Quyển gia phả nầy chủ yếu ghi lại quan hệ 7 đời kể từ Ông Cao tằng cố tổ Nguyễn Phước Bia đến những người viết và ngang hàng những người viết gia phả, đồng thời có cố gắng ghi một phần đến hàng con, cháu, chắt những người viết gia phả.
- Mở đầu là sơ đồ quan hệ 7 đời của tộc từ Ông Cao tằng cố tổ đến những người viết gia phả.
Trong đó:
– Nam có đánh dấu (+), nữ có đánh dấu (-) trước tên và thứ.
– Các vị có 2 dòng con thì có 2 đường dẫn đến con cái.
Bảng sơ đồ có ý nghĩa:
A.- Xác định địa vị và mối quan hệ của các thành viên trong tộc:
– Hàng số thường (số nhỏ từ 1 đến 48) là bậc cô, bác, cha, chú của những người viết gia phả.
– Hàng chữ thường (chữ nhỏ từ a đến v) là bậc Ông Bà.
– Hàng chữ in hoa (chữ to từ A đến H) là bậc Cố.
– Hàng số La-mã (từ I đến IV) là hàng sơ.
Hai bậc trên nữa (Ông Cao Tằng Cố Tổ và một người con trai của Ông gọi là Ông Nội của Cố Tổ), mỗi bậc chỉ có một Ông nên không cần có ký hiệu riêng thêm.
B.- Bảng sơ đồ còn có tác dụng tra tìm các chi cần xem (có hướng dẫn rõ ở phần sau).
- Nội dung chính của quyển gia phả chia thành 2 phần:
- Phần đầu: Tóm lược các vị tiền bối đến cuối thiên niên kỷ 2:
Phần nầy ghi về các vị Tiền bối (từ Ông Cao tằng cố tổ Nguyễn Phước Bia đến bậc Cô, Bác, Cha, Chú những người viết gia phả, có ghi rõ phần mộ, riêng về họ tên, năm sinh, năm tử chỉ biết và ghi được một số vị.
- Phân chia từng chi:
Phân chi lấy theo bậc Cô, Bác, Cha, Chú những người viết gia phả, số thứ tự của chi cũng là thứ tự trong bảng sơ đồ tổng quát ở phần trước. Trong đó có dùng các ký hiệu để phân định giai cấp từng người như sau:
– Số La mã (I, II… ) là con của trưởng chi (hàng của những người viết gia phả).
– Chữ in hoa (A, B… ) là cháu nội, ngoại của trưởng chi, hàng con những người viết gia phả.
– Chữ thường(a,b… ) là chắt cố của trưởng chi; hàng cháu nội, cháu ngoại những người viết gia phả.
– Số thường(1,2… ) là chắt sơ của trưởng chi; hàng chắt cố những người viết gia phả.
III.- Cách xem gia phả:
A.- Xem mối quan hệ của các thành viên trong tộc:
Muốn xem quan hệ với nhau giữa các thành viên: Trước cần biết mỗi người là con, cháu của chi nào trong bảng sơ đồ ở phần đầu để xem xét.
Ví dụ: Xem quan hệ giữa Tám Cho, Tám Nuôi, Tư Kiệm; tra trong sơ đồ ta có:
Tám Nuôi con của chi số 16, Tám Cho con của chi số 9, Tư Kiệm con của chi số 37, vậy 3 người ngang hàng nhau (anh em với nhau).
Thứ tự các chi là 9, 16, 37, vậy Tám Cho anh Tám Nuôi, Tám Nuôi anh Tư Kiệm.
Về mức độ bà con thì: Tám Nuôi và Tư Kiệm cùng Ông Sơ (Ông sơ II): Ông Cố của Tám Nuôi anh ruột của bà cố Tư Kiệm.
Còn Tám Cho với Tám Nuôi, Tư Kiệm cùng đầu Ông nội của Cố: Ông sơ của Tám Cho (Ông sơ I) anh ruột của Ông sơ II của Tám Nuôi và Tư Kiệm, tức Tám Nuôi và Tư Kiệm gần hơn với Tám Cho một bậc.
B.- Xem các thành viên trong tộc:
a)- Phần các vị tiền bối (Từ Ông cao tằng cố tổ Nguyễn Phước Bia đến bậc Cô, Bác, Cha, Chú của những người viết gia phả thì tra từ trang 3 đến trang 8 (không cần tra mục lục cũng được).
b)- Phần từ ngang hàng những người viết gia phả trở xuống cách xem như sau:
– Trước cần biết mình thuộc chi số mấy (trong bảng sơ đồ tóm tắt).
– Kế tìm trong mục lục sẽ biết chi mình ở trang nào trong gia phả để xem.
Như trong ví dụ trên tra trong mục lục ta sẽ tìm thấy chi sốâ 9 nơi trang 26, chi số 16 nơi trang 44, chi số 37 nơi trang 92, theo đó mà xem mối quan hệ trong các chi.