Tu là sửa mình và quán tưởng đến sự uy linh của đấng tối cao. Nói chung tôn giáo nào cũng có giáo lý căn bản tốt, giáo hóa con người biết kính Thiên tưởng Phật, tôn trọng giá trị tinh thần trong cuộc sống, khuyên dạy mọi người cải sửa những tà tâm thiển ý, những ham muốn, đua chen vì vật chất tầm thường thái quá, khuyên tín đồ tu luyện bản thân và xây dựng lòng độ lượng cứu nhân độ thế, một đạo lý tốt đẹp của cái nhân trong cuộc sống.
Nhưng lực lượng tín đồ các tôn giáo đông, hầu hết chí tâm tu luyện theo các giáo lý tốt đẹp, vì sao bao đời nay chẳng thấy ai đắc đạo? Vậy tu cách nào cho đúng?
Trong đường tu ở Đại Việt xưa vùng núi Thất Sơn có đức Phật thầy Tây An Đoàn Minh Huyên (1807-1856) thành lập Bửu Sơn Kỳ Hương, làm giềng mối và sau nầy chia thành 2 nhánh:
1- Tứ Ân Hiếu Nghĩa: Đức Bổn Sư Ngô Tự Lợi (1831 –1890) lập ra đạo Hiếu Nghĩa chỉ dạy chúng nhân con đường tu chân chính. Tuy quá trình truyền thụ có bị thất tán phần nào, làm tổn hại cho cánh đạo; nhưng may mắn vẫn còn một số căn bản về giáo lý có thể tu sửa, bổ sung hoàn chỉnh để góp phần định đường tu chân chính cho chúng nhân.
2- Hòa Hảo: Đức Huỳnh Phú Sổ lập đạo Hòa Hảo.(25 tháng 11 , 1919 âm lịch-1947) Trong một lần lên núi Sam (thuộc Bảy Núi, An Giang), tiếp xúc với phái Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương, ông được trị bệnh tốt và luyện chí tu hành. Năm 1937, Đức Huỳnh Phú Sổ về làng chữa bệnh cho dân, và viết sám giảng Khuyên người đời tu niệm (1939)[2].
Hai nhánh đạo đầy đạo lý sáng ngời trong hướng dẫn chúng nhân tu luyện, bổn đạo theo ngày càng đông, nhưng cũng nhiều phen bị vấn nạn. Với lý do thâm thúy mà đến nay mọi người chưa hiểu.
Nay trên cơ sở tài liệu mới tác giả xin ghi lại đây để quý đạo hữu cùng nghiên cứu:
– Danh xưng cũ: Hiếu Nghĩa ý nghĩa và cách số (Nhân cách và Thiên cách) đều có khiếm khuyết:
Nhân cách: Nghĩa là Đạo chính. Việc nên làm; Hiếu là hiếu thảo, hết lòng thờ Cha Mẹ cũng là đạo chính, cũng là việc nên làm.
Hai từ cùng chứa nội dung là sự nhấn mạnh, mà nhấn mạnh mặt này thì sẽ xem nhẹ mặt khác. Thực tế đến nay tín đồ đạo Hiếu Nghĩa chỉ lấy việc thờ cúng cầu siêu để báo lại cái ơn mà lúc Cha Mẹ còn sinh tiền chưa báo được, bỏ quên cái nghĩa lớn chung là việc tu luyện bản thân; có vị nói tu “có thiền hay không cũng được”.
Tu là cho bản thân mình chớ không thể tu cho ai cả, việc thờ Cha Mẹ, là cái đạo lý phải làm của người đời, hai nội dung khác nhau không thể lẫn lộn. Do dùng từ không chuẩn làm cho mục tiêu Tu hành trở nên đơn điệu chỉ lo việc thờ phụng Cha Mẹ, thiếu chú ý luyện rèn bản thân cánh đạo không thành đạt, cùng với Thiên cách xấu nên bị nạn gặp nhiều tai nạn.
Hiếu Nghĩa (孝義7+13=20)
Thiên cách: Số 20 PHI NGHIỆP PHÁ VẬN: Một đời chỉ thấy toàn đổ vỡ, trái ý, gặp nhiều khó khăn không thể nào tả xiết. Số nầy là tượng trung cho sự bị huỷ hoại, là vận đại hung, chủ cả đời không được bình an, tai họa trùng trùng, luôn gặp nghịch cảnh
Thực tế khi thành lập ra đạo, Phật Thầy cũng đã dự báo trước là cánh đạo phải trải qua chín lần bị nạn mới có người cải tiến thành là đạo chính làm trung tâm việc tu luyện của nhân loại.
– Hòa Hảo (和好 8+6=14):
+ Nhân cách (ý nghĩa của danh hiệu) tốt: Hòa thuận tốt đẹp. Biểu hiện sự hòa đồng nhau trong và ngoài đạo.
+ Thiên cách: Số 14 LUÂN LẠC THIÊN NHAI
Không người giúp đỡ, gặp cảnh cô độc… khó thấy niềm vui nào mang đến, cuộc đời như đá chìm đáy nước, chịu một đời tăm tối đau buồn.
Thực tế đạo lý sáng ngời nhưng cánh đạo không phấn phát mà ngược lại gặp nhiều chướng nạn, mà gần đây là sự nạn của đức Huỳnh Giáo chủ, cánh đạo phải một phen khó khăn trong tu luyện.
Nay trong cơ “Tam tứ giáo quy nguyên” trước tiên 2 cánh đạo cần tạo điều kiện hòa đồng nhau làm một mở đường cho toàn thể các tôn giáo hòa làm một.
Nay đổi lại Quy nghĩa mang hai ý nghĩa:
– Quy: Gồm lại, Nghĩa: ý như trên. Quy Nghĩa là quy tụ nghĩa cả, tu theo đường lối phải, đạo chính.
– Quy Nghĩa không phải là tôn phái như các tôn giáo trước đây, mà với tinh thần thống nhứt tôn giáo, thống nhứt giáo lương. Quy Nghĩa là một tổ chức Hội, có ban chấp hành gồm các bậc chân sư am tường giáo lý hướng dẫn cho chúng nhân tu luyện.
Quy Nghĩa (歸義18+13=31)
Thiên cách: số 31 Trí dõng đắc chí:
Có sự kiên cố trong mọi ý chí, năng xông pha mọi thử thách, làm nên danh dự vĩ đại cho sự nghiệp, truyền đắc danh lợi, phú quý, có tài năng chỉ huy, nhiều đức độ sung vinh.
Thiên cách tốt ấy cùng với điều chỉnh đúng đắn cách tu luyện là điều kiện tiên quyết vững chắc cho sự tiến triển vượt bậc, đóng góp quan trọng cho đường tu luyện của nhân loại trong thiên niên kỷ 3.
NỘI DUNG TU LUYỆN TÂM THỂ.
Tâm niệm Tứ ân, Tam cương, Ngũ thường, giữ nghiêm giới cấm, trai, rèn luyện tâm thể là những nội dung căn bản của đạo tu Quy Nghĩa.
A/- Tứ ân: Là ghi nhớ, giữ gìn bốn ân đức:
1)- Ân Trời, Đất, Phật:
Trời Đất giao hòa mà sinh hóa ra vạn vật; trong đó Trời sinh Đất dưỡng: Khí dương của Trời qua sự vận hành từ – quang – nhiệt – thủy – khí mà sinh dưỡng vạn vật trên Trái Đất.
Kinh dịch nói: “Theo đến cùng thay đức của Kiền, muôn vật nhờ đó mà sống, đó là thuận theo với Trời (dương); đức của Khôn (âm) dày nên chở được tất cả sự vật” (49D).
Tinh thần của Kiền (Trời: dương) không chỉ giao hòa với vật chất của Khôn (Đất: âm) sinh hóa ra muôn loài, mà tinh thần ấy còn “theo đến cùng” kết tinh cùng thể xác để duy trì sự sống, tạo sự sinh sôi nẩy nở, điều hành mọi hành vi của con người và qua sự vận hành từ – quang – nhiệt mà lực Thần của Đấng tối cao luôn quán xuyến, điều hành mọi hiện tượng của Vũ Trụ và hành vi của con người để điều tiết tạo sự hài hòa cho sự sống cõi nhân sinh.
Nhận thức đúng đắn đức tin: Kính Thiên, quý Địa, qua đó xây dựng cho mình một nhân sinh quan tốt đẹp, phù hợp với lẽ uyên thâm của Vũ Trụ, tạo sự hài hòa giữa vật chất tinh thần ngay trong bản thân của từng người, vừa rèn luyện cho đạo đức, tinh thần luôn thanh khiết, vừa góp phần cải tạo môi trường, tạo sự chuyển biến tốt đẹp toàn diện cho cuộc nhân sinh.
Kính Thiên, quý Địa song song với tưởng Phật: Phật là đấng từ bi nhiều công đức đem tinh thần, trí tuệ vạch ra giáo lý để soi đường, răn dạy chúng nhân, các kinh sách ấy luôn là chuẩn mực cho nền đạo đức của nhân loại; đồng thời Phật ở Thượng giới đại diện cho chúng nhân ở cõi thế, tuy xa nhưng rất gần, Phật luôn thường xuyên bên cạnh sẵn sàng gia trì thần lực mở mang trí tuệ, tạo phúc đức khi ta biết tự tu thân, quán tưởng đúng mức về tâm linh.
Kính Thiên, quý Địa, tưởng Phật không phải ở việc lập chùa, đền thờ, đúc tượng ngày đêm chuông mõ, kinh kệ, vái lạy, mà là “tu tại gia”. Mỗi người vừa có hoạt động vật chất xây dựng cuộc sống đời thường, vừa rèn luyện tâm linh, rèn luyện đạo đức, noi theo những lời Phật dạy, truyền bá đến mọi người để loại trừ lòng ham muốn hẹp hòi, cùng hướng tới chân, thiện, mỹ.
2)- Ân nhân loại đồng bào:
Mỗi con người sống trong xã hội đều có liên hệ mật thiết với cộng đồng, nhất là trong thời hiện đại, mỗi thành quả nghiên cứu, phát minh của con người đều nhanh chóng phổ biến ra thành di sản chung của nhân loại.
Trong sinh hoạt hằng ngày mỗi vật chất ta sử dụng đều do công sức nghiên cứu và lao động của nhiều người. Nền văn hóa, văn minh đương đại là cả một quá trình xây đắp của nhân loại, trong cái chung ấy cũng có phần đóng góp của bản thân, gia đình mình, do vậy ghi nhớ công ơn nhân loại cũng chính là mình tự tôn trọng bản thân và gia đình mình vậy.
Ghi ân nhân loại mỗi người cần:
Góp phần duy trì sự tồn sinh của loài người. Mọi người có quyền lợi và nghĩa vụ tạo dựng, xây đắp gia đình vui vầy, hạnh phúc, sinh dưỡng con cái tốt để nối dòng (đạo tu Quy Nghĩa khuyến khích chớ không cấm đoán các thành viên), có điều ý niệm cao đẹp hơn đời thường hiện nay: không tham dục, biết sinh con và dừng lại đúng lúc (mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có 2 con).
Mọi người đều có hoạt động vật chất làm tròn trách nhiệm với gia đình và đóng góp vào việc kiến tạo sự phồn vinh cho nhân loại. Đồng thời rèn luyện cho mình một đạo đức trong sáng, vì tình đồng loại, đồng bào mà xóa bỏ mọi tỵ hiềm, tự tư tự lợi dị kỷ cạnh tranh, cố chấp ám hại nhau; xây dựng lòng vị tha, sống hòa đồng nương tựa giúp đỡ nhau cùng phát triển. Phải biết sống với đồng bào bằng tình huynh đệ với đồng bào. Ngoài ra, mỗi chúng ta còn chung sống với nhân loại trên trái đất, vì vậy không được phân biệt màu da, chủng tộc, phải sống trong hoà bình.
3)- Ân Tổ Quốc Quê Hương
Ý niệm quý Địa, yêu thương nhân loại thể hiện tập trung sâu sắc nhất ở tình yêu Tổ quốc Quê hương. Phải có bổn phận bảo vệ quê hương, khi Quốc gia hữu sự thì sẵn sàng hy sinh tính mạng, tài sản để bảo vệ, hòa bình yên ổn thì tích cực hoàn thành nghĩa vụ công nhân, đồng thời đề cao trách nhiệm góp phần xây dựng quê hương giàu mạnh, xây dựng chính quyền ngày càng vững mạnh. Về phía chính quyền thì ngày càng gắn bó với nhân dân xây dựng Quê hương phồn vinh văn minh.
4)- Ân Tổ Tiên Cha Mẹ:
– Ân tổ tiên, cha mẹ: cha mẹ là người có công sinh thành dưỡng dục ta, vì vậy đền đáp công lao trời biển ấy mới xứng đáng là đạo làm người. Đồng thời phải biết ơn ông bà, tổ tiên là thế hệ đã sinh thành ra cha mẹ.
Ghi nhớ, đền đáp công ơn Tổ tiên, Cha Mẹ là cái đức thiêng liêng muôn thuở của con người.
Báo đền công ơn Cha Mẹ không phải chỉ bằng vật chất tiền tài, mà quan trọng hơn cả là ở sự tôn kính và tình thương. Cần có sự gần gũi cảm thông, thấu đáo nỗi lòng, chia sẻ những băn khoăn, đau khổ của Cha Mẹ, nhất là những khi đau yếu, lúc tuổi già. Khi cần con cái cũng phải biết hy sinh cả tương lai, sự nghiệp riêng của mình cho sự tồn sinh của Cha Mẹ, như Cha Mẹ đã từng hy sinh cho mình vậy. Những tấm gương hiếu nghĩa Trời – Phật sẽ chiếu thấu.
Khi Cha Mẹ qua đời thì việc thờ phụng cùng với việc thờ phụng Tổ tiên là một đạo lý. Đồng thời quan trọng hơn là mỗi người cần ghi nhớ giữ gìn, phát huy truyền thống tổt đẹp của gia tộc mình.
B/- Tam cương:
Tam cương là 3 mối quan hệ tối trọng trong đạo làm người. Quân thần cang, Phụ tử cang, Phu thê cang (Quan hệ vua tôi, cha con, chồng vợ).
1)- Quân thần cang (Quan hệ Vua Tôi):
Quan hệ Vua – Tôi là tôn ty trật tự xã hội. Trị Quốc an Dân là đạo của người lãnh đạo (dương). Tôn trọng chấp hành kỷ cương phép nước là đạo của Dân (âm). Trị Quốc có nghiêm, xã hội có kỷ cương thì nước thịnh, dân mới an, xã hội mới phát triển. Do vậy:
Người lãnh đạo (dương) phải anh minh từ định ra chủ trương chính sách đến việc điều hành quốc sự. Trong cơ cấu tổ chức chính trị – xã hội mới những nguyên lý căn bản của một nền dân chủ thật sự tốt đẹp được xác lập (có chương trình riêng). Vấn đề còn lại là ý thức trách nhiệm, đạo đức chân chính vì nước vì dân của từng con người cụ thể trong bộ máy lãnh đạo phải được thường xuyên rèn luyện, nâng cao.
Người dân phải tôn trọng, chấp hành nghiêm chủ trương chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, đóng góp mọi mặt cho sự phát triển đất nước, đồng thời phát huy trách nhiệm chính trị, nâng cao nhân quyền góp phần xây dựng, gắn liền với hoạt động của các đoàn thể, tạo thành sức mạnh, khí thế của cả cộng đồng, đóng góp xây dựng chính quyền ngày càng vững mạnh.
Trên dưới có hòa đồng thì cuộc biến chuyển sẽ được thông. Do đó cả hai lực lượng đều phải thường xuyên rèn luyện.
2)- Phụ tử cang (Quan hệ cha con):
Theo Kinh dịch thì Kiền là Trời, là Cha, Khôn là Đất là Mẹ, còn con cái như chúng sinh trên Trái đất.
Trời Đất giao hòa sinh hóa ra vạn vật. Ngược lại vạn vật có sinh tồn thì Trời Đất mới vận hành mà sinh hóa được. Về xã hội thì có Cha Mẹ mới có con cái, ngược lại có con cái thì Cha Mẹ mới lưu truyền được dòng tộc.
Mục Tứ Ân đã nêu trách nhiệm con cái đối với Cha Mẹ. Đây chỉ đề cập vấn đề căn bản hiện nay là phải lập lại kỷ cương mọi mặt trong quan hệ gia đình:
Con cái phải tôn kính Cha Mẹ hơn: Thể hiện cả trong thái độ đối xử lẫn quan điểm giải quyết mọi việc trong gia đình; con cái dù có quyền cao chức trọng đến đâu cũng phải tôn trọng trật tự cư xử ấy. Phải tâm lý, tế nhị động viên, an ủi, để Cha Mẹ luôn có hạnh phúc, nhất là trong lúc xế chiều.
Các bậc làm Cha làm Mẹ cần có trách nhiệm cao hơn đối với con cái cả trong quan niệm về sinh dưỡng, giáo hóa: Sinh và nuôi dưỡng tốt, tạo được tương lai xán lạn để con cái thành người hữu ích cho xã hội là hạnh phúc, danh dự, và trách nhiệm với gia đình và xã hội.
Khi con cái đã trưởng thành cần tạo ra sự hòa đồng dân chủ trong một nếp sống gia đình văn minh: Cha Mẹ, con cái cùng thống nhứt ý chí hành động trong mọi lĩnh vực của đời sống, cần tìm thấy, học hỏi ở nhau những điều thâm sâu của đạo lý sống, nhất là trong đời sống tâm linh.
Ông Mạnh Tử nói: “Nội tắc phụ tử, ngoại tắc quân thần, nhân chi đại luân dã”, nghĩa là bên trong thì đạo cha con, bên ngoài thì đạo vua tôi, đó là cái giềng mối lớn của đạo người vậy.
3)- Phu thê cang (Quan hệ Vợ – Chồng):
Vợ chồng là mối quan hệ cốt yếu của sự sinh tồn của nhân loại. Đạo tu Quy nghĩa tôn trọng và khuyến khích mối quan hệ chính đáng nầy, đồng thời cần xây dựng cho con người nhận thức mới tốt đẹp.
Tạo dựng gia đình là trách nhiệm và quyền lợi của mỗi người để định hình và phát triển xã hội. Mỗi nam nữ lớn lên có trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của bản thân trước khi tạo lập gia đình. Thực hiện tự do hôn nhân trong khuôn khổ đạo đức.
Quân bình và giao hòa là hai quy luật căn bản trong quan hệ âm duơng. Kinh dịch nói: “dương xướng âm tuỳ” (50D). Trong đạo vợ (âm), chồng (dương) cần thực hiện bình đẳng trong niềm hòa lạc “Phu xướng phụ tuỳ”. Nghĩa là thực hiện bình đẳng trong khuôn khổ tổ chức văn minh đạo lý của gia đình.
Bên cạnh việc xây dựng hạnh phúc là sự nghiệp, niềm vui, nghĩa vụ sinh dưỡng con cái: Biết sinh và thôi sinh đúng lúc để nuôi dạy con tốt là yêu cầu trọng đại của cả gia đình và xã hội. Để làm tốt điều đó không chỉ áp dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình hiện các Quốc gia đang phát động, mà điều quan trọng hơn là cần phải kết hợp cùng hoạt động tâm linh với một ý chí cao. Đấy là vấn đề có ý nghĩa sâu sắc cho phát triển về tâm linh.
Thực hiện một vợ một chồng bền chặt lâu dài, thể hiện đầy đủ trọn vẹn trách nhiệm với nhau và với con cái trong cuộc sống.
C/- Ngũ thường:
Ngũ thường là năm đức tính thường: nhân – nghĩa – lễ – trí – tín.
– Nhân: Lòng yêu thương đối với người và muôn loài vật.
– Nghĩa: Cư xử với mọi người công bình theo lẽ phải.
– Lễ: Sự tôn trọng, hòa nhã trong khi cư xử với mọi người.
– Trí: Sự thông biết lý lẽ, phân biệt thiện ác, đúng sai.
– Tín: Giữ đúng lời, giữ niềm tin cậy.
1)- Nhân:
Nhân là lòng thương người, đức tính hàng đầu trong đạo lý nhân sinh: Thương người với lòng nhiệt thành, sẵn sàng giúp người khi cần, thương người từ chân tâm, giúp bằng thiện ý. Tâm, ý giao hòa trong phép cư xử, không phải thương và giúp từ ý niệm ban ân bố đức, tính ân, tính lợi, mà là việc tự nhiên thanh thản không chút vướng bận.
Sách có câu: “Trắc ẩn chi tâm, nhân chi đoan giả”, nghĩa là lòng thương yêu mọi người là mối đầu của lòng nhân. Thế nên, lòng nhân là nguồn sống của mọi loài, và người có được lòng nhân tức là ân nhân của tất cả nhân loại:
– Lẽ thứ nhất của lòng nhân là thường ra tay giúp đỡ kẻ thiếu hụt và thương yêu người nguy nan mà tế trợ mọi công ăn việc làm có lợi ích.
– Lẽ thứ hai của lòng nhân là đối với người lở phạm tội lỗi, thì luôn luôn tha thứ, nếu người biết ăn năn. Lại còn dạy dỗ những điều chơn chánh và đạo lý khiến người ấy trở nên người nhân từ như họ.
– Lẽ thứ ba của lòng nhân là không vì sự lợi riêng cho mình mà làm cho kẻ khác bị đau khổ, hay vì món lợi chung mà giết hại người khác một cách vô cớ.
– Lẽ thứ tư của lòng nhân là lúc nào cũng giữ sự ăn uống có chừng mực, không hề đụng đâu ăn đó, hay ăn quá độ.
– Lẽ thứ năm của lòng nhân hiếu hạnh với cha mẹ, nuôi dưỡng cha mẹ từ, cho đến lời nói hoặc việc làm gì cũng đều làm vui lòng cha mẹ và giữ danh giá của cha mẹ không để người khác rẽ khinh hay để cha mẹ có một điều gì khổ sở.
2)- Nghĩa:
Nghĩa là đạo phải, việc làm theo đường lối phải, đạo chính: làm đúng, bênh vực cái đúng, không suy nghĩ và làm điều sai trái.
a) – Đối với trong nhà từ trên ông bà cha mẹ đến anh em lúc nào cũng phải đầy lòng thương mến và giúp đỡ. Có thể chia sớt cho nhau điều vui, gánh đỡ cho nhau việc khổ, nghĩa là bất tất việc gì luôn luôn nghĩ đến lẽ phải đối với thân quyến. Có được thế mới làm cho thân quyến bền chặt.
b) – Ngoài việc đối xử gia đình, còn đem việc nghĩa đối với xã hội, từ vua quan đến dân dã bạn bè, lúc nào cũng phải đem hết tâm tư trí lực của mình và việc làm lợi ích cho nhau, nghĩa là phải biết cùng sống còn, cùng vinh hạnh trên lẽ phải và phải biết cứu nhau trong chỗ nguy biến. Nói tóm lại là từ trên đến dưới có thể giúp nhau nhiều việc công nghĩa.
c) – Là trong khoảng sống, chúng ta không tránh khỏi gặp phải lúc bất trắc của mình hay kẻ khác, nếu gặp việc bất trắc của kẻ khác mình hãy tận tâm ứng phó để cứu giúp họ không hề sụt sè lánh né.
d) – Đến như gặp phải trường hợp nghèo khó cơm không đủ no, áo không đủ mặc mà lòng biết việc nghĩa không làm việc bất lương và luôn luôn giữ tiết tháo trong việc chơn chánh, không hề thâu đoạt của người vô cớ. Còn được giàu sang dư giã thì đem giúp đỡ kẻ thiếu hụt, không có tư lợi ích kỷ hay vị danh.
3)- Lễ:
Lễ là khuôn phép, là chuẩn mực trong quan hệ của con người:
– Với các Đấng tối cao thì: Kính Thiên, tôn Thần, quý Địa, tưởng Phật.
– Với người đời thì: Kính trên nhường dưới.
Lễ nghĩa kết tinh nên đức khiêm: khiêm nhường nhẫn nại, lấy đạo chính trung trong quan hệ thế nhân, khiêm nhưng không hèn, nhường mà trọng đạo nghĩa; nhẫn nhục, lấy niềm hòa lạc để cảm hóa con người, có lòng vị tha không cố chấp, sẵn sàng tha thứ mọi lỗi lầm của người đối với mình.
a) – Đối với gia đình từ ông bà cha mẹ anh chị trong nhà luôn luôn giữ lễ phép và nói năng bặt thiệp. Sự chào hỏi với lòng thành thật cung kính chớ không có hoa dạng bề ngoài, gặp người quen lớn hay xa lạ cũng vậy phải chào hỏi nghiêm cẩn.
b) – Ngoài ra chúng ta còn đối với bên ngoài như hàng vua quan, các bậc tôn trưởng luôn luôn giữ lấy lời lễ độ chào hỏi. Chẳng những được nhân cách lịch sự mà còn gây được cảm tình với người nữa.
c) – Khi đến các ngôi chùa, miếu, lăng, tẩm luôn luôn giữ vẻ cung kính, chỉnh tề, còn giữ trọn lòng cung kính và tin tưởng Đức Phật.
d) – Nam cũng như nữ mỗi khi hầu chuyện với nhau đều phải giữ lời lẽ lễ độ, cử chỉ đoan trang không nên nói diễu cợt tục tằn và không để cho lòng nghĩ quấy.
e) – Việc chồng vợ mặc dầu đã ăn ở lâu ngày, chẳng vì thế mà nói lờn lả, trái lại phải đem lòng cung kính nhau luôn: khi nói năng đứng đắn, nằm, ngồi phải biết nhường nhịn cho lễ phép, không được xem thường nhau mà sanh lòng lờn lã.
4)- Trí:
Trí là sự hiểu biết, lấy sự hiểu biết mà xử sự trong mọi việc thế nhân.
Nhân sinh ra từ tâm, trí kết tinh ở não. Tâm là cái chính trung của khối thể xác (âm). Não là nơi kết tinh của tinh thần (dương). Tâm, não (âm dương) giao hòa là căn bản của cuộc nhân sinh, phù hợp với lẽ của Trời Đất, là một nội dung trọng đại trong đạo tu Quy Nghĩa.
Tu theo Quy Nghĩa cốt tạo cái tâm thanh khiết, con người vừa hăng say, nhiệt tình trong hoạt động vật chất, làm tròn nghĩa vụ với gia đình và xã hội. Tâm não giao hòa vừa giữ cho cái đức sáng, không sa ngã, vướng bận bởi tiền tài, danh lợi vật chất tầm thường, đồng thời tạo điều kiện cho việc tu luyện tinh thần để mở mang trí tuệ.
– Lấy trí xét nghĩ: Lúc nào cũng lấy trí xét nghĩ mọi việc
– Mỗi khi thấy những việc phi nghĩa bất lương, chẳng luận có tai hại cho mình hay kẻ khác, dầu có đem lại món lợi to bao lớn ta vẫn cự tuyệt; và luôn luôn tìm cách tránh cho kẻ khác không thể lâm vào. Vì việc làm ấy chỉ có lợi vật chất ngắn ngủi mà gây khổ báo lâu dài cho đời mình vậy.
5)- Tín:
Tín là sự thành tín, đức tin của mình, và là niềm tin, cảm tình của người đối với mình. Nó là hai mặt cửa một một vấn đề:
Tín bên ngoài là niềm tin, tình cảm của người đối với mình, nó không thể có bằng sự chuyên tâm tạo dựng; nhưng nó sẽ mất nếu ta không biết giữ gìn. Bởi: chữ tín là kết tinh của cả bốn đức tín (nhân – nghĩa – lễ – trí) ở trên. Do vậy giữ chữ tín là phải tu dưỡng nhân, nghĩa, lễ, rèn luyện trí chớ không phải chuyên tâm tạo dựng cái tín bên ngoài:
a) – Lúc nào cũng tự tin nơi lòng dè dặt và cố gắng để đạt mục đích, đến chỗ mình muốn, gặp những khó khăn không hề nản lòng bỏ dở.
b) – Tự tin rằng: không đem lời dối gạt người, việc làm chơn-chánh, khiến cho việc làm ấy mau được thành-công viên-mãn.
c) – Chúng ta tự tin rằng: “tự tác huờn tự thọ” Nói theo luật nhân quả: hễ gieo thứ giống nào thì lên trái nấy, và mình càng gieo thì nó càng lên, do đó chúng ta luôn luôn ngăn ngừa chừa bỏ những điều mà chúng ta đoán biết rằng ngày kia nó sẽ đem lại một kết quả không hay cho chúng ta.
d) – Khi thấy người khác có những việc làm chơn chánh, đối xử thành thật, nhứt là có đức hạnh nghiêm cẩn, thì giao phó cho họ việc làm hệ trọng.
e) – Khi thấy người khác có lòng tin cậy chúng ta, thì nên làm cho họ tin cậy thêm, bằng cách nêu rõ việc làm chơn chánh, lời lẽ thành thật. Ngược lại chúng ta không nên vô tình hay cố ý để lòng tin cậy ấy bị mất.
g) – Mỗi khi lòng còn nghi ngờ nên hỏi để họ giải bày rõ rệt, thấy hợp lý thì tin giải tỏa những nghi oan. Được thế thì từ đó việc làm của chúng ta được tiến xa hơn.
D/- Ngũ giới cấm:
Quy Nghĩa là tu theo giáo lý của Phật, giữ nghiêm 5 điều cấm kỵ của đạo Phật: Sát sinh hại vật, đạo tặc, tà dâm, vọng ngôn xảo ngữ, uống rượu.
1)- Sát sinh hại vật:
Là giết người và loài vật nói chung, tội nặng nhất trong các tội, nhất là giết người, đặc biệt là cố ý giết người như: Vì tư thù mà giết người, giết người cướp của, giết để bịt đầu mối… bứt tữ. Phá thai cũng là một trong những tội ấy.
Với các loài động vật thì giết hại và ăn thịt chúng đều là tội (xem thêm mục trai phía sau). Săn bắn thú, chim, nuôi chim lồng cá chậu cũng là tội, nhất là nuôi nhốt bỏ đói khát chúng.
Việc cấm sát sinh hại vật trừ các trường hợp sau:
a)- Đối với người
– Trong chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ Tổ Quốc: đó là nghĩa vụ thiêng liêng của mọi người công dân, việc làm ấy chẵng những không có tội mà còn là công. Nhưng không giết tù binh, giết nguội trong mọi trường hợp đều mang nghiệp chướng, kể cả những kẻ xem là nguy hiểm cho xã hội đều phải do luật phát Quốc Gia định đoạt.
– Tự vệ bản thân: Khi bị kẻ xấu bất ngờ tấn công giết mình, do sự chống cự tự vệ mà làm chết người thì không có tội. Nhưng ngoài ra những trường hợp khác như trả thù người thân bị hại, hay ra tay giết người trước để trừ hậu quả đều là trọng tội.
b)- Với các loài động vật:
Quy Nghĩa là đạo tu chung cho toàn xã hội, việc cấm sát sinh được chuẩn định trên cơ sở đạo lý nghiêm minh nhằm:
– Bảo đảm sự sống và môi trường sinh thái cho chúng sinh.
– Đồng thời cũng cần và được diệt những loài chuyên gây hại cho người và vạn vật (chớ không cấm chung chung không có giới hạn).
Những loài được diệt, cần diệt là:
– Chuột, ruồi, muỗi, chí, rận, rệp, mối, đỉa, vắt, mồng, kiến: Là những loài truyền mầm bịnh cho người và súc vật.
– Sâu, rầy, cào cào phá hoại mùa màng (riêng cào cào chỉ diệt cào cào đàn phá hoại nặng nề hoa màu, chớ không giết những cào cào, châu chấu bình thường khác, vì chúng cũng có lợi là làm thức ăn cho những loài khác).
– Rết, rắn nâu (riêng loại rắn đàn diệt sạch các loài chim ở đảo Oam), còn có loại trăn rắn khác phải bảo vệ.
Ngoài ra các loài khác, kể cả những loài thấy bề ngoài có vẽ hung tợn như cọp, sư tử, chó sói… Nhưng mặt khác chúng tối cần thiết cho sự cân bằng sinh thái, hay những giống vật cực nhỏ như trùng, dế…Chúng không tạo thành bầy đàn gây dịch hại cho người, mà ngược lại còn làm mầu mỡ cho Đất và làm thức ăn cho những giống sinh vật cần thiết khác, giết chúng là có tội.
2)- Đạo tặc:
Là trộm, cướp, kể cả lường gạt và các hành động tham lam bất chính như đút lót, nhận hối lộ, hành nghề cho vay lấy lãi, hoặc vay mượn của người không trả.
3)- Tà dâm :
Là gian dâm bất chính, quan hệ dâm dục ngoài khuôn khổ gia phong như:
– Trai dái chưa kết hôn thành vợ chồng.
– Lường gạt người để thỏa mãn sự dâm dục.
– Có gia đình mà còn quan hệ bất chính.
– Đặc biệt nặng là cưởng dâm, hiếp dâm; nhất là đối với trẻ dị thành niên, người bịnh tâm thần.
Còn việc quan hệ vợ chồng là chính đáng, nhưng không tham dục, và cũng cần biết từng bước giảm dần (trên cơ sở tu tâm chuyển thể) để giữ gìn tinh khí cho sự phát triển toàn diện của con người, nhất là về tâm linh.
4)- Vọng ngôn xảo ngữ:
Là nói dối, nói ngoa, nhất là để vụ lợi như lừa đảo, gian ngoa trong buôn bán.
5)- Uống rượu:
Rượu có hại cho con người về mọi mặt:
– Uống rượu dễ gây ra nhiều chứng bịnh (như ngành y đã cảnh báo).
– Rượu kích thích thần kinh, nhưng khi ưống quá mức thì nó lại ức chế: Tính chất kích thích thái quá trong sự ức chế là một nguy hại, đưa con người đến những hành động ngông cuồng làm đồi bại thuần phong mỹ tục, mất đạo đức, gây tội ác. Có thể nói rượu là đối thủ của trí huệ.
– Đem lương thực nuôi sống con người làm ra rượu: Chất độc hại người là tội ác. Do vậy nấu rượu, mua bán rượu, uống rượu (kể cả beer) là phá lương thực, phá hoại trí huệ con người là trọng tội.
Rượu thường làm cho con người tâm trí cuồng táo không còn phong độ tốt lành, không còn biết suy xét việc phải trái, làm nhiều tội lỗi.
Đức Phật cho rượu là thứ thuốc độc. Ngài thường răn các môn nhơn của Ngài phải cử rượu. Song muốn cử rượu thì lúc nào cũng nhận nó là tai hại, không nên nếm thử. Chỉ trừ khi nào có bịnh mà lương y bảo phải dùng với thuốc mới được uống, song mạnh rồi thôi.
– Đem lương thực nuôi sống con người làm ra rượu: Chất độc hại người là tội ác. Do vậy nấu rượu, mua bán rượu, uống rượu (kể cả beer) là phá lương thực, phá hoại trí huệ con người là trọng tội.
– Không cờ bạc: Cờ bạc là thứ phá hoại tài sản, nó thường làm cho người tiêu tan sự nghiệp, sinh ra trộm cướp. Sa vào cờ bạc thì sanh ra đàng điếm; không còn nghĩ đến danh giá của họ hay phong hóa nước nhà là gì. Xét cờ bạc có tai hại như thế; người có trí luôn luôn xa lánh không nên mó vào.
Không tham sắc đẹp: sắc đẹp là món hại nếu người chạm đến là nguy hại, nên ngăn ngừa không hề say đắm; làm cho người mờ ám trí tuệ, vì nhốt tư lự trong chẳng rời và cũng xô người vào cảnh nghèo nàn tù tội không kể xiết. Đã thấy nạn đắm mê sắc lịch tai hại to lớn, người có trí chẳng lúc nào mà không tìm cách ngăn ngừa nó.
– Không hút xách: hút xách thường làm mòn mỏi xác thân, tiêu hao tiền của quá vô ích, còn làm cho người coi rẻ tuổi tên, lấy trí xét rõ chỗ hại của nó tự gắng gổ giữ và chừa bỏ.
E/- Trai:
Trai là ăn chay (không ăn thịt động vật).
Bẩm sinh con người là loài ăn thực vật (ăn trái, lá, củ, thân cây, rau cỏ), chớ không phải là giống ăn thịt động vật. Bởi:
– Các loài ăn thịt động vật như cọp, beo, sư tử, chó, mèo… có móng vuốt nhọn để vồ mồi, răng nanh dài để xé thịt, ruột ngắn để bài tiết nhanh (vì thịt động vật chứa lâu trong cơ thể sẽ sình, thối thành độc tố gây thiệt hại cho cơ thể).
– Các loài ăn thực vật như khỉ, trâu, bò, heo… không có móng vuốt, răng bằng, ruột dài. Bộ tiêu hóa con người cùng nhóm các loài động vật nầy. Tuy con người có biết nấu thịt chín hạn chế phần nào sự độc hại, nhưng không phải làm triệt tiêu hoàn toàn sự tác hại của việc sống trái lẽ tự nhiên của việc ăn thịt động vật.
Đã có nhiều thử nghiệm cho khỉ, vượn ăn thịt (đã nấu chín) chúng cũng đều chết cả.
Ngành y cũng đã có cảnh báo về một số bịnh hại do ăn thịt, nhất là đối với người cao tuổi, như bịnh về gan, tiêu hóa, huyết áp, gút… Thực tế nó còn tác hại lớn hơn nhiều so với những điều mà ngành y đã biết. Đặc biệt là ảnh hưởng về mặt tâm linh.
Vạn vật đều sinh tồn trong mối quan hệ giữa tinh thần (dương), vật chất (âm) của Trời Đất. Các loài động vật cũng có tinh thần, nó cũng biết thương ghét như con người. Ví dụ: chó, khỉ cũng biết mến người chăm sóc, gần gủi nó; oán ghét kẻ chọc phá nó. Bò trâu biết chảy nước mắt khóc khi biết người sắp làm thịt. Các nhà khoa học còn thí nghiệm ghi nhận nhịp tim, thần kinh của heo diễn biến khác nhau lúc bình thường và khi bị con khác mạnh hơn lấn lướt không cho nó ăn.
Đặc biệt các đông y sĩ còn cho biết trong một chuồng heo khi một con bị giết, những con khác ở trong tình trạng lo sợ, căm ghét, sự căm ghét ấy được tiết ra nơi thần kinh, máu huyết của chúng, nên người ăn thịt những con làm thịt sau mức độ độc hại cao hơn, tất nhiên nghiệp chướng cũng nặng hơn.
Con người được Thiên ban cho cái tinh thần cao hơn các loài động vật để chỉ huy thiết lập trật tự cho chúng sinh, xây dựng nền văn minh đạo đức trên Trái Đất, chớ đâu phải để hiếp đáp, bắt giết hại, ăn thịt các loài động vật khác.
Ăn thịt động vật trước tiên là diệt cái thần của chúng, tạo ra nghiệp chướng, không phải chỉ giết là trực tiếp sát sinh, mà ăn thịt cũng là gián tiếp sát sinh, vi phạm ngũ giới cấm, đặc biệt ăn thịt loài động vật càng cao cấp như chó, mèo, khỉ, voi, cá heo, cá nượt, … nghiệp chướng càng nặng, những người ấy thần thức sẽ u tối, đường tu không thể thành đạt.
Ăn chay là sống phù hợp với nhịp sinh hóa của Trời Đất, người ăn chay có những lợi ích như sau:
– Dễ tiêu hóa, dễ bài tiết, cơ thể điều hòa, khỏe mạnh, tránh được nhiều bịnh hiểm nghèo nhất là đối với trẻ em và người cao tuổi. Ăn chay nhứt là ăn gạo lứt kết hợp ăn hơi lạt muối, ăn ít bột, nhiều rau sẽ tránh được bịnh về tim mạch, tiểu đường…, những bịnh thường xảy ra đối với người tuổi cao.
– Cơ thể nhẹ nhàng, tinh thần thoải mái, tánh tình trầm tĩnh, nhẫn nhục, hiền hòa, không tham lam ích kỷ, có lòng vị tha, là cơ sở cho việc xây dựng một xã hội đạo đức, văn minh tốt đẹp.
– Ăn chay còn có lợi về mặt kinh tế: Bởi ăn thịt thì muốn có thịt để ăn căn bản con người phải dùng lương thực để nuôi súc vật, trung bình phải tốn 4 đến 6 ký lương thực mới thành một ký thịt. Nếu tính mỗi ngày mỗi người ăn trung bình 50g thịt, trong đó có 20g do dùng lương thực nuôi thì hành tinh gần 9 tỷ người mỗi năm sẽ lỗ hằng trăm triệu tấn lương thực. Ăn chay sẽ là một tiết kiệm.
– Ăn chay tránh được nghiệp chướng, tinh thần thanh thản, là điều kiện tiên quyết cho việc tu luyện.
Đạo tu Quy Nghĩa khuyến khích con người nên từng bước quay về sống đúng với nguồn gốc nguyên thuỷ phù hợp với quy luật của Trời Đất. Tốt nhất là ăn chay hoàn toàn (trai trường). Những người chưa ăn trường ngay được thì tập dần: Bước đầu ít nhất mỗi tháng 2 ngày, sau nâng lên mỗi tuần ăn một ngày, rồi một tháng ăn 10 ngày, tiến tới trai trường.
Biên soạn chương trình nầy chúng tôi dựa chủ yếu các nội dung của:
– Mục đích và nội dung tu luyện dựa theo Bửu Sơn Kỳ Hương Tứ Ân của Phật Thầy Tây An Đoàn Minh Huyên.
– Cách Thiền và Mật ngữ dựa vào Phật Giáo, có dụng cách nguyện cầu, quán tưởng của Thiền sư Lương Sỹ Hằng.
– Trên Thượng giới có Thiên Hoàng, Thiên Thần và Phật. Ba Tôn giáo lớn là Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Phật giáo chính là hướng về ba ngôi vị ấy, người tu luyện đều phải tôn kính và học hỏi, chắt lọc những cái hay, gạn bỏ những điều còn khiếm khuyết.
Quy Nghĩa là tu Phật, nhưng chắt lọc cái tinh túy của các tôn phái của Phật giáo kết hợp cùng một số nội dung thâm thúy khác, nhất là nội dung cách tu luyện của đức Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, (xin xem bài Mục đích Tu luyện trong website Cải Tạo Hoàn Cầu).
Biểu tượng thờ dùng tấm Trần điều của đạo Hiếu Nghĩa thêm chữ Vạn (卍) màu vàng.
——–
Vạn 卍 6 Muôn đức tốt lành.
——–
Trần điều màu đỏ biểu hiện cho năng lượng Mặt Trời tạo nên sự sống của vạn vật và sự vận động mọi mặt của vạn sự. Với cơ thể người thì màu đỏ là nhiệt huyết vừa vận hành nuôi sống cơ thể vừa là khí khái, nhiệt tình, tâm lý tình cảm, đạo đức của con người.
Chữ vạn màu vàng: Vàng là Thổ biểu thị cho Trái Đất, chữ Vạn 卍 là muôn đức tốt lành.
Hai màu đỏ vàng tương sanh (Hỏa sinh Thổ) Trần điều màu đỏ và chữ Vạn màu vàng biểu thị cho Trời ban bố muôn đức tốt lành cho nhân loại tu luyện trên Trái Đất.
Ngoài ra để trang trí tô điểm thêm cho ý nghĩa và nét trang trọng của bàn thờ ta có thể treo 2 bên cột 2 câu đối:
Tâm tu thế chuyển tâm thông thoát
Thể luyện tâm giao thế đắc đồ
卍 Là chữ Hán, nhưng khi sử dụng chữ 卍 (vàng) ghép vào Trần điều nó trở thành là 1 biểu tượng muôn đức tốt lành, như Phật giáo thường gắn trên nóc chùa (có điều phải viết đúng 卍, không nên viết sai như 1 số chùa, mà Đức Quốc Xã dùng sai mà sau cùng suy tàn).
Giống như 十 là chữ Hán: số 10, nhưng chữ 十 (đỏ) đính vào áo trắng hay vào xe người ta không nghĩ là chữ Thập số 10, mà chỉ nghĩ đến biểu tượng y tế cứu người.
Quy Nghĩa là tu tại gia, trong khuôn khổ thống nhứt giáo lương, không có chùa, từng gia đình không nhứt thiết phải lập bàn thờ, chỉ mỗi khu vực (như tổ dân phố vậy) có nơi đại diện để người dân họp bàn chuyện dân, chuyện nước, chuyện tu luyện, nơi đây treo Trần điều chữ Vạn vàng giống như bàn thờ Tổ quốc ở công sở vậy, không nhang khói, không cúng dường, không chuông mõ, lễ lạy và đọc kinh…
Quy Nghĩa là con đường tu chính đính tương lai của nhân loại; nhưng phải đến Long Hoa mới thực hiện được. Trước mắt các tôn giáo đã có nền nếp cứ giữ nguyên với cách tu luyện thuần thục cho cái tâm thanh khiết, chưa cần chuyển theo Quy Nghĩa như nói trên dễ bị lạc lõng mất phương hướng, còn người mới vào đường tu thì cần nghiên cứu kỹ vận dụng theo Quy nghĩa sẽ tốt đẹp..
Mỗi người đều có đức độ cao, tri thức sâu rộng là điều kiện cho xã hội loài người vào Hội Long Hoa với cuộc sống yên vui, thịnh vượng, hạnh phúc vĩnh cửu.
Plenty Of Fish Dating Site Of Free Dating
I am no longer certain where you’re getting your information, however great
topic. I must spend some time studying much more or working out more.
Thanks for excellent information I used to be in search of this info
for my mission.
Plenty Of Fish Dating Site Of Free Dating
Good way of explaining, and fastidious paragraph to get
data concerning my presentation topic, which i am going to present in institution of higher education.
pof plenty of fish dating
Appreciating the persistence you put into your site and in depth information you offer.
It’s great to come across a blog every once in a while that isn’t the same unwanted rehashed information. Great read!
I’ve bookmarked your site and I’m including your RSS feeds to my Google account.