1)- Tìm ngũ hành của năm:
Trong bảng 2 trang 5 ta đã biết được ngũ hành của năm. Ta có thể nhẫm nhanh mà không cần tra bảng như sau:
Dùng 2 ngón tay trỏ, giữa bàn tay trái và quy ước các can theo sơ đồ bên.
Tiếp đến dùng bảng 2 trang 5 và viết tắt các hành như bảng dưới đây:
Bảng 4: Tìm ngũ hành của năm:
1 Giáp ất |
2 Bính đinh |
3 Mậu kỷ |
4 Canh tân |
5 Nhâm quý |
|
Tý – Ngọ Sửu – mùi |
Kim |
Thủy |
Hỏa |
O (thổ) |
Mộc |
Dần – Thân Mẹo – Dậu |
Thủy |
Hỏa |
O (thổ) |
Mộc |
Kim |
Thìn – Tuất Tỵ – Hợi |
Hỏa |
O (thổ) |
Mộc |
Kim |
Thủy |
Tra nội dung bảng 4:
Tý ngọ, sửu mùi KTHOM vào bàn tay trên
Dần thân mẹo dậu THOMK vào bàn tay trên
Thìn tuất tỵ hợi HOMKT vào bàn tay trên
Ta sẽ tìm được ngũ hành của năm.
Ví dụ: Năm 2008 là năm Mậu tý: Năm tý (Tý ngọ, sửu mùi) dùng KTHOM trong bảng 4, và mậu (mậu kỷ) ở lóng tay số 3, ta sẽ có H (hỏa). Vậy năm 2008 mậu tý là Hỏa.
2)- Tìm loại hành:
Các loại hành ta gọi tắt và xếp thứ tự từ I đến VI như sau:
Bảng 5: Tìm loại hành của năm:
I |
II |
II |
IV |
V |
VI |
|
Kim |
Hải |
Sa |
Kim |
Kiếm |
Bạch |
Xoa |
Thủy |
Giản |
Thiên |
Khê |
Trung |
Trường |
Đại |
Hỏa |
Thích |
Thiên |
Lư |
Hạ |
Phúc |
Đầu |
Thổ |
Bích |
Lộ |
Thành |
Đại |
Sa |
Ốc |
Mộc |
Tang |
Dương |
Tòng |
Thạch |
Đại |
Bình |
Và quy ước các đốt tay là các chi theo thứ tự 1 Tý, 2 Sửu…. 12 Hợi bàn tay B. Và 2 chi liền nhau số La mã từ I đến VI như bàn tay C như dưới đây:
Sau khi tìm được ngũ hành của chi năm ấy đem tra vào bảng 5 ta sẽ tìm được loại hành của năm hoặc bấm trên bàn tay C ta sẽ tìm thấy loại hành.
Ví dụ: Năm mậu tý trên đã tìm được là hành Hỏa, trong bàn tay C: tý, sửu là số I, soi vào cột Hỏa của bảng 5 ta được chữ thích, tức Thích lịch Hỏa.
NGŨ HÀNH, NGŨ HÀNH SINH KHẮC:
1. NGŨ HÀNH:
Kinh dịch cũng nói “Vạn vật trong vũ trụ được tạo thành bởi 5 chất” (gọi là ngũ hành) là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Mỗi hành được chia thành 6 loại:
Kim là vàng, kim loại nói chung, chúng có:
– Hải trung Kim: Kim dưới biển.
– Sa trung Kim: Kim trong cát.
– Kim bạch Kim: Vàng tây trắng.
– Kiếm phong Kim: Kim ở mủi kiếm.
– Xoa xuyến Kim: Vàng đeo tay.
Thủy có:
– Giản hạ Thủy: Nước dưới mạch.
– Thiên hà Thủy: Nước trên Trời (sông Giang hà).
– Đại khê Thủy: Nước trong khe lớn.
– Tuyền trung Thủy: Nước suối.
– Trường lưu Thủy: Nước sông chảy dài.
– Đại hải Thủy: Nước biển.
Hỏa có:
– Tích lịch Hỏa: Lửa sấm sét.
– Thiên thượng Hỏa: Lửa mặt trời.
– Lư trung Hỏa: Lửa trong lò.
– Sơn hạ Hỏa: Núi lửa trong lòng đất.
– Phúc đăng Hỏa: Lửa đèn.
– Sơn đầu Hỏa: Lửa núi lửa phun lên.
Thổ có:
– Bích thượng Thổ: Đất vách tường.
– Lộ bàng Thổ: Đất đường đi.
– Thành đầu Thổ: Đất tường thành.
– Đại trạch Thổ: Đất đại trà canh tác nói chung.
– Sa trung Thổ: Đất cát.
– Ốc thượng Thổ: Đất ổ tò vò trên cao.
Mộc có:
– Tang đố Mộc: Cây dâu tằm ăn.
– Dương liễu Mộc: Cây dương liễu.
– Tòng bá Mộc: Cây tòng, cây bách.
– Thạch lựu Mộc: Cây thạch lựu trong đá.
– Đại lâm Mộc: Cây đại thụ trong rừng.
– Bình địa Mộc: Cây đất bằng (cây lúa).
2.- NGŨ HÀNH TƯƠNG SINH, TƯƠNG KHẮC:
a)- NGŨ HÀNH TƯƠNG SINH: | b)- NGŨ HÀNH TƯƠNG KHẮC: |
Tương sinh: Thổ ở Trung cung là căn nguyên của các hành, phát ra tại Trung ương rồi trở về Trung ương, Thổ sinh Kim ở phương Tây, Kim sinh Thủy ở phương Bắc, Thủy sinh Mộc ở phương Đông, Mộc sinh Hỏa ở phương Nam, Hỏa sinh Thổ ở cung giữa theo chiều dương (thuận kim đồng hồ).
Tương khắc: Hỏa Tây khắc Kim ở Nam, Kim khắc Mộc ở Đông, Mộc khắc Thổ ở trung cung, Thổ khắc Thủy ở Bắc, Thủy khắc Hỏa Tây theo chiều âm (nghịch kim đồng hồ).
Trong ngũ hành mỗi hành chia thành sáu loại như trên, trong đó có những loại cần tương sanh, sợ bị khắc, nhưng cũng có những hành không cần sanh, không sợ bị khắc mà ngược lại cần khắc, do vậy ta chia chúng thành hai loại xem xét như sau:
Loại 1: Các hành cần tương sanh, sợ bị khắc:
– Hải trung kim, Kim bạch kim, Xoa xuyến kim.
– Giản hạ thủy, Đại khê thủy, Tuyền trung thủy, Trường lưu thủy.
– Lư trung hỏa, Phúc đăng hỏa, Sơn đầu hỏa.
– Bích thượng thổ, Thành đầu thổ, Ốc thượng thổ.
– Tang đố mộc, Dương liễu mộc, Tòng bá mộc, Thạch lựu mộc, Đại lâm mộc.
Các hành nầy tương sanh với nhau là tốt, bị khắc là xấu.
Loại 2: Các hành không sợ khắc mà cần khắc:
– Kiếm phong kim, Sa trung kim không sợ hỏa mà ngược lại cần hỏa trui rèn mới hữu dụng. Đồng thời hai hành nầy khắc mộc rất nặng.
– Đại hải thủy, Thiên hà thủy không sợ thổ bởi hai loại nước nầy quá lớn không thể thổ nào hút kiệt được, ngược lại nó cần có đất làm bờ bến mới thành khối vững chắc được.
– Tích lịch hỏa, Thiên thượng hỏa, Sơn hạ hỏa là các loại lửa mạnh không thể có nước nào dập tắt được, ngược lại nó cần có nước làm dịu bớt đi cái nóng để quân bình nhiệt độ.
– Lộ bàng thổ, Đại trạch thổ, Sa trung thổ, ba loại đất nầy không sợ mộc, mà cần có cây mới hữu dụng.
– Bình địa mộc: Cây đất bằng (cây lúa) cần có kim loại như liềm hái, máy xay xác… mới thành lương thực hữu dụng được.
Các hành nầy gặp tương sanh không xấu nhưng không tốt thêm, bởi bản thân nó không hữu dụng thì không thể sinh hóa ra thứ khác được và cũng không cần được sinh thêm. Ngược lại nó cần một hành trong nhóm nầy hoặc nhóm 1 trên khắc chế để được hữu dụng.
Trường hợp đồng hành (tỵ hòa):
Hai hành đồng nhau cũng chia thành hai loại để xem xét:
Cùng một hành và cùng loại thì tốt thêm.
Cùng hành mà khác loại thì xấu.
Phân tích cụ thể từng hành như sau:
– Cùng là kim mà đồng loại thì lưỡng kim thành khí (thành kim loại hữu dụng).
– Cùng là kim mà khác loại thì lưỡng kim kim khuyết (khuyết bớt một).
– Cùng là thủy mà đồng loại thì lưỡng thủy thành giang (thành sông).
– Cùng là thủy mà khác loại thì lưỡng thủy thủy kiệt (nước bị cạn kiệt).
– Cùng là hỏa mà đồng loại thì lưỡng hỏa thành viêm (thanh núi lửa).
– Cùng là hỏa mà khác loại thì lưỡng hỏa hỏa tuyệt (bị mất một).
– Cùng là thổ mà đồng loại thì lưỡng thổ thành điền (thành đất đai canh tác).
– Cùng là thổ mà khác loại thì lưỡng thổ thổ liệt (đất bị nhão ra).
– Cùng là mộc mà đồng loại thì lưỡng mộc thành lâm (thành rừng).
– Cùng là mộc mà khác loại thì lưỡng mộc mộc chiết (mất một).
Do vậy có thể xếp loại mối quan hệ ngũ hành tốt xấu theo thứ tự từ trên xuống dưới như sau:
1.- Các hành nhóm 1 tương sanh là đệ nhứt cách.
2.- Trường hợp đồng hành và cùng loại là đệ nhị cách.
3.- Các hành nhóm 2 bị khắc là đệ tam cách (trường hợp nầy vẫn rất tốt, không nên sợ bị khắc như nhiều người lầm tưởng).
4.- Các hành nhóm 2 tương sanh là đệ tứ cách (trường hợp nầy không xấu, nhưng không tốt thêm).
5.- Trường hợp đồng hành mà khác loại đệ ngũ cách (xấu).
6.- Các hành nhóm 1 tương khắc là đệ lục cách (xấu).
Bảng A: Màu tương ứng Ngũ hành:
Ngũ hành |
Kim |
Mộc |
Thủy |
Hỏa |
Thổ |
Màu |
Trắng |
Xanh* |
Đen |
Đỏ |
Vàng |
* Màu xanh nói đây là xanh lá cây.
Bảng B: Màu phù hợp mạng:
Mạng |
Kim |
Mộc |
Thủy |
Hỏa |
Thổ |
Màu hạp |
Trắng Vàng, Đen |
Xanh Đen, Đỏ |
Đen Trắng, Xanh |
Đỏ Xanh, Vàng |
Vàng Đỏ, Trắng |
Bảng hiệu kinh doanh thường có hai màu nên dùng tương sanh nhau như sau:
Trắng – Đen, Đen – Xanh, Xanh – Đỏ, Đỏ – Vàng, Vàng – Trắng.
Xem thêm :
Xem tiếp Can – Chi: http://caitaohoancau.com/can-chi/
Xem tiếp mục Bát Trạch: CHỌN PHƯƠNG HƯỚNG http://caitaohoancau.com/bat-tra%CC%A3ch/
Xem phần TÁT TÁO: http://caitaohoancau.com/bat-tra%CC%A3ch-tiep-theo-1/
Xem tiếp phần 2 Phóng thủy, Phân phòng: http://caitaohoancau.com/bat-tra%CC%A3ch-tiep-theo-2/
Xem tiếp phần 3 CÁCH XÂY NHÀ – KHANH HẦM: http://caitaohoancau.com/bat-tra%CC%A3ch-tiep-theo-3/
Xem tiếp Bát trạch 4 SỐ ĐÒN TAY: http://caitaohoancau.com/bat-tra%CC%A3ch-tiep-theo-4/
Xem tiếp Bát trách 5 CÀN – KHẢM mạng: http://caitaohoancau.com/bat-tra%CC%A3ch-tiep-theo-5/
Xem tiếp Bát trách 6 CẤN – CHẤN mạng: http://caitaohoancau.com/bat-trach-6-trach-can-chan/
Xem tiếp Bát trách 7 TỐN – LY mạng: http://caitaohoancau.com/bat-tra%CC%A3ch-tiep-theo-7/
Xem tiếp bát trách 8 KHÔN – ĐOÀI mạng: http://caitaohoancau.com/bat-trach-tiep-theo-8/
Xem tiếp Bát trách 9 GIẢI THÍCH BỊNH – TUỔI CẤT NHÀ: http://caitaohoancau.com/bat-tra%CC%A3ch-tiep-theo-9/
Xem tiếp Bát trạch 10 KÍCH THƯỚC TỐT: http://caitaohoancau.com/bat-tra%CC%A3ch-tiep-theo-10/
Xem tiếp BÁT QUÁI: http://caitaohoancau.com/ngu%CC%83-hanh-sinh-khac/
Lập thành 120 tuổi http://caitaohoancau.com/bang-lap-thanh-120-tuoi-tu-trung-nguon-den-ha-nguon-ke-tu-nam-1924-2043/