử dụng thường xuyên, tác giả trích thêm hai quyển từ đơn:
– Quyển thượng xếp theo phiên âm Hán Việt, dùng tra cứu tên người hay sự vật đã có trước.
– Quyển hạ nầy trích những chữ có phiên âm trong sáng, nội dung thiết thực trong việc đặt tên; xếp theo số nét chữ Hán, dùng cho việc chọn chữ có ý nghĩa và số nét hài hòa khi quy hoạch các danh hiệu (trong đó các chữ cùng số nét cũng được xếp thứ tự theo phiên âm Hán Việt để dễ tra cứu).
Sách gồm hai phần: Tiếp theo phần chính như nói trên là bảng tra chữ, trước bảng tra chữ có bảng kê 214 bộ thủ (sách nầy dùng 214 bộ thủ căn bản xưa nay, không dùng bộ đơn giản), bởi việc đơn giản ghép các từ khác nhau về chất vào một bộ một cách không xác đáng; ví dụ: để chỉ sự cấu thành các bộ phận của thân thể người, chữ Hán nguyên thể có các bộ: cốt骨xương, nhục肉 thịt, bì皮da; riêng bộ nhục khi thủ bộ nó giống chữ nguyệt月; trong giản thể người ta nhập bộ nhục vào bộ nguyệt; biến các chữ cơ肌thịt, bắp thịt – Sóc朔 đầu tháng âm lịch; trăng non chung một bộ là không sáng nghĩa… . Cuối sách có kê và hướng dẫn cách tra tìm những chữ khó nhận bộ.
Cách tra chữ:
Mỗi chữ Hán đều nằm trong một bộ nhứt định, trong đó mỗi bộ thủ tập hợp quanh nó một số chữ có nội dung gần giống nhau; ví dụ: Bộ Hỏa火là lửa, tập hợp quanh nó 128 chữ đều mang nội dung về lửa, khói, than, tro, sự cháy, nóng, khô ráo, soi sáng, hơ, sấy, nứt nổ, hoặc vật liệu, dụng cụ dùng để đốt, nấu… .
Các bộ thủ thường đặt trước, hoặc sau hoặc trên hoặc dưới, cũng có trường hợp ở giữa của chữ, ngoài ra có một số chữ không xác định rõ vị trí của bộ, do vậy cuối sách có trích các chữ khó nhận bộ.
Muốn tra một chữ trước phải xem chữ đó thuộc bộ gì, bộ ấy bao nhiêu nét (số nét của các bộ khi tra cần lấy nơi cột thủ bộ, không dùng cột bộ căn bản), ví dụ: bộ sước căn bản辵7 nét thủ bộ辶4 nét), ta tìm bộ sước 辶ở khoảng bộ 4 nét; tiếp đến xem chữ ấy bao nhiêu nét? Từ đó tìm mục lục xem bộ ấy ở trang mấy, kế tìm chữ ấy trong các chữ có số nét đó.
Ví du:
-Tìm chữ迫; chữ cần tìm thuộc bộ sước 辶4 nét và chữ ấy có 9 nét; tra mục lục ở bộ 4 nét ta thấy bộ sước辶ở trang 98, xem những chữ 9 nét trong khoảng các trang ấy ta tìm được đó là chữ bách 迫. Sau khi tìm được tên phiên âm Hán Việt thì tra tìm chữ bách 9 nét ở quyển thượng để xem ý nghĩa của chữ.
-Tìm chữ清; chữ cần tìm thuộc bộ thủy氵3 nét và chữ ấy có 11 nét; tra mục lục ở bộ 3 nét ta thấy bộ thủy氵trang 88-90, xem những chữ 11 nét trong khoảng các trang ấy ta tìm được đó là chữ Thanh清. Sau khi tìm được tên phiên âm Hán Việt thì tra tìm chữ Thanh 清11 nét ở quyển thượng để xem ý nghĩa của chữ.
Nếu không xác định được bộ thì đếm số nét của chữ rồi tra tìm trong phần những chữ khó nhận bộ nơi trang 121 đến 125.
Tác giả cẩn chí