1.- Kitô giáo:
Theo truyền thuyết: Năm 33 tuổi, Chúa Giêsu bị kết án tử hình. Trải qua hơn 2000 năm sau bản án bất công dẫn đến cái chết nhục nhã của Ngài trên thập giá, vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng… .
Thông thường sau khi có người chết, người ta lấy những tấm ảnh đẹp nhất để thờ, còn Kitô giáo dùng hình ảnh cây thập giá với một người bị đóng đinh.
Hình ảnh vừa buồn thảm, chẳng có gì hấp dẫn để thu hút người ta. Hình ảnh một con người trần trụi, đầu đội mão gai, chân tay lấm lem máu, cạnh sườn bị đâm thâu, có lẽ làm cho người ta cảm thấy sợ, hơn là kính tôn mà chiêm ngưỡng. Từ xa xưa, cây thập giá đã được quan niệm là biểu tượng của thất bại, của nỗi đau, của những gì thấp hèn và nhục nhã nhất. Nhưng một thập giá có thân thể Đấng Cứu Thế tựa vào, thì với người Kitô hữu, trở thành dấu chỉ của tình yêu, của vinh quang và của chiến thắng. Trích nơi link: http://dongten.net/noidung/47532
Ý niệm “tình yêu, vinh quang và chiến thắng” là của người tạo biểu tượng. Còn Quy luật vũ trụ không theo ý cá nhân người tạo ra nó, mà là sâu xa thâm thúy đích thực trên cơ sở hình sắc của các biểu tượng mà con người tạo dựng cho hoạt động của mình.
Hình tượng trên rõ là đau thương! Phải chăng đó là sự tố khổ? Kích thích lòng hận thù? Kêu gọi trả thù, kích thích bạo lực?* Điều đó được thể hiện qua các sự kiện:
– Thập tự chinh là một loạt các cuộc chiến tranh tôn giáo, được kêu gọi bởi Giáo hoàng và tiến hành bởi các vị vua và quý tộc là những người tình nguyện cầm lấy cây thập giá với mục tiêu chính là phục hồi sự kiểm soát của Kitô giáo với vùng Đất Thánh. Quân thập tự đến từ khắp Tây Âu, và đã có một loạt các chiến dịch giữa năm 1095 và 1291. Các chiến dịch tương tự ở Tây Ban Nha và Đông Âu tiếp tục vào thế kỷ 15.
Các cuộc Thập Tự Chinh được chiến đấu chủ yếu giữa người Giáo hội Công giáo Rôma chống lại người Hồi giáo.
Đối với người Kitô giáo: Thập tự chinh là những cuộc viễn chinh anh hùng, những người tham gia thập tự chinh được xem là tiêu biểu cho sự dũng cảm và tinh thần hiệp sỹ.
Đối với người Hồi giáo: Thập tự chinh là những sự kiện đầy tàn bạo và dã man và những cuộc chiến đấu của họ chống lại Thập tự quân được gọi là Thánh chiến!
– Mở kho lưu trữ Tòa Án Vatican:
Theo báo An ninh Thế giới số ra ngày 23/10/1998; Giáo hoàng Jean Paul II đã quyết định kiểm tra lại những trang sử đen tối của nhà thờ và đánh giá chúng dưới ánh sáng Kinh Thánh Evangelle. (Tòa án Giáo hội Roma là 1 trong những điều bí mật chưa từng được Thế giới biết đến).
Giáo hoàng cho phép mở kho lưu trữ của Tòa án Giáo hội từ thế kỷ XVI, XVII, XVIII đến thế kỷ XIX để xem xét khách quan một số vụ án liên quan đến Bruno, Galileo Galilei… Thật ngạc nhiên và ghê sợ… nơi đây không ít người nhân danh đức tin vào Chúa đã dùng những lời buộc tội nặng nề nhứt, những hình án khủng khiếp nhứt để xét xử và trừng phạt những ai bị cho là chống đối Giáo hội. Trong suốt 5 thế kỷ kể từ lúc Giáo hoàng Innocent IV sáng lập ra Tòa án vào năm 1552: Tòa án đã truy bức giết hại từ 1 triệu đến 10 triệu người, đa số thiêu chết trên giàn lửa. Người ta tra tấn, đánh đập, giết chóc rồi cẩn mẫn ghi chép tội ác và lưu trữ chúng cho đến ngày nay. Nổi bật là Tòa án Giáo hội Tây Ban Nha sáng lập những năm 70 thế kỷ 15 theo yêu cầu của tu sĩ Dominica – Alongso de Oheida, chỉ riêng năm 1481, quan tòa đầu tiên Tomas Torkvemada đã ký lệnh xử tử bọn “tà đạo” vào những ngày lễ lớn, chính ông đã ra lệnh thiêu 12.000 người Do thái trên giàn lửa chỉ vì họ không chịu làm dấu thánh.
Nạn nhân nổi tiếng nhứt là Giordano Bruno bị nghi ngờ là “tà đạo”, nhưng Bruno chạy thoát khỏi bàn tay trừng phát của Tóa án Giáo hội, năm 1592 sau khi lang bạt khắp Anh, Pháp, Thụy sĩ, Đức, đến Venexia Bruno bị bắt và giao cho Tòa án Giáo hội, sau gần 7 năm nằm trong ngục tối, 1 hội đồng chánh án gồm 9 hồng y giáo chủ đã kết tội Bruno như là “tà đạo bướng bỉnh không biết ăn năn hối lỗi”, ngày 17/2/1600 hội đống quyết định đem Bruno ra thiêu sống ở Campo del Fiori.
Người thứ hai là Galileo Galilet năm 1633 đã kiên quyết bảo vệ chân lý khoa học “Trái đất quay xung quanh Mặt Trời” trước Tòa án Giáo hội, ông bị xử tù chung thân và quản thúc tại gia cho đến lúc chết.
Tiếc rằng Vatican chỉ cho phép các nhà sử học chỉ được xem hồ sơ từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, còn hồ sơ thế kỷ XX họ vẫn không đồng ý tiết lộ!!!
Thập tự chinh và các tội ác của Tòa án Vatican đã là quá khứ, nhưng hậu quả của nó: “Thánh chiến” càng sâu đậm hơn đối với người Hồi giáo hiện tại, sự đối đầu giữa 2 thế lực ngày càng quyết liệt, gây thảm họa nặng nề cho nhân loại.
2.- Hồi giáo:
Hồi giáo dùng hình tượng “Trăng lưỡi liềm và ngôi sao”.
Mọi người đều biết Trong vũ trụ trăng là âm, Theo Kinh dịch âm là u tối, tiêu cực; trong âm có Thiếu âm, Thái âm; Thiếu âm là cùng hung cực ác; và Theo Kinh dịch số lẻ là dương, số chẳng là âm; vậy số 2, 4 là thiếu âm.
Số 2 : HỔN ĐỘN VI ĐỊNH
Thuở trời đất chưa minh định, tam tài chưa thuyết minh, chẳng lấy gì làm căn bản và lập quy củ, nên thường xảy ra tiến thoái không quyết đoán trước được. Số nầy chỉ sự hỗn độn, hàm chứa sự hung ác cùng cực, trong ngoài đối nghịch, thường khổ vì bất an.
Số 4 : SÓC THỂ HUNG BIẾN
Mọi sự hoạt động điều bị khiếm khuyết. Đại khổ nạn, tai họa liên miên, cực nhọc mà không việc gì hoàn chỉnh.
Trong vũ trụ từ Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời đều có thể gọi chung là sao, ngôi sao kề cận Trăng là Trái Đất, Trăng lưỡi liềm bao hàm ngôi sao là bao hàm Trái Đất. Hồi giáo tu hướng về Thần linh là đấng ban phúc giáng họa (quyền hành pháp) dùng biểu tượng trên là đem điều xấu xa, tai họa đến cho Trái Đất. Thực tế những cuộc “Thánh chiến” mà Hồi giáo phát động, nhứt là những cuộc đánh bom tự sát, hành quyết con tin.
Các cuộc đánh bom không phân biệt bất kỳ ai, giết càng nhiều người càng tốt! Việc hành quyết tập thể là chưa từng có trong bất cứ tổ chức chính trị xã hội nào! Nói rằng đánh bom tự sát sẽ được Trời Thần rước lên cõi trên! Không! Không thể Chúa hay Thánh nào khiến làm việc thất đức như vậy, điều đó chỉ gây đau thương cho con người, và người đánh bom chỉ thiệt thân oan uổng và khổ ải cho vong hồn mà thôi!
Hướng lên Thiên Thần là lực lượng ban phúc giáng họa nhưng biểu tượng hung hiểm, cánh đạo chỉ giáng họa mà không có ban phíc. Và sự bạo tàn là tự làm cho minh suy yếu, thất bại; sự kiện điển hình là:
Tháng 6 năm 2014: 800 thành viên IS đẩy lùi 30.000 quân Iraq được trang bị đầy đủ, bắt sống hơn 1.000 binh sĩ, IS tiến sát Bagdad có nguy cơ thất thủ (đó là sự bạc nhược về tinh thần của đội quân Iraq được gây dựng theo kiểu chuyên nghiệp của phương Tây, đi lính được coi là một nghề kiếm sống). Nhưng sau khi IS tung video hành quyết tập thể 1.700 lính Iraq tại một căn cứ quân sự gần Tikrit, tình thế thay đổi, binh sĩ Iraq quyết chiến chống và từng bước đẩy lùi IS.
Về Đối nội thì các Quốc gia Hồi giáo dùng chính sách cai trị hà khắc với dân, nhứt là đối với phụ nữ: Hồi giáo buộc nữ giới phải bịt mặt khi ra ngoài: Kinh Koran đã qui định chế độ y phục của phụ nữ hết sức khắt khe là: "Phụ nữ phải mặc che kín hoàn toàn, không được để lộ một phần nào của thân thể trước mặt bất cứ một người đàn ông nào, bao gồm cả mặt và tay". (They dress up completely without showing any part of their bodies, including face and hands to any man – Koran 33:53).
“Đeo mạng che mặt là điều bắt buộc của người phụ nữ, ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của gia đình và dòng họ; và danh dự người phụ nữ phụ thuộc vào phẩm giá, tiết hạnh của mình”. Làm cho phụ nữ sống trong bóng tối, không tham gia vào các hoạt động xã hội.
———-
So sánh Quan hệ 3 tôn giáo: Kitô giáo, Hồi giáo và Phật giáo trong vòng vận hành Thế – Thiên với mạch điện :
– Trong mạch điện Acquy là Thái cực (dương) phát năng lượng ra qua dây (dương) điện, đến vật dụng điện, qua dây (âm) trở về nguồn.
– Trong quan hệ Thế – Thiên thì Thiên chúa (dương) ban mệnh lệnh – các Thiên Thần (dương) mang mệnh Trời phân bố xuống – Chúng nhân thu nhận và bộc lộ ra – Phật (âm) đại diện mang về Thiên Chúa.
Theo kinh dịch dương với dương, và âm với âm đối lập, còn âm với dương hòa hợp, không có đối lập. Trong tu luyện thì Kitô giáo hướng lên Thiên chúa (dương), Hồi giáo hướng lên Thiên Thần (dương), Phật giáo hướng về Phật (âm). Do đó Phật giáo với Kitô giáo và với Hồi giáo là âm với dương không có đối lập; Kitô giáo và Hồi giáo là dương với dương đối lập nhau. Những Thập tự chinh, Thánh chiến trước nay biểu hiện rõ điều đó.
Mặt khác âm với âm đối lập ít hơn dương với dương, như 2 con gà mái đá nhẹ hơn 2 con gà trống.
“Trong quá trình phát triển theo thời gian, hầu như không có tôn giáo nào thoát khỏi tệ nạn phân hóa. Tuy nhiên mức độ khác nhau” như Phật giáo Đại Thừa, Tiểu Thừa (cùng âm) không bao giờ chém giết nhau. Trái lại, Kitô giáo và Hồi giáo các nhánh cùng (dương với dương) đã đi đến sự phân hóa sau các cuộc xung đột gay gắt và luôn luôn kéo theo các cuộc "thánh chiến" đẫm máu trong nhiều thế kỷ:
– Kitô giáo: Điển hình là sự phân hóa của Công Giáo La Mã: Công Giáo Đông Âu tách rời năm 1052 để biến thành Chính Thống Giáo, Công Giáo Anh ly khai trong thế kỷ 16 biến thành Anh Giáo và phong trào cải cách tôn giáo do Luther khởi xướng vào đầu thế kỷ 16 cũng đưa đến sự ly khai khỏi Công Giáo La Mã để hình thành các giáo phái Tin Lành. Tất cả các tôn giáo và giáo phái ly khai đều đã bị Công Giáo dùng sức mạnh quân sự đàn áp trong máu lửa.
– Hồi giáo: Tình trạng phân hóa của đạo Hồi đã xảy ra rất sớm vì nó đã diễn ra chỉ vài chục năm sau khi giáo chủ Muhammad qua đời. Hậu quả của sự phân hóa này đã làm thiệt mạng nhiều chục triệu tín đồ Hồi Giáo trong 14 thế kỷ qua và hiện nay vẫn còn tiếp tục.
Sự phân hóa của đạo Hồi là sự phân hóa đẫm máu nhất và lâu dài nhất trong lịch sử các tôn giáo trên thế giới. Rõ nhất là các dòng: Sunni, Shia, Sufism thanh toán nhau dẫm máu gần đây.
Sở dĩ các tôn phái Hồi giáo thanh toán trắng trợn nhau, còn Kitô giáo trầm lặng mà mạnh mẽ hơn trong tổng thể, là vì Hồi giáo hướng về Thần là quyền hành pháp thực hành quyết liệt. Còn Kitô giáo hướng về Thiên chúa đấng lãnh đạo với chiến lược tổng thể cao sâu và có tính tổ chức chặt chẽ hơn, không để lộ sự phản ứng.
Kinh dịch nói “Tán ra ngoài là dương, thu vào trong là âm”, theo đó Thiên chúa, Thiên Thần (dương) chỉ có ban ra, phán xuống chớ không có mang trở về; chỉ Phật (âm) mới có mang tâm tư nguyện vọng cái nhân của chúng nhân về Thiên chúa, do đó phải tu theo Phật mới đúng lẽ; cần hiểu rõ là tu Phật cũng là tu về Thiên chúa, nhưng là thông qua Phật đại diện cho mình để đi lên.
3.- Phật giáo:
Phật giáo thờ tượng Phật thiền định; một hình ảnh từ bi bát ái tốt đẹp. Phật giáo luôn dạy các Phật tử kính Thiên tưởng Phật, tu nhân tích đức, làm điều thiện, cấm làm điều ác như ngũ giới cấm… Nhìn vào tượng Phật không ai có thể tìm ra sự bạo tàn, hung ác nào tiềm ẩn trong đó cả. Sự tốt đẹp được thể hiện rõ: Phật giáo nói chung, Phật tử nói riêng luôn nói và làm điều tốt lành, chưa từng có việc làm trái đạo lý. Đó chính là điều kiện cho con đường đưa nhân loại tiến hóa sắp tới.
Nhưng Phật dạy phải buông bỏ, không chấp, thờ tượng là chấp…. Đúc cốt tượng thờ là hình thức (âm) không mang chút gì về quy luật vũ trụ. Khiến cho Phật giáo khiếm khuyết cả về giáo lý lẫn thực hành, biểu hiện qua 4 nhược điểm:
a/- Về giáo lý: Phật giáo khuyên con người chí tâm tu luyện để đến khi viên tịch được về cõi Tây phương Cực lạc:
Cực lạc còn được gọi là An lạc quốc (安樂國), là tên của Tây phương Tịnh độ, nơi Phật A-di-đà tiếp dẫn.
Tịnh độ được tạo dựng nhắc đến trong các kinh điển Đại thừa. Tịnh độ tông cho rằng nhờ lòng tin kiên cố nơi Phật A-di-đà và kiên trì niệm danh hiệu của ngài, cùng giữ đúng các hạnh (chọn đại hạnh bỏ tạp hạnh) hành giả sẽ được tái sinh nơi cõi này và hưởng một đời sống an lạc cho tới khi nhập Niết-bàn.
Theo Kinh dịch "Vạn sự vạn vật đều cùng nguyên khí; biết phần tử thì biết cả vũ trụ". Trên hành tinh không có bất cứ nơi nào để con người hưởng lạc; trên Thượng giới cũng vậy, chắc chắn không có nơi nào để người tu hành tốt đến để đến hưởng cực lạc.
Còn nói việc nhập niết bàn (thành Phật) có thật không? Từ tạo Thiên lập Địa đến nay có hàng tỷ tín đồ qua đời có mấy ai thành Phật?
Con người được tạo hóa cho sinh ra ở 1 cõi là do Thiên định, tu để lên Niết bàn, lên cõi Tịnh độ bỏ Trái Đất là không hợp lòng Trời và thực tế không có cái gọi là cõi Tịnh độ hay Niết bàn để mà mong đợi.
Vậy con người tu có thể lên Thượng giới không? Điều đó là khó, nếu không nói là không! Bởi trong Thiên kỷ 3 hàng tỷ người cùng tu luyện thì có thể có 1 hoặc 2 người xuất sắc nhất được bề trên rước lên để cùng gánh vác việc của Thượng giới, chớ tuyệt nhiên không có việc rước lên để hưởng lạc, với tỷ lệ ấy mà tu vọng tưởng lên trên là ảo tưởng, không thể thành đạt.
b/- Khiếm khuyết nghiêm trọng khác:
Giáo lý Phật giáo: Tứ diệu đế nói về tính chất của khổ như sau: “Sinh là khổ; già là khổ; bệnh là khổ; chết là khổ; nói tóm lại: mọi thứ dính líu đến Ngũ uẩn là khổ.” (sanh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tữ khổ). Và thẳng thắn nhìn nhận “Phật giáo nỗ lực chấm dứt sanh – lão – bệnh – tữ”!!! Tóm lại Phật giáo nói “Sanh – Lão – Bệnh – Tữ” là khổ, phải siêu thoát không còn sinh lão bịnh tữ.
Kinh dịch nói: “Vạn vật qua 4 giai đoạn Thành, Thịnh, Suy, Hủy như sáng, trưa, chiều, tối; xuân, hạ, thu, đông. Sanh – Lão – Bệnh – Tữ, cũng là Thành, Thịnh, Suy, Hủy vậy. Đó là luật Trời, tu là phải theo luật Trời, siêu thoát không còn sinh lão bịnh tữ là đi ngược luật Trời, không thể xem là đúng được.
Trái lại Chúng tôi nói “Sanh – Lão – Bệnh – Tữ” là phúc của nhân loại.
Để kiểm nhận chúng ta cần biết Trời là gì? Người là gì?
– Trời là đấng tối cao về tinh thần cai quản ở những cõi nhứt định.
– Người là Trời bậc thấp nhứt của vũ trụ; với 3 lý do:
+ Người có tinh thần cao nhứt chỉ huy muôn loài trên Trái Đất.
+ Hình thể của người là hình thể của Trời, Phật.
+ Theo Từ điển thì Thiên thượng là Trời trên, người tại thế là Thên hạ.
+ Được tạo hóa sinh ra làm Trời 1 cõi là phúc chớ sao gọi là khổ được. Chúng ta có thể phân tích sâu hơn điều nầy như sau:
+ Sanh: Như trên đã nói, được Tạo hóa ban cho làm Trời một cõi là phúc của con người, chỉ sinh làm muông thú đâu mới là khổ. Có quan niệm rằng con người sanh ra chào đời bằng tiếng khóc là biểu hiện của sự khổ. Không phải vậy! Khóc không phải chỉ là biểu hiện của sự khổ! Mà khóc là biểu hiện của cảm xúc trong lòng người trước sự kiện quan trọng xảy ra, như người thân lâu ngày gặp lại người ta cũng khóc (một sự cảm xúc của niềm vui tột đỉnh đột ngột), đứa trẻ được sinh ra là cái vía vật vờ vất vưởng được gia trì vào thể xác là đột ngột có 1 cơ ngơi đồ sộ, (nó cũng là cảm xúc về niềm vui tột đỉnh), đó chính là nguyên nhân con người quên đi quá khứ khi luân hồi chớ không phải là ăn cháo lú hay uống nước sông Nại Hà như 1 số người hiểu lầm*.
+ Lão: Sách Tử vi có nói con người có 3 cái phúc là: Phúc thọ, phúc lộc, phúc tụ. Theo đó lão là phúc, già mà gia đình yên ấm, con cháu tề tựu báo hiếu là phúc. Mỗi dòng tộc có cây cổ thụ đức độ là phúc của tộc ấy.
+ Bịnh: Bịnh cũng là phúc, mỗi người trước khi chết có bịnh nhẹ như nhức đầu, chóng mặt khó ở, thông báo cho con cháu tề tựu, mỗi đứa lo 1 việc cơm, cháo, thuốc thang báo hiếu; quan trọng là tâm sự, dặn dò con cháu những điều cần thiết trước khi ra đi, đó là cái phúc, còn nếu chết bất đắc kỳ tữ ngoài đường hay nằm ngủ chết luôn là không có phúc.
+ Tữ: Tữ cũng là phúc, bởi có tữ mới có sanh, con người luân hồi kiếp sau cao hơn kiếp trước tạo nên sự tiến hóa của nhân loại, nếu từ thời ăn lông ở lổ đến nay mà không có tữ sanh thì con người sao có sự văn minh tiến hóa hiện nay?
Sự cao siêu nhất của Phật giáo trên hành tinh là các Đạt Lai Lạt Ma: Truyền thống hóa thân tái sinh là một trong những đặc điểm huyền bí nhất của Phật giáo Mật tông Tây Tạng. Khi hóa thân chết đi, những bậc này có thể lựa chọn tái sinh để tiếp tục công cuộc hoằng hóa còn dang dở.
Hóa thân tái sinh vẫn giữ được ký ức về đời sống lúc trước. Dòng tái sinh Đạt Lai Lạt Ma bắt nguồn từ vị đầu tiên là Gendun Drupa (1391 – 1475), Suốt 2 năm sau đó, các đệ tử liên tục tìm kiếm và cuối cùng đã xác định được hóa thân tái sinh của Gendun Drupa là một cậu bé 2 tuổi sống tại vùng Tsang, miền trung Tây Tạng. Tương truyền đó là Pema Dorjee (tục danh của Đạt Lai Lạt Ma thứ 1), cậu bé được đưa về tu tập với pháp danh Gendun Gyatso (1475 – 1542) và trở thành Đạt Lai Lạt Ma thứ 2. Cứ thế, mỗi đời Đạt Lai Lạt Ma trước khi viên tịch tái sinh dòng sau, đến nay là Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 – NV).
Sự tái sinh làm cho các dòng sau hạnh tu và giáo lý cao sâu hơn trước, và xin nói thêm sở dĩ có tái sinh ấy là do họ không quan niệm tu chống Sanh – Lão – Bệnh – Tữ như Phật giáo ở trong nước hiện nay.
Trên hành tinh có hằng trăm triệu nơi chạm cốt tượng để thờ, chắc chắn Phật không thể phân Thần ra gia trì ra vào tất cả! Vậy cốt tượng có hồn không? Có! Nhưng không là hồn Phật!
Giáo lý Phật giáo nói “chấm dứt sanh – lão – bệnh – tữ”! Không thành Phật cũng không luân hồi, vậy các Thầy tăng viên tịch đi đâu? Linh hồn của các tượng Phật chính là hồn các vị tăng viên tịch, theo hạnh tu khác nhau mà gia trì vào các tượng Phật từ lớn đến nhỏ. Các vị cao tăng như vậy tạm yên, các vị sư nhỏ nhứt không còn cốt tượng thì ở đâu? Các Phật tử tu tại gia ở đâu? Chắc chắn họ bu quanh các bàn thờ khác trong chùa hay ở gia đình, đến các dịp cúng vía, cúng rằm đến chùa để nghe kinh, hưởng hương hoa… cõi thế hiện vẩy đầy phần âm 1 phần là do nguyên nhân đó.
Khổ nhất của con người là chết không được luân hồi, làm hồn ma vất vơ không có 1 tấm thân để nương tựa; tu mà chống luân hồi vô tình làm cho người ta khổ hơn khi chết! Không luân hồi cũng là cản trở sự tiến hóa của nhân loại!
c/- Cạo tóc:
Chúng tôi có hỏi 1 vị cao tăng trụ trì chùa: Cạo tóc để làm gì? Ông trả lời: “Chỉ làm cho mình khác hơn người để nhắc nhở mình đã thoát tục, ngoài ra không có ý nghĩa gì khác”.
Con người sinh ra các bộ phận cơ thể đều có tác dụng, lông là 1 phần của bộ hô hấp, đầu là nơi chứa óc kết tinh tinh thần chỉ huy mọi hoạt động (khi ta ngủ tinh thần ở não vẫn hoạt động chỉ huy mọi sinh hóa của cơ thể, “Thần thải” tạo ra liên tục), tóc nhiều là để đủ sức để giải phóng những “Thần thải” ấy, cạo tóc làm nghẽn mạch khí thải không thoát được, làm con người không thông thoát, chỉ suy nghĩ lẫn quẫn chung quanh việc tu hành, không có hiểu sâu rộng các vấn đề khác trong xã hội, và chỉ tu cho bản thân không có việc giúp đời, trong khi Cao Đài, Hòa Hảo luôn gắn liền với việc trị bịnh từ thiện giúp đời.
Sự cao siêu nhất của Phật giáo trên hành tinh là các Đạt Lai Lạt Ma: Truyền thống hóa thân tái sinh là một trong những đặc điểm huyền bí nhất của Phật giáo Mật tông Tây Tạng. Khi hóa thân chết đi, những bậc này có thể lựa chọn tái sinh để tiếp tục công cuộc hoằng hóa còn dang dở.
Hóa thân tái sinh vẫn giữ được ký ức về đời sống lúc trước. Dòng tái sinh Đạt Lai Lạt Ma bắt nguồn từ vị đầu tiên là Gendun Drupa (1391 – 1475), Suốt 2 năm sau đó, các đệ tử liên tục tìm kiếm và cuối cùng đã xác định được hóa thân tái sinh của Gendun Drupa là một cậu bé 2 tuổi sống tại vùng Tsang, miền trung Tây Tạng. Tương truyền đó là Pema Dorjee (tục danh của Đạt Lai Lạt Ma thứ 1), cậu bé được đưa về tu tập với pháp danh Gendun Gyatso (1475 – 1542) và trở thành Đạt Lai Lạt Ma thứ 2. Cứ thế, mỗi đời Đạt Lai Lạt Ma trước khi viên tịch tái sinh dòng sau, đến nay là Đạt Lai Lạt Ma thứ 14).
Sự tái sinh làm cho các dòng sau hạnh tu và giáo lý cao sâu hơn trước, Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 là người đại diện Phật giáo xuất sắc hiện nay trên thế giới; xin nói thêm sở dĩ có tái sinh ấy là do họ không quan niệm tu chống Sanh – Lão – Bệnh – Tữ.
Nhưng các Đạt Lai Lạt Ma cũng cạo tóc, suy nghĩ, việc tu của họ cũng chỉ bó hẹp trong cá nhân, không quảng bá rộng rãi, không có tác dụng giúp đời!
Trong khi các tôn giáo khác như Kitô giáo các đạo hữu hoạt động đủ mọi ngành nghề trong xã hội, còn Phật tử của Phật giáo chỉ biết có tu và tu. Lẽ ra phải hòa đồng với cộng đồng, nhứt là vào Hội Long Hoa tới. Thiên kỷ 3 “thống nhứt giáo lương” mọi người vừa tu vừa hoạt động xã hội, không thể đều cạo tóc chỉ tu không có hoạt động xã hội!
d/- Gõ mõ tụng kinh:
Gõ mõ: Ở chùa hay Phật tử tu tại gia mỗi ngày đều gõ mõ tụng kinh, nhứt là vào 4 giờ khuya.
“Tiếng chuông phát ra âm thanh lắng đọng, đêm khuya nghe tiếng chuông lòng chúng ta sẽ lắng đọng, thanh thản, phiền não dường như tiêu tan”. Con người thường quen, “ghiền” với những việc làm thường xuyên thành thói quen, như hút thuốc, nhứt là a phiện, uống rượu, đánh bài, quan hệ trai gái, thậm chí tập thể dục người ta nghiện với nó, đang tập thể dục mỗi ngày mà đột ngột ngưng sẽ gây hại, nghe chuông mõ thường xuyên người ta sẽ cảm nhận sự thanh thản trong lòng, đó chỉ là ảo giác chớ tiếng chuông mõ không có chức năng ấy.
Trong thực tế vào những thời điểm đó thay vì gõ mõ tụng kinh, ta thiền định thả lỏng tinh thần thì sự thanh thản chắc chắn sẽ cao hơn, đặc biệt là Thiền còn đem lại sức khỏe, mở mang trí huệ, đó là do khí thiêng của Trời tạo ra, bấy giờ nếu có tiếng chuông mõ việc thiên định sẽ rối loạn.
Do đó gõ mõ tụng kinh chỉ có tác dụng mời gọi âm hồn đang chơi vơi lạc lõng tập trung về chùa nghe kinh, hưởng hương hoa… cũng có tác dụng nhứt thời với người mới vào đường tu, nhưng càng về sau càng phản tác dụng, chỉ tốn thời gian không đem lại lợi ích gì, mà còn làm người ta u mê, nhứt là thiên kỷ 3 thống nhứt giáo lương cần nhiều sự yên tỉnh sau những giờ lao động để tu luyện chớ không thể toàn cầu đều gõ mõ tụng kinh.
4.- Cao đài giáo:
Đạo Cao Đài là 1 nhánh của Phật Giáo nên hình tượng thờ cũng hiền hòa, không có chút gì về sự vọng động, bạo lực, cái đức của Đạo Cao Đài cũng đẹp đẽ, một nhân tố tốt cho bước Hòa đồng nhân loại sắp tới.
Về hình tượng thờ: Bên trên là con mắt “Thiên nhãn” biểu hiện mắt Thần của đấng Chí Tôn nhìn thông thấu khắp Thiên hạ. Kế đến (theo thứ tự từ trên xuống):
– Hai bên là Chữ và hình Nhật Nguyệt.
– Thích ca ở giữa, 2 bên là Lão Tử, Khổng Tử.
– Lý Thái Bạch ở giữa, 2 bên là Quán Âm và Quan Thánh Đế Quân.
– Dưới là Jésu
– Dưới nữa là Khương Thượng Tử Nha.
Hình tượng trên có những khiếm khuyết:
– Mắt Thiên nhãn Đấng Chí Tôn trên đài cao nhìn xuống là hình bằng mắt thịt!
– Trời và người có cơ thể giống nhau, các bộ phận cơ thể có chức năng như nhau. Trong con người mắt chỉ là 1 trong các giác quan, còn thiếu cái quan trọng khác như tai nghe… mặt khác mắt (âm) chỉ nhìn thẳng, không thể nhìn thấu tận mọi ngõ ngách.
Trời quán xuyến đối với Trần gian thâm thúy, toàn diện, không chỉ thấy rõ những cử chỉ lời nói, việc làm, mà ngay cả những ý nghĩ, chưa bộc lộ ra bằng hành động bề trên cũng thấu đáo, trong khi mắt không thể nhìn được cái vô hình tiềm ẩn bên trong chưa bộc lộ ra.
Quán xuyến cơ thể con người là Tinh Thần kết tinh ở não. Nguyên lý nhận và vận hành khí ở cơ thể người là: Hỗn hợp Quang – Từ – Nhiệt – Thủy – Khí ta hít vào vào đến ấn đường (mí giáp giữa 2 chân mày) nơi đây vừa tiếp nhận vừa tách nhiệt ra khỏi hỗn hợp khí nguyên sinh… Quang – Từ lên não gia trì nên tinh thần trí tuệ điều hành mọi sự vận động của cơ thể, Quang – Từ phối hợp nhau tạo nên sự nhanh nhạy trong nắm bắt thông tin và điều hành mọi sinh hóa và hoạt động của người và vật (xin xem mục C3b bài viết Định luật hấp thu chuyển hóa năng lượng). Khí linh ấy cũng tạo nên Tinh Thần của đấng tối cao. Tinh Thần là yếu tố chỉ huy, điều khiển mọi hoạt động, suy nghĩ cũng là hoạt động tinh thần. Đấng tối cao quán xuyến mọi mặt đối với trần gian kể cả hoạt động tâm linh là từ linh khí ấy, chớ không phải bằng mắt thấy; hàng ngày con người hít thở khí Trời là đặt mình vào sự quán xuyến của Trời vậy, do đó hình ảnh mắt Thiên nhãn không đủ nói lên tính thâm thúy của Thượng đế. Đặc biệt Thiên niên kỷ 3 “tam tứ giáo quy nguyên”, “thống nhứt giáo lương”, toàn nhân loại không thể dùng biểu tượng mắt thiên nhãn ấy.
– Nhựt Nguyệt vừa là hình vừa chữ (chú thích) là thừa.
– Khẩu hiệu của cánh Đạo là “Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ” nhưng đứng kế mắt Thiên Nhãn là Phật Thích Ca, trong khi Thiên kỷ 3 là Phật Di Lặc cứu thế chớ không phải là Thích Ca. Do đó khẩu hiệu “Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ” trở nên lạc lõng: Phổ độ những ai? Phổ độ bằng cách nào? Cánh đạo không có nội dung cụ thể.
– Bên dưới là nhiều vị đại diện các tôn giáo khác nhau (chỉ thiếu Hồi giáo), thành ra một sự hỗn tạp trong biểu tượng thờ.
Người đưa ra biểu tượng nhằm “Tổng hợp” các Tôn giáo (trong ý niệm Tam tứ giáo quy nguyên), nhưng không những không được ứng “Tổng hợp” mà ngược lại là sự phân hóa, cánh đạo tuy nhỏ mà phân chia nhiều nhánh nhứt, không thống nhứt nhau:
Phân hóa nội bộ:
12 chi phái Cao Đài: Cao Đài mười hai chi phái là một thuật ngữ thường dùng trong các tín đồ đạo Cao Đài thuộc các chi phái, trừ Tòa Thánh Tây Ninh, được dùng để chỉ toàn thể đạo Cao Đài không phân biệt tông phái.
Nói 12 phái Cao Đài là một hình thức ước lệ để chỉ toàn bộ tôn giáo Cao Đài, dù trên thực tế số chi phái Cao Đài có thể nhiều hơn 12. "40 năm lịch sử Ðạo Cao Ðài đã liệt kê ra được 35 Chi phái (Dẫn theo Cao Đài Từ điển).
Mâu thuẫn của Cao Đài đã xuất hiện từ những ngày đầu tiên, khi ông Ngô Minh Chiêu từ chối ngôi Giáo Tông, tách ra và lập nên phái Chiếu Minh để theo đường tu tịnh luyện, nội bộ Cao Đài bắt đầu bị chia cắt. Từ đó, những chức sắc cao cấp, vốn có những quan điểm bất đồng trong việc hành Đạo cũng bắt đầu tách ra riêng để "thể hiện bản lĩnh của mình" **.
Xem thêm nơi link: http://thuvienhoasen.org/a9461/dao-cao-dai-bach-khoa-toan-thu-mo-wikipedia.
5.- Đạo Hòa Hảo:
Hòa Hảo cũng là 1 nhánh của Phật Giáo, Tính chất của cánh đạo cũng hiền hòa, đạo đức như Phật giáo mà việc thờ cúng đơn giản hơn; và còn có nhiều hoạt động từ thiện thiết thực như trị bịnh từ thiện… mà Phật giáo ít quan tâm.
Hòa Hảo thờ ảnh Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ và miễn lạy, một tiến bộ làm con người ít mê tín, Thờ hình có đơn giản hơn gần giống như thờ cúng tổ tiên trong gia đình, người đến với Đạo Hòa Hảo tự nhiên, bình thản hơn nhiều.
Nhưng thờ hình cũng là hình thức (âm) không mang chút gì về quy luật vũ trụ. Trong khi biểu tượng của việc tu luyện cần có chiều sâu triết lý sống.
———
Hòa Hảo và Cao Đài cùng giống nhau về nhiều mặt, trong đó có cách tu luyện: so với Phật giáo chủ yếu tu tâm, Thiền nhằm tìm đến sự thanh thản về tinh thần; trong khi Hòa Hảo và Cao Đài thiền là tu ân điển; nhiều vị đã đạt đỉnh cao là tìm đến được sự gia trì của bề trên. Khi cần điều gì họ hỏi, được bề trên chỉ dẫn đúng mực, việc đó vô cùng cao siêu, quan trọng, chỉ những người công đức lớn mới có, chớ không phải dễ ai được; có thể nói Cao Đài và Hòa Hảo tu luyện cao nhứt nhì so các tôn giáo khác hiện nay; họ tự hào với thành quả ấy là có lý.
Nhưng thờ hình cũng là hình thức (âm), không mang tính triết lý nào, do đó việc tu luyện có thể nói là cao siêu, nhưng cũng dừng lại ở đó, không thể tiến triển cao hơn, bởi tu ân điển là phải dựa vào sự gia trì của 1 vị “Thần” ở trên. Giống như ở trần gian, trên thượng giới 1 vị phụ trách 1 công việc và chỉ biết việc ấy, không thể biết tất cả, các tu sĩ muốn thông thái mọi việc cần phải tham khảo với những vị “Thầy” tại thế khác, nhưng nội bộ hai cánh đạo bị chia cắt không có sự thống nhứt nhau, họ không làm điều đó, tri thức bị hạn chế; Thiên niên kỷ 3 “tam tứ giáo quy nguyên” “thống nhứt giáo lương” hằng tỷ người cùng tu, mỗi người dựa vào 1 vị thì có phải hàng tỷ vị Thần Tiên gia trì cho, hay 1 vị Thần Tiên gia hộ cho nhiều người? Trường hợp đó không khỏi có sơ suất, giống như Ngưu Ma Vương lãnh mệnh Trời mang 2 thúng hạt lúa, cỏ để rải, nhưng không làm đúng là rải hạt lúa trước, lại rải hạt cỏ trước nên bị đày vậy.
Cách tu của 2 cánh đạo đã là tốt, mặt khác họ thường có các thầy thuốc giỏi trị bịnh từ thiện thể hiện rõ cái tâm trong sáng, đáng được duy trì, quảng bá; nhưng do điều kiện nào đó không còn sự hộ trì của bề trên thì hành giả mất cả, không để lại được gì cho thế hệ sau, do đó không nên dừng lại chỉ nhờ sự gia trì của trên; cần bổ sung huệ điển mà Quy Nghĩa vạch ra với cách tu luyện thâm xa hơn: tu huệ điển với kết quả cao nhứt là khai đại huệ thành Thánh thế, như đức Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, tại nên trí huệ vĩnh viễn cho mình, đó mới hoàn chỉnh. Mặt khác trước khi đạt đến kết quả ấy thì trí huệ cũng được khai mở từng phần, làm được nhiều việc giúp đời trước mắt và lưu lại cho hậu thế; đồng thời cách tu còn có nội dung về quan hệ Thiên Nhân thiết thực giúp đời sâu rộng hơn.
Ngoài ra cần phải chuyển đổi biểu tượng thờ. Nhứt là thiên niên kỷ 3 tam tứ giáo quy nguyên, 1 biểu tượng mới hoàn hảo hơn là điều thiết thực vậy.
6.- Hiếu Nghĩa:
Hiếu Nghĩa cũng từ gốc Bửu Sơn Kỳ Hương như Hòa Hảo, nhưng cánh đạo giữ nguyên cách thờ của Bửu Sơn Kỳ Hương là thờ Trần điều:
Bức trần điều, tức tấm tranh màu đỏ, tượng trưng cho sự tốt đẹp. Khi xưa Đức Phật Thầy Tây An khai sáng Tông phái Bửu Sơn Kỳ Hương, Ngài dạy mỗi tín đồ thờ trên ngôi Tam Bảo một bức Trần điều (đỏ) chớ không thờ tượng cốt chi hết, để tượng trưng cho tinh thần vô vi và tình thương yêu nhân loại muôn thuở của dân tộc ta.
“Ngôi Tam Bảo hãy thờ Trần Đỏ,
Tạo làm chi những cốt với hình”.
Có thể nói thêm về màu đỏ:
Màu đỏ là Hỏa 1 trong 5 chất khí của Trời Đất, Mặt Trời phát từ – quang – nhiệt cung cấp cho Thái dương hệ, là năng lượng hoạt động mọi mặt: cơ học, sinh lý vật; điện ta xài chính là từ – quang – nhiệt hấp thu của Mặt Trời vận hành trong dây dẫn (xem thêm mục C Định luật Hấp thu cuyển hóa năng lượng). Trong cơ thể người đỏ là huyết biểu tượng cho sinh khí vận động của người và vạn vật, kết tinh ở tim nó tạo nên khí khái, nhiệt tình, đức độ con người.
Trong khi các Tôn giáo đều dùng hình thức (âm) để thờ cúng, thì duy nhứt Bửu Sơn Kỳ Hương Tứ Ân dùng Trần điều mang ý nghĩa triết lý của Kinh dịch, do đó họ có giáo lý cao sâu hơn cả:
Tôn chỉ hành đạo của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa là "Hành Tứ ân – Sống hiếu nghĩa". Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa không thừa nhận ly gia cắt ái, không đặt ra giới luật khắt khe và không có sự phân biệt, kiêng kị khác nhau giữa chức sắc và tín đồ. Cũng giống như giáo lý của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương là Tu nhân – học Phật, nhưng đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa đã phát triển ở nhiều khía cạnh và cụ thể hóa hơn.
Về tu nhân: Đức Bổn sư Ngô Lợi dạy tín đồ Tứ Ân Hiếu Nghĩa phải tu nhân vì phải trau dồi đạo đức thì mới hoàn thành tốt công việc và sống tốt với mọi người trở thành người có ích cho xã hội. Tu nhân có nghĩa là phải thực hiện tứ đại trọng ân:
A/- Ghi nhớ Tứ ân:
– Ân tổ tiên, cha mẹ.
– Ân đất nước.
– Ân tam bảo.
– Ân đồng bào, nhân loại.
(Quy Nghĩa tiếp thu Tứ ân và có điều chỉnh chút ít).
B/- Tam cang:
– Quân Thần cang
– Phụ tử cang.
– Phu Thê cang.
C/- Ngũ thường: Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín.
(Xin xem Tứ Ân, Tam cang, Ngũ thường trong bài Quy Nghĩa trong website Cải Tạo Hoàn Cầu).
Cái đạo lý ấy là đủ và sáng ngời cho việc tu luyện của nhân loại trong tương lai.
Nhưng việc thờ ấy cũng có khiếm khuyết: Kinh dịch nói: “Van vật không có vật nào không phải là Thái cực” “Thái cực sinh lưỡng nghi” (sinh âm dương), “có cả âm dương mới có biến hóa, nếu chỉ có 1 âm hay 1 dương thì âm ấy hay dương ấy sẽ bị diệt”.
Tấm Trần điều chỉ có màu đỏ (dương), không có âm, nên cánh đạo có đạo lý tốt và đủ, nhưng nội dung tu luyện thì khiếm khuyết nghiêm trọng (tốt giáo lý, khiếm khuyết thực hành). Có vị trong Tam Bửu Tự nói: “Tu theo Hiếu Nghĩa điều quan trọng là quý trọng chữ Hiếu, đến các ngày cúng vía đến Tam Bửu Tự cầu nguyện báo hiếu cho cha mẹ (điều mà lúc cha mẹ sinh thời ta chưa làm được là đủ), có Thiền hay không cũng được”.
Tu luyện và báo hiếu cha mẹ là 2 nội dung khác nhau, không thể nhập nhằng với nhau. Tu là cho ta chớ không cho bất cứ ai! Khi tu luyện đạt được kết quả nhứt định mới nói đến việc báo cứu thế hay báo hiếu cha mẹ đã quá cố. Do đó phải tu chỉnh nội dung tu của Đạo Hiếu nghĩa cùng với thay biểu tượng thờ.
Hòa Hảo và Hiếu Nghĩa cùng từ gốc Bửu Sơn Kỳ Hương tách ra, mà mỗi cánh đạo phát triển và giữ hay không giữ đúng vốn gốc của Phật Thầy:
– Hòa Hảo ưu điểm là vừa phát triển cách Thiền định và trị bịnh từ thiện, nhưng không giữ việc thờ Trần điều.
– Hiếu Nghĩa ưu điểm là phát triển hoàn thiện giáo lý, giữ việc thờ Trần điều, nhưng khiếm khuyết việc Thiền định và ít trị bịnh từ thiện.
7.- Quy Nghĩa:
Quy Nghĩa là tu Phật, nhưng chắt lọc cái tinh túy của các tôn phái của Phật giáo kết hợp cùng một số nội dung thâm thúy khác, nhất là nội dung cách tu luyện của đức Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, (xin xem bài Mục đích Tu luyện trong website Cải Tạo Hoàn Cầu).
Do đó biểu tượng thờ của các tôn giáo khác phải bỏ, thì Biểu tượng tấm Trần điều của đạo Hiếu Nghĩa giữ nguyên, thêm chữ Vạn (卍) màu vàng.
——–
Vạn 卍 6 Muôn đức tốt lành.
——–
Ý nghĩa Biểu tượng xin xem nơi bài Tam tứ giáo quy nguyên trong website Cài tạo hoàn cầu.
———–
Cờ đỏ sao vàng*** :
Ngược lại với cách nhìn với hình thức bên ngoài ấy ta hoàn toàn có thể dùng hình tượng vừa đẹp, thanh nhã hơn nhiều với màu sắc hài hòa nhau để biểu tượng cho mối quan hệ giữa Trời đất, biểu tượng cho sự vận động phát triển của cộng đồng nhân sinh. Đó là lá cờ đỏ sao vàng, với phân tích như sau:
1/- Sao vàng 5 cánh:
a)- Ngôi sao năm cánh:
Số 5 có vị trí vô cùng quan trọng là:
+Với xã hội là 5 thành phần chính yếu: Sĩ, Nông, Công, Thương, Binh.
+Về đạo lý là: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.
+Với vũ trụ là Ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ
+Còn tại trái đất là 5 châu: Á, Âu, Phi, Mỹ, Úc.
Kinh dịch cũng nói: “Số 5, số 10 (ngũ thập) là huyền cơ của Trời đất, nó là ngôi thái cực, căn của tạo hóa. Đó là bất di bất dịch, “Thái cực là nguyên căn của âm dương (ngũ thập cư trung): số 5 số 10 cư tại cung trung, số 5 dương ở giữa, số 10 âm ở ngoài. “Vạn vật do đó mà sinh ra, chung quy rồi về đó; nếu không có số 5 là trụ cột thì không có sinh cũng không có thành, nghĩa là không có số 5 sẽ không có gì cả trong vũ trụ”.
Trung cung thổ như một hột nguyên thủy, dương nằm giữa (proton), bọc quanh là luồng âm điện (électron).
b)- Màu vàng là thổ
Thổ ở trung cung là nguyên căn của các hành, phát ra tại trung ương rồi trở về trung ương.
Thổ sinh Kim (phương tây)
Kim sinh sinh Thủy (phương bắc)
Thủy sinh Mộc (phương đông)
Mộc sinh Hỏa (phương nam)
Hỏa sinh Thổ (chính giữa)
Thổ lại sinh Kim và tiếp tục vòng bất tận ấy.
c)- Ngôi sao màu vàng ở giữa lá cờ:
Số 5 ở trung cung, màu vàng ở trung cung, ngôi sao nằm ở giữa lá cờ; cả 3 yếu tố cùng xác định vị trí trung tâm của cục diện (Trung Hoa cũng cờ đỏ sao vàng , nhưng ngôi sao ở 1 góc là không phải là trung tâm của cục diện, ngôi sao lớn, với 3 sao nhỏ một bên là biểu tượng tư tưởng nước lớn.
Cờ nền đỏ ngôi sao màu vàng:
Đỏ vàng là hai màu tương sanh: Hỏa (đỏ) sinh Thổ (vàng), mà màu vàng 5 cánh là biểu tương trái đất có 5 châu là Đại trạch Thổ; Hỏa sinh đại trạch Thổ chính là Thiên thương Hỏa, tức mặt trời.
Vậy: Cờ đỏ sao vàng là biểu tương cho trái đất được mặt trời chiếu soi truyền thụ nguồn năng lượng diệu kỳ của tạo hóa nuôi sống muôn loài trên trái đất. tức cờ đỏ sao vàng tượng trưng cho Trời đất.
Nước Việt nhỏ bé nhưng đã từng thắng oanh liệt hai đế quốc to là Pháp và Mỹ do tổng hợp nhiều nguyên nhân trong đó có sức mạnh linh diệu bởi sự ứng chiếu của Tạo hóa đối với lá cờ đỏ sao vàng huyền cơ.
Với ý nghĩa cao đẹp đó cờ đỏ sao vàng xứng đáng được chọn làm cờ chung cho cả hành tinh.
———————–
Chúng tôi khuyên mọi người hãy tiến hành tu luyện, tín đồ các tôn giáo hãy chuyển cách tu luyện đúng nhứt là: luyện cả Thần lẫn Thể: tăng cường sức khỏe kéo dài tuổi thọ và khai minh trí huệ, biến con người từ bậc thấp lên bậc cao hơn ngay trong kiếp sống hiện tại, từng bước thành Thánh tại thế; biến Trái Đất thành Thiên đàng tại thế.
Mỗi người đều có đức độ cao, tri thức sâu rộng là điều kiện cho xã hội loài người vào Hội Long Hoa với cuộc sống yên vui, thịnh vượng, hạnh phúc vĩnh cửu, trong đó nước Việt có vinh dự là nơi khai mở ra vậy.
———
Liên hệ biểu tượng một số Quốc gia****:
——–
*(Có thuyết cho rằng: Người ta khi chết đi phải qua cây cầu Nại Hà để tái sinh. Tại đầu cầu này có quán ăn, ai đi qua đó cũng được đãi ăn bát cháo. Cháo này gọi là cháo lú) Trích link: “https://www.facebook.com/nhanquabaoung123/posts/729240477142465” có thuyết khác nói: “"uống nước sông Nại Hà" quên đi kiếp trước trước khi đầu thai” Trích link: https://vi.wikipedia.org/wiki/N%E1%BA%A1i_H%C3%A0.
**, ***, **** Xem tiếp phần bổ sung nơi link: http://caitaohoancau.com/uu-nhuo%CC%A3c-die%CC%89m-cu%CC%89a-cac-ton-giao-qua-bie%CC%89u-tuo%CC%A3ng-tho-cung-tiep/