1.- Can – Chi:
Để chỉ thời gian kinh dịch dùng can – chi, với ý nghĩa như sau:
a)- Can là cán, là gốc do Trời sinh ra nên gọi là Thiên can, có 10 thiên can là: Giáp, At, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. Can là dương đại điện cho Trời, trong gia đình thì can đại diện cho Cha, cho chồng, cho con trai.
b)- Chi là nhánh, là ngọn do đất sinh ra nên gọi là Địa chi, có 12 địa chi là: Tý, Sửu, Dần, Mẹo (Mão), Thìn, Tỵ, Ngọ (Ngũ), Mùi (Vị), Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Chi là âm, đại diện cho đất, trong gia đình thì chi đại diện cho mẹ, cho vợ, cho con gái.
Mỗi chi đại diện cho một con vật:
tý |
sửu |
dần |
mẹo |
thìn |
tỵ |
ngọ |
mùi |
thân |
dậu |
tuất |
hợi |
chuột |
trâu |
cọp |
mèo |
rồng |
rắn |
ngựa |
dê |
khỉ |
gà |
chó |
heo |
Trong đó mỗi năm luân chuyển nhau theo 12 chi. Một năm có 12 tháng cũng gắn liền với 12 chi là:
Tháng 1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
dần |
mẹo |
thìn |
tỵ |
ngọ |
mùi |
thân |
dậu |
tuất |
hợi |
tý |
sửu |
Để tính nhẫm ta xếp các tháng trong năm vào bàn tay như sau ây:
Can và Chi cũng là những thái cực sinh lưỡng nghi: sinh ra âm dương là:
– Can có các can dương là: Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm; các can âm là Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý.
– Chi có các chi dương là: Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất; các chi âm là Sửu, Mẹo, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi.
Can và chi được ghép lại với nhau để gọi thời gian theo nguyên tắc là dương ghép với dương, âm ghép với âm:
thành ra vòng 60 can – chi gọi là lục thập hoa giáp.
Bảng 1: Vòng lục thập hoa giáp:
6 Con giáp |
Ất |
Bính |
Đinh |
Mậu |
Kỷ |
Canh |
Tân |
Nhâm |
Quý |
Giáp tý |
Sửu |
Dần |
Mẹo |
Thìn |
Tỵ |
Ngọ |
Mùi |
Thân |
Dậu |
Giáp tuất |
Hợi |
Tý |
Sửu |
Dần |
Mẹo |
Thìn |
Tỵ |
Ngọ |
Mùi |
Giáp thân |
Dậu |
Tuất |
Hợi |
Tý |
Sửu |
Dần |
Mẹo |
Thìn |
Tỵ |
Giáp ngọ |
Mùi |
Thân |
Dậu |
Tuất |
Hợi |
Tý |
Sửu |
Dần |
Mẹo |
Giáp thìn |
Tỵ |
Ngọ |
Mùi |
Thân |
Dậu |
Tuất |
Hợi |
Tý |
Sửu |
Giáp dần |
Mẹo |
Thìn |
Tỵ |
Ngọ |
Mùi |
Thân |
Dậu |
Tuất |
Hợi |
Trong bảng có 10 cột dọc: cột đầu là 6 con giáp mỗi con giáp gồm 10 can chi (theo hàng ngang). Tổng cộng ta có 60 can chi phối hợp như dưới đây:
Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần, Đinh Mẹo, Mậu Thìn, Kỷ Tỵ, Canh Ngọ, Tân Mùi, Nhâm thân, Quý Dậu.
Giáp Tuất, Ất Hợi, Bính Tý, Đinh Sửu, Mậu Dần, Kỷ Mẹo, Canh Thìn, Tân Tỵ, Nhâm Ngọ, Quý Mùi.
Giáp Thân, Ất Dậu, Bính Tuất, Đinh Hợi, Mậu Tý, Kỷ Sửu, Canh Dần, Tân Mẹo, Nhâm Thìn, Quý Tỵ.
Giáp Ngọ, Ất Mùi, Bính Thân, Đinh Dậu, Mậu Tuất, Kỷ Hợi, Canh Tý, Tân Sửu, Nhâm Dần, Quý Mẹo.
Giáp Thìn, Ất Tỵ, Bính Ngọ, Đinh Mùi, Mậu Thân, Kỷ Dậu, Canh Tuất, Tân Hợi, Nhâm Tý, Quý Sửu.
Giáp Dần, Ất Mẹo, Bính Thìn, Đinh Tỵ, Mậu Ngọ, Kỷ Mùi, Canh Thân, Tân Dậu, Nhâm Tuất, Quý Hợi.
Cách xem bảng lục thập hoa giáp:
Như trên ta có 6 con giáp là giáp tý, giáp tuất, giáp thân, giáp ngọ, giáp thìn, giáp dần. Chớ không có 12 con giáp như người ta thường nói nhầm.
Muốn xem một tuổi nào đó ta nhìn hàng can của tuổi ấy, trên nhìn xuống đến chi của tuổi ấy, và nhìn sang trái sẽ tìm được con giáp của tuổi ấy.
Ví dụ: Tìm tuổi Mậu Tý (2008), từ cột Mậu nhìn xuống đến chi Tý, nhìn sang trái ta có con Giáp Thân; vậy Mậu Tý thuộc con Giáp Thân (nội dung nầy rất cần cho sau nầy).
Mỗi vòng lục thập hoa giáp gọi là một nguơn. Nguơn lại có nguơn lớn và nguơn nhỏ. Mỗi nguơn lớn chia ra 3 nhỏ là thượng nguơn, trung nguơn, hạ nguơn.
Hiện nay là hạ nguơn của nguơn lớn thứ 7:
Từ 1864 đến 1923 là thượng nguơn.
Từ 1924 đến 1983 là trung nguơn.
Từ 1984 đến 2043 là hạ nguơn.
Từ 2044 trở đi là thượng nguơn trong nguơn lớn khác.
Mỗi người từ năm sanh ra đến trở lại can chi ấy, gọi là đáo tuế. Ví dụ: người sinh năm 1924 Giáp tý, 60 năm sau 1984 cũng là giáp tý trở lại (trở lại năm mang can chi cũ).
2.- Cách tìm tháng, giờ can chi:
Mỗi năm, tháng, ngày giờ đều được Kinh dịch kết vào một can chi nhứt định, gọi là năm, tháng, ngày, giờ can – chi (riêng giờ can chi có 2 giờ đồng hồ).
Ví dụ: Năm 2008 là năm Mậu Tý, tháng giêng năm ấy là tháng giáp dần, ngày mùng 1 âm lịch tháng giêng là ngày đinh sửu, giờ đầu trong ngày là giờ canh tý.
Xếp các cặp can: 1 Giáp Kỷ, 2 Ất Canh, 3 Bính Tân, 4 Đinh Nhâm, 5 Mậu Quý vào bàn tay như hình bên.
a)- Tìm can tháng: Kể can ở bàn tay bên là can năm.
Khởi Bính tại 1, Mậu tại 2, Canh tại 3, Nhâm tại 4, Giáp tại 5, gặp can của năm tại đâu thì đó là can tháng 1.
Ví dụ: Năm Mậu Tý 2008: Bấm Bính tại 1, Mậu tại 2, Canh tại 3, Nhâm tại 4, Giáp tại 5; số 5 có can Mậu của năm. Vậy tháng 1 là tháng Giáp Dần.
b)- Tìm can giờ: kể can ở bàn tay bên là can ngày.
Khởi Giáp tại 1, Bính tại 2, Mậu tại 3, Canh tại 4, Nhâm tại 5, gặp can của ngày tại đâu dừng lại, đó là can giờ Tý.
Ví dụ: Ngày 1 tháng 1 năm mậu tý là ngày Đinh Sửu, can của ngày là đinh; bấm giáp tại 1, bính tại 2, mậu tại 3, canh tại 4, số 4 có can Đinh của ngày. Vậy giờ đầu là Canh Tý.
3.- Ngũ hành của can – chi:
a/- Ngũ hành của can: Trong 10 can chia thành 5 cặp đồng hành nhau:
Bảng 2: Ngũ hành của can:
Giáp – Ất |
Bính – Đinh |
Mậu – Kỷ |
Canh – Tân |
Nhâm – Quý |
Mộc |
Hỏa |
Thổ |
Kim |
Thủy |
b/- Ngũ hành của chi:
Trong 12 chi thì có 4 chi đồng hành Thổ là Thìn, Tuất, Sửu, Mùi; tám chi còn lại chia thành từng cặp đồng hành nhau:
Bảng 3: Ngũ hành của chi:
|
Thìn – tuất – sửu – mùi |
|
|||
|
Thổ |
|
|||
Hợi – tý |
Dần – mẹo |
Tỵ – ngọ |
Thân – dậu |
||
Thủy |
Mộc |
Hỏa |
Kim |
Ngũ hành ứng vào bốn mùa trong năm như sau:
+ Ngũ hành ứng vào bốn mùa trong năm:
Bảng 4: Ngũ hành của mùa:
Mùa Xuân |
Mùa Hạ |
Mùa Thu |
Mùa Đông |
Mộc |
Hỏa |
Kim |
Thủy |
+ Ngũ hành ứng vào các tháng trong năm:
Như tiết b của mục 2 và tiết b của mục 3 đã giới thiệu trên ta có:
Bốn tháng 3, 6, 9, 12 (tháng thìn, tuất, sửu, mùi) là hành thổ (gọi là tháng tứ quý). Tám tháng còn lại cứ hai tháng liên tiếp nhau là một hành:
Bảng 5: Ngũ hành của tháng:
|
Tháng tứ quý 3,6,9,12 |
|
|||
|
Thổ |
|
|||
Tháng 1, 2 |
Tháng 4, 5 |
Tháng 7, 8 |
Tháng 10, 11 |
||
Mộc |
Hỏa |
Kim |
Thủy |
4.- Giới thiệu tóm tắt về thời tiết và cuộc sống:
Bên cạnh nhiệt, khí, ánh sáng của trời đất là yếu tố căn bản cho sự sống, con người và vạn vật trên trái đất đều phải nhờ vào lương thực; mà trong đó thực vật là căn bản (ăn thịt động vật không phải là căn bản), sự sung mãn của cây cỏ là nền tảng cho sự thịnh vượng của muôn loài.
Kinh dịch nói “Vạn vật qua bốn giai đoạn thành, thịnh, suy, hủy”. Theo đó mùa xuân là thành (hình thành của năm), mùa hạ thịnh, mùa thu suy, mùa đông hủy (đông tàn để xuân lại sang), cứ thế mà xoay dần mãi.
Vòng bốn mùa đó tác động khác nhau đối với cây cỏ, gây ảnh hưởng trực tiếp đến con người và các loại động vật:
Cây cỏ hành Mộc. Mùa xuân (thành) Mộc + Mộc hòa đồng làm cây cỏ sinh sôi nẩy nở, cuộc sống có sinh khí.
Mùa hạ (thịnh) Hỏa tương sanh với Mộc của cây, cây cối cường thịnh đơm bông kết trái, con người và các loài động vật cũng theo đó mà sung mãn.
Mùa thu (suy) Kim khắc Mộc cây lá vàng úa, rơi rụng, trơ cành, vạn vật tiêu điều. Do mùa thu khắc chế như vậy nên nếu gieo trồng, chiết, tháp, bứng cây, nhứt là các loại cây khó bứng, chúng dễ chết hoặc nếu có khéo mấy cũng khó phục hồi, khó phát triển.
Mùa đông (hủy) để kết thúc năm, nhưng mùa đông Thủy tương sinh với Mộc của cây (Thủy sinh Mộc), biểu hiện hủy đây không phải là để tịch diệt, mà là hủy để trở lại sinh hóa, Mộc của cây cỏ có được hấp thụ dần mầm sinh trưởng, lộc non vừa nhú ra, song chưa đủ lực để sinh Hỏa là sinh khí của muôn loài.
Mỗi mùa 3 tháng, nhưng chỉ 2 tháng ngũ hành ảnh hưởng mạnh đến thời tiết của mùa, còn 4 tháng 3, 6, 9, 12 (là tháng tứ quý hành Thổ), cuối mỗi mùa trở về Thổ làm cầu nối chuyển tiếp sang mùa khác, khí hậu không hoàn toàn như trong mùa ấy.
Hai mùa thu, đông khắc chế ở hầu hết các nơi trên hành tinh, nhưng riêng ở tây nam nước ta thì thời tiết ấm mát, cây cỏ xanh tốt quanh năm, có thể nói miền Tây Nam Bộ là vùng đất bốn mùa xuân, bởi cấu tạo đặc biệt không những trên bề mặt mà còn cả chiều sâu bên trong lòng đất; đó là cái phước mà Trời đất ban cho, mà cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm từng nói “Đoài phương phước địa giáng linh”… .
Bảng 6: Ngũ hành của can – chi phối hợp:
Cách xem bảng ngũ hành Can – Chi:
Trong bảng 6 thì:
– Hàng ngang trên cùng là thiên can: Giáp ất hành mộc; bính đinh hành hỏa; mậu kỷ hành thổ; canh tân hành kim; nhâm quý hành thủy. Và các can trên là dương, duới là can âm. Ví dụ: Giáp ất mộc, trong đó Giáp là dương mộc, ất là âm mộc….
Các số ghi sau mỗi can là hàng đơn vị của năm dương lịch.
Ví dụ:
Những năm có số 4 ở hàng đơn vị thì năm ấy là giáp, như các năm 1984, 1994, 2004… . là giáp tý, giáp tuất, giáp thân… . Những năm có số 5 ở hàng đơn vị năm ấy là ất, như các năm 1985, 1995, 2005… . là ất sửu, ất hợi, ất dậu… .
– Hàng dọc phía trước là địa chi, trong đó ở mỗi ô thì 2 chi trên là dương, 2 chi dưới là âm.
– Bên trong giao hội gồm (15 ô): 3 cột ngang và 5 cột dọc là phối hợp can chi:
+ Mỗi ô có ngũ hành ở giữa, trong đó hàng ngang can trên dương phối với hàng dọc chi dương trên, can dưới âm phối với chi dưới âm; ví dụ: ở ô phối hợp đầu tiên là giáp tý, giáp ngọ, ất sửu, ất mùi đều là kim.
+ Các chữ hai bên (dưới đi lên hoặc trên xuống) là loại của ngũ hành:
Bên trái (dưới lên) là loại hành phối 2 chi trái.
Bên phải (trên xuống) là loại hành phối 2 chi bên phải.
Ví dụ: Ô phối hợp đầu tiên: giáp tý, ất sửu Hải trung kim; giáp ngọ, ất mùi là Sa trung kim.
+ Cũng như vậy thì ở ô phối hợp thứ hai thì bính tý, đinh sửu là Giản hạ thủy, bính ngọ, đinh mùi là Thiên hà thủy… .
B.- CAN – CHI TƯƠNG HỢP, TƯƠNG KHẮC:
a)- Can hạp nhau:
Giáp hợp kỷ, ất hợp canh, bính hợp tân, đinh hợp nhâm, mậu hợp quý.
b)- Can khắc phá:
Giáp phá mậu, mậu phá nhâm, nhâm phá bính, bính phá canh, canh phá giáp. Ất phá kỷ, kỷ phá quý, quý phá đinh, đinh phá tân, tân phá ất.
Can đại diện cho nam, do vậy nam với nam có can hợp hay khắc mà thuận hoặc khắc chế nhau. Ví dụ:
Nam Giáp Tý với Kỷ Mẹo hạp, và kim với thổ hạp nhau càng tốt.
Giáp Tý với Kỷ Tỵ hạp, tuy kim và mộc khắc nhau nhưng cũng sẽ không khắc nặng.
Nam Ất Dậu với Kỷ Sửu là khắc nhau.
Giáp Dần và Mậu Ngọ là khắc nhau.
c)- Chi tam hạp cục:
Thân tý thìn hợp nhau thành thủy cục. Dần ngọ tuất hợp nhau thành hỏa cục. |
Tỵ dậu sửu hợp nhau thành kim cục.
|
d)- Chi tứ hình: Dần thân tỵ hợi.
Tý ngọ mẹo dậu.
Thìn tuất sửu mùi.
Chi đại diện cho nữ, nên nữ với nữ có chi hạp hay khắc mà hạp hoặc khắc nhau.
Ví dụ:
Nữ Ất Dậu với Kỷ Sửu là hạp nhau (trong khi nam thì khắc).
Nữ Giáp Tý với Kỷ Mẹo là khắc nhau (trong khi nam thì hạp).
II.- CÁCH TÌM CAN – CHI NĂM SANH, NGŨ HÀNH, CUNG MẠNG:
Trong bảng lập thành trang 113-115 cuối sách có ghi rõ 120 năm từ 1924 đến 2043. Đây hướng dẫn cách tính nhẫm.
A/- TÌM CAN – CHI CỦA NĂM:
1)- Tìm can của năm:
Năm dương lịch được tính theo số thập phân, có 10 can cũng là số thập phân nên trùng khớp nhau, do vậy số hàng đơn vị của năm dương lịch xác định can của năm ấy là:
Bảng 3: Tìm can của năm:
Hàng đơn vị Năm D.lịch |
0 |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
Can của năm |
Canh |
Tân |
Nhâm |
Quý |
Giáp |
Ất |
Bính |
Đinh |
Mậu |
Kỷ |
Chỉ việc lấy hàng đơn vị của năm sinh rọi vào bảng trên ta sẽ có can của năm sanh. Ví dụ: năm 2008, hàng đơn vị là 8 nên là năm mậu.
2)- Tìm chi của năm:
Trước hết quy ước thứ tự của chi như bảng dưới đây:
Bảng 3: Tìm chi của năm:
Số quy ước |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Chi năm |
tý |
sửu |
dần |
mẹo |
thìn |
tỵ |
ngọ |
mùi |
thân |
dậu |
tuất |
hợi |
Muốn tìm chi năm sanh ta lấy số thứ tự của năm dương lịch chia cho 12, lấy số dư cộng 9 rồi so với bảng trên ta sẽ có chi năm sanh.
Ví dụ: Năm 1994 chia 12 còn thừa 2, cộng 9 được 11 là năm tuất.
Nếu cộng lại mà lớn hơn 12 thì trừ 12 lấy kết quả để xét.
Ví dụ: Năm 2008 chia 12 còn thừa 4, cộng 9 được 13, trừ 12 còn 1 là năm tý.
Click vào các link để xem các nội dung Phong thủy khác:
BÁT TRẠCH: Lý thuyết căn bản của Kinh dịch
http://caitaohoancau.com/ly-thuyet-can-ba%CC%89n-cu%CC%89a-kinh-di%CC%A3ch/
Xem tiếp Can – Chi: http://caitaohoancau.com/can-chi/
Xem tiếp mục Ngũ hành:
http://caitaohoancau.com/ngu%CC%83-hanh/
Xem tiếp mục Cung – Phối cung:
http://caitaohoancau.com/cung-sanh-cung-phi/
Xem tiếp mục Bát Trạch: CHỌN PHƯƠNG HƯỚNG http://caitaohoancau.com/bat-tra%CC%A3ch/
Xem phần TÁT TÁO: http://caitaohoancau.com/bat-tra%CC%A3ch-tiep-theo-1/
Xem tiếp phần 2 Phóng thủy, Phân phòng: http://caitaohoancau.com/bat-tra%CC%A3ch-tiep-theo-2/
Xem tiếp phần 3 CÁCH XÂY NHÀ – KHANH HẦM: http://caitaohoancau.com/bat-tra%CC%A3ch-tiep-theo-3/
Xem tiếp Bát trạch 4 SỐ ĐÒN TAY: http://caitaohoancau.com/bat-tra%CC%A3ch-tiep-theo-4/
Xem tiếp Bát trách 5 CÀN – KHẢM mạng: http://caitaohoancau.com/bat-tra%CC%A3ch-tiep-theo-5/
Xem tiếp Bát trách 6 CẤN – CHẤN mạng: http://caitaohoancau.com/bat-trach-6-trach-can-chan/
Xem tiếp Bát trách 7 TỐN – LY mạng: http://caitaohoancau.com/bat-tra%CC%A3ch-tiep-theo-7/
Xem tiếp bát trách 8 KHÔN – ĐOÀI mạng: http://caitaohoancau.com/bat-trach-tiep-theo-8/
Xem tiếp Bát trách 9 GIẢI THÍCH BỊNH – TUỔI CẤT NHÀ: http://caitaohoancau.com/bat-tra%CC%A3ch-tiep-theo-9/
Xem tiếp Bát trạch 10 KÍCH THƯỚC TỐT: http://caitaohoancau.com/bat-tra%CC%A3ch-tiep-theo-10/
Xem tiếp BÁT QUÁI: http://caitaohoancau.com/ngu%CC%83-hanh-sinh-khac/
Lập thành 120 tuổi http://caitaohoancau.com/bang-lap-thanh-120-tuoi-tu-trung-nguon-den-ha-nguon-ke-tu-nam-1924-2043/