Mục tiêu tối thượng của đạo tu chân chính là khai minh thần thức, nâng con người lên bậc cao hoàn hảo của kiếp người.
Quy Nghĩa là tu tại gia cần sự thanh tịnh để “Dò đến chỗ sâu kín nhất của tâm hồn”. Là sự kết hợp hài hòa giữa tâm và não (kết hợp giữa vật chất – tinh thần) trong rèn luyện, nhằm rửa sạch con tâm cho cái thần được thanh thản, minh mẫn tạo sự giao hòa âm dương toàn diện để tiếp nhận uy thần của Đấng tối cao nhằm mở mang trí huệ, khai minh thần thức.
Cần phá bỏ cái giới hạn của riêng mình, làm cho cái thần của mình hội nhập được vào cái thần bao la của Vũ Trụ. Điều đó không phải chỉ vọng tưởng thụ động, trông chờ vào sự gia trì, khai mở của Đấng tối cao; mà chính con người phải tự tạo ra điều kiện đó, phải tự cỗi bỏ cái tôi của riêng mình ra, tự khai thông kinh mạch của não mình với bầu nhiệt – khí của Trời Đất. Đức độ cao sâu của Đấng từ bi sẵn sàng gia trì khai mở cho mọi người trong điều kiện ấy.
Để đạt được kết quả như vậy thì bên cạnh việc “gột rửa con tâm” là thực hành thiền định, hai yếu tố phải song song.
Điều cần hiểu rõ hơn là: Tu để cho ta chớ quyết không thể tu cho ai cả, bởi lúc chưa chuyển hóa được cho bản thân thì sao có thể giúp ai được? Chỉ khi tu đạt đến mức độ nào đó thì mới nói đến việc giúp người, giúp đời được; và muốn đạt kết quả cao là phải luyện, do đó không chỉ dùng từ Tu mà phải là Tu Luyện. Trong đó bên cạnh việc tu sửa bản thân thì Thiền là bửu pháp luyện hữu hiệu cả tâm lẫn thể.
Thiền nhằm 2 mục đích:
– Tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ.
– Mở mang trí huệ.
Thiền là phải định: định cả thể lẫn thần.
(Cách định thần xin xem bài Định thần gia lực khai huệ sau)
2.- Hít Thở:
Hít thở sâu: Hít thở sâu như là một liều thuốc thần quyết định việc tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ, vừa góp phần quan trọng mở mang trí huệ.
+ Cách hít thở:
– Bình thường mỗi lần hít thở khoảng 10 giây, khi Thiền cần hít thở sâu, từ từ hít chậm, nhẹ, kéo dài ra, độ dài mỗi lần hít thở bước đầu 30”, 40” với 1 lượt hít thở, từng bước nâng dần đến 1 phút, mỗi lượt hít thở và kéo dài hơn.
3.- Chính lý về việc Định tinh thần:
Tinh Thần kết tinh ở não, tim là trung tâm của những tâm lý tình cảm, nhưng cũng chịu sự điều khiển của não, do vậy luyện não tốt sẽ chuyển biến cả trí huệ lẫn tâm lý tình cảm.
Toàn bộ việc tu luyện có thể nói chỉ là tạo sự giao hòa, quân bình âm dương:
– Cách ngồi tư thế như (xem bài sau Định thần gia lực khai huệ) là tạo sự giao hòa âm dương của cơ thể.
– Luyện thần là tạo sự giao hòa âm dương của tinh thần (giữa thế trí và thể vía).
Luyện thần quan trọng là phải định tinh thần: Gạt bỏ tất cả mọi nghĩ ngợi trong đầu óc, thực hiện “Tâm không”. Mọi sự mầu nhiệm sẽ biểu hiện ra từ sự định tinh thần ấy.
Tịnh là tụ, động là tán, thiền là phải tịnh, phải thực hiện được “tâm không” thì sự thu nhận năng lượng mới tụ.
Có thể so sánh não ta với chiếc bình ac-quy của xe, thời gian xe chạy công tắc mở, ac-quy vừa phát vừa nạp điện, đến khi xe đậu nghỉ bình luôn còn điện nhưng không đầy, phải sạc bổ sung để lần sau chạy tốt.
Hàng ngày ta thức học tập, làm việc giống như ac-quy mở để phát điện chạy xe, thời gian đó ta vừa hít thở thu nhận từ – quang – nhiệt, vừa tán phát ra để điều hành mọi hoạt động; chiều lại sức khoẻ giảm sút, ngủ ta vẫn hít thở như sạc điện, nhưng trí nghỉ, não không làm việc, điện tích, không hao, sáng lại sức khỏe phục hồi ta làm việc bình thường trở lại.
Thiền định được thần, trạng thái người lâng lâng, lúc ấy trí nghỉ nhưng vẫn còn thức, “tâm không”, vẫn hít thở thu nhận từ – quang – nhiệt vào nhưng trí nghỉ nên tụ, giống như lúc ngủ, nhưng lúc ngủ thì trí nghỉ và trí ngủ, sức khỏe hồi phục nhưng trí huệ không tăng lên; còn thiền định được thần là trí nghỉ mà trí thức, sức khoẻ tăng, trí não cũng mở mang, sự phát huệ, khai minh thần thức là từ chỗ trí nghỉ mà trí thức ấy.
Nhưng định thần là việc làm rất khó, bởi: Kinh dịch nói “Dương động, âm tịnh…”. Cơ thể âm định dễ, còn tinh thần dương là động, sự vọng động trong tâm là tất yếu.
Khi thiền cơ thể yên tịnh, thể vía âm thầm điều khiển hoạt động của các bộ hô hấp, tiêu hóa, tuần hoàn một cách tự nhiên, ngay cả việc điều khiển cho ta ngồi vững cũng biến thành tự nhiên êm ả, không cần phải có sự vọng động nào của não cả, còn thể trí dương là yếu tố động, nó luôn có xu hướng phá vỡ cái tịnh.
Lúc thiền hình ảnh của những va chạm trong cuộc sống ẩn hiện, suy tư lãng vãng trong đầu, nó lại là yếu tố duy nhứt quản lý, chỉ huy mọi hành vi con người, không thể có cái tinh thần thứ hai nào trên nó điều khiển nó. Lúc thiền tinh thần bị phân tán nếu muốn quay trở lại yên tĩnh là điều khó khăn.
Định thần vừa phải kiên trì, rèn luyện từng bước vững chắc, vừa có bí quyết tốt mới ổn định được.
Như phân tích trên Tinh thần của con người do quang – từ tạo ra, mà quang – từ là của Trời, tức tinh thần của người và Trời đều cùng một nguyên khí do Trời quán xuyến. Chỉ tinh thần của Trời là bề trên điều khiển được cái thần của ta.
Do đó vấn đề đặt ra là phải có sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhân (kết hợp giữa nguyện cầu ơn trên với sự tự lực của bản thân ta), việc đó phải được thể hiện hiện ngay chính trong câu cầu nguyện của mình và sự tự quản của mình (xem tiếp bài sau: “Định Thần gia lực khai huệ” sẽ có hướng dẫn rõ).
Dùng Mật ngữ:
Mật ngữ (cũng gọi là Thần chú) có khả năng giải trừ chướng nạn, giúp con người đạt được ước nguyện chính đáng trong những điều kiện cụ thể nhất định. Khi người mới bước vào đường tu luyện, Mật ngữ trừ được những tác động xấu của môi trường, và giúp việc định tinh thần, điều kiện cho sự tập luyện để con người chuyển cả tâm lẫn thể: Yếu tố khởi đầu cho sự thành công trong tu luyện.
Dùng Mật ngữ:
Chỉ sử dụng 2 Mật ngữ Đại bi, Thần chú Chuẩn đề) làm then chốt, là bửu pháp không thể thiếu khi thiền; bởi cả hai cùng gia trì thần thức, mở mang trí huệ, mỗi mật ngữ còn có tác dụng riêng:
– Trong khoảng không gian ta sống đầy vẫy những âm hồn, nó luôn tìm cách xâm nhập quấy phá khi ta có sơ hở, nhất là khi ta thực hiện “tâm không”. Đại bi là mật ngữ căn bản mạnh mẽ toàn diện, có khả năng trừ phần âm, bảo vệ khi ta hành thiền.
– Ngoài ra trong nhân gian có bao kẻ dùng bùa chú ngoại đạo nghĩa như “lỗ ban”, “bùa ngải”…Thần chú Chuẩn đề có khả năng mạnh mẽ trừ khử bùa nhân gian.
Các Mật ngữ khác cũng có tác dụng nhứt định, nhưng chỉ dùng trong những trường hợp cần thiết, không nhất thiết cần trì nhiều hơn sẽ ảnh hưởng thời gian Thiền.
Một điều quan trọng là phải biết bảo vệ Mật ngữ, cần ăn kiên: Không ăn ngũ vị tân gồm hành, hẹ, tỏi, nén, rau răm; và thịt trâu, bò, thịt mèo, chó và các loại huyết; bởi ăn các món nầy Mật ngữ sẽ mất tác dụng, dễ bị phần âm và bùa ngoại đạo phá khi thiền.
Đồng thời phải cử chung ngang võng, sào quần áo. Đi đám tang chỉ đến chỗ người chết khi đã liệm và không khiêng quan tài người chết.
MẬT NGỮ VÀ CÁCH TRÌ KHI THIỀN
1.- MẬT NGỮ ĐẠI BI
Nam mô Đại bi hội thượng Phật Bồ tát ( 3 lần).
Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà ra ni. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da, nam mô a rị da, bà lô yết đế thước bát ra da, bồ đề tát đoả bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da. Án tát bàn ra phạt duệ số đát na đát tỏa.
Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da, bà lô yết đế thất Phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà tát đa, na ma bà già, ma phạt đạt đậu đát điệt tha.
Án a bà lô hê, lô ca đế ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đoả, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng. Cu lô cu lô yết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế. Đà ra, đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra, mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ y hê đi hê. Thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi. Phạt xa phạt xâm Phật ra xá da. Hô rô hô rô ma ra, hô rô hô rô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ bồ đề dạ, bồ đà dạ bồ đà dạ, di đế rị dạ. Na ra cẩn trì địa rị sắc ni na.
Ba dạ ma na ta bà ha. Tất đà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà du nghệ thất bàn ra dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha, ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da ta bà ha, ta bà ma ha, A tất đà dạ ta bà ha, dã kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ ta bà ha. Ma bà lợi thắng yết ra dạ ta bà ha. Mam mô hắc ra đát na đa ra dạ da, nam mô a rị ra, bà lô kiết đế thước bàn ra dạ ta bà ha. Án tất điện đô mạn đa ra bạt đà dạ ta bà ha (riêng câu chót tô đậm niệm 3 lần)…
Mật ngữ Đại bi trì 3 lượt, tay ấn tam muội.
2.- Mật ngữ Chuẩn đề.
Khể thủ quy y tô tất đế đầu diện đảnh lễ thất cu chi. Ngã kim xuân tán đại chuẩn đề duy nguyện từ bi thùy gia hộ. Nam mô tát đa nẫm tam miệu tam bồ đề cu chi nẫm đát điệt tha. Án chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha.Bộ lâm. Riêng 12 chữ chót niệm 21 biến.tay trái ấn tý, tay phải lần chuỗi 21 hạt.
3.- Cách dùng mật ngữ:
a/- Trước khi Thiền:
Trước khi thiền Trì Thần chú như nói trên.
b/- Trừ bùa chú yếm đối:
Cùng chú Đại bi (trì đến khi nào tác dụng bùa chú yếm đối ta mất tác dung thì ngưng.
Ngoài ra cần trì thêm Thần chú Tiêu tai cát tường, cũng sẽ tiêu trừ được tất cả bùa chú yếm đối (kể cà bùa nhân gian lẩn Thiên ma, Địa quỷ).