(Bồ sung luật thơ Đường Thất Ngôn Bát Cú)
Thơ Đường hay Đường thi (chữ Hán:唐詩) là toàn bộ thơ ca đời Đường được các nhà thơ người Trung Quốc sáng tác trong khoảng từ thế kỷ 7 – 10 (618 – 907).
Là loại thơ độc đáo của người Á Đông mà phương Tây không bao giờ hiểu và làm được vì niêm luật nghiêm thâm theo đặc điểm văn hóa sở tại.
Nguyễn Thuyên là người đầu tiên đưa chữ Việt vào đặt ra thể thơ Hán luật, là sự kết hợp thơ Đường luật với các thể thơ dân tộc Việt .
Thơ thất ngôn bát cú có luật lệ gò bó khó mà hay về nhiều mặt, nhất là nó có 2 cặp đối làm cho người xưa ưa thích, thường dùng để bày tỏ tình cảm ý chí, ngâm vịnh, xướng họa…
Thể loại thơ này nước ta kéo dài từ thời nhà Trần cho đến nửa đầu thế kỷ 20. Kể từ phong trào Thơ Mới trở đi, (phong trào thơ mới Hàn Mạc Tử (22 tháng 9, 1912 – mất 11 tháng 11, 1940) là một trong những người khởi xướng ra Trường thơ Loạn, khởi đầu cho dòng thơ tự do theo phương Tây, từ đó số người trong nước làm thơ Đường luật đã bị giảm đi đáng kể, nhất là trong thời gian 2 cuộc chiến tranh chống Pháp, Mỹ cho đến sau giải phóng Miền Nam một thời gian khá lâu, may mắn gần đây nó được vực dậy thành phong trào khá sâu rộng hiện nay.
Trong sự phục hồi ấy lại xuất hiện một khó khăn là: bản thân Luật thơ đã khó giờ lại thêm một số khá đông người đưa trên trang mạng những ràng buộc mới nhứt là “lỗi bịnh” phức tạp gây nhiễu loạn thông tin làm cho nó càng khó hơn, nhiều người bế tắc trong nhận thức để làm thơ, trong điều kiện đó cũng có nhiều người thấy được phần nào cái sai nhưng cũng không hiểu đâu là chính lý.
Xin trích bài viết của GS Dương Quảng Hàm (DQH), viết tại Hà Nội tháng 6 năm 1939. In tại Taiwan:
GS Dương Quảng Hàm là lớp người thế hệ trước am hiểu về văn thơ, nhứt là về thơ Đường, còn để lại bút tích quan trọng nầy, có thể nói bài viết của ông là tiêu biểu cho tri thức của nhân loại về thơ Đường thế hệ gần đây. Bên cạnh việc trình bày tỷ mỷ luật bằng trắc, vần, niêm, đối, tác giả cũng nói qua về các “Lỗi Bịnh” mà nhiều người nói trên mạng; và sau cùng tác giả phán 1 câu “Chỉ riêng luật Bằng Trắc và Niêm Luật thì phải theo, còn ngoài ra; tùy theo mỗi người có một quan điểm riêng, chứ không bắt buộc, ai cảm thấy thích thì theo”.
Nghĩa là luật thơ xưa nay cũng còn những khiếm khuyết và những “lỗi bịnh” không phải là chỉnh. Sau đây xin nêu một vài điểm đúng, sai bài viết của GS Dương Quảng Hàm:
A.- Cái đúng:
Bài viết Trình bày sâu, chặt luật bằng trắc, niêm, đối, vần… (xem phần kế tiếp).
B.- Cái chưa đúng:
Trong sự khiếm khuyết chung của nhiều người thì GS Dương Quảng Hàm cũng không tránh khỏi. Dưới đây là 1 số ý kiến chưa chuẩn của ông:
1/- Ông nói về bất luận: “Trong bài thơ, chữ thứ 1, thứ 3 không cần theo đúng luật bằng trắc (chữ thứ 5 không nên theo lệ bất luận). Nhưng chữ thứ 2, 4, 6 phải đúng luật bằng trắc: Nhị tứ lục phân minh”.
Nói “chữ thứ 5 không nên theo lệ bất luận” là không đúng (sẽ nói rõ bên dưới).
2/- Khổ độc:
Nghĩa là khó đọc, đọc lên trúc trắc không được êm tai. Tuy theo lệ “bất luận ” có thể thay đổi mấy chữ trong câu thơ, nhưng đáng trắc mà đổi ra bằng thì bao giờ cũng được, chứ đáng bằng mà đổi ra trắc thì trong vài trường hợp, sự thay đổi ấy làm cho bài thơ khổ độc:
– Những trường hợp ấy là: Chữ thứ 3 các câu chẵn và chữ thứ 5 các câu lẻ đáng là bằng mà đổi ra trắc là khổ độc.
– Trong một bài thất ngôn, chữ thứ 3 các câu vần, và chữ thứ 5 các câu không vần đáng là từ bằng mà đổi ra trắc.
Các ý kiến nầy không chỉnh, còn nảy ra thêm chữ thứ 3 là thêm sự bất ổn về “bất luận”. Khái niệm “khổ độc” ấy do con người chưa tìm ra được chiều sâu.
Ngoài ra bài viết của Giáo sư cũng đưa ra nhiều cái “lỗi bịnh” mà nhiều người đề cập với nhiều điều đúng sai lẫn lộn, mà sau cùng ông viết “…tùy theo mỗi người có một quan điểm riêng, chứ không bắt buộc)… .
3/- Dẫn ra 12 “lỗi bịnh” mà nhiều người nói trên mạng*:
——
*Xem Phụ chú 12 “lỗi bịnh”
**Xem thêm các nội dung dựa vào “lỗi bịnh” phê thơ danh nhân cuối bài viết.
———
DÙNG KINH DỊCH GIẢI LÝ TOÀN BỘ LUẬT THƠ VÀ “LỖI BỊNH”:
Kinh Dịch nói “Quân bình là định luật bất di bất dịch đạo”, “Cái thái quá biến cái mà ta muốn thành cái điều ngược lại với cái điều ta muốn”, Luật bằng trắc nói “nhứt tam ngũ bất luận”, “nhị tứ lục phân minh”, theo đó chỉ nên tóm tắt 3 chữ nhị tứ lục (2, 4, 6) là đủ; nhưng người ta kê ra cả 7 chữ là thừa, là thái quá, từ đó nảy ra ý kiến: “chữ 3, chữ 5 đáng bằng mà đổi ra trắc”?
Đã là Luật thì phải tuân thủ nghiêm túc, Nhứt tam ngũ (1, 3, 5) không có bằng trắc gì cả sao có cái việc phải thế nầy thế kia? Nếu buộc chữ 3, 5 thế nầy thế kia là bất tuân luật! Từ việc kê thêm bằng trắc cả các chữ 1, 3, 5 vào mà ra sai lầm, nếu chỉ kê bằng trắc 3 chữ 2, 4, 6 sẽ không có tệ nạn ấy!
Kinh Dịch cũng nói “không học dịch làm gì có đầu mối của tạo hóa”. Từ chỗ thấy trong vài câu thơ chữ thứ 5 và thứ 7 cùng dấu sắc, hỏi ngã, hoặc 1 chữ hỏi ngã, 1 chữ dấu sắc nghe trúc trắc; không hiểu rõ sự lý, người ta vội kết luận ngay là “đáng bằng mà đổi ra trắc là khổ độc”; tiếp đó người ta còn đưa ra nhiều lý thuyết hỗn tạp không chuẩn khác.
I.- TRIẾT LÝ CĂN BẢN CỦA KINH DỊCH:
Kinh dịch nói “Vạn vật trong vũ trụ không vật nào không phải là Thái cực, Thái cực sinh lưỡng nghi”, Thái cực là nguyên thể của sự vật trong tự nhiên (có sự sống), Thái cực sinh lưỡng nghi là sinh âm dương: âm dương là 2 mặt trái ngược tương phản nhau tồn tại bên trong tạo nên sự vận động sinh hóa của vạn vật.
Toàn bộ các sự vật có sự vận động, sinh hóa đều hàm chứa bên trong 2 mặt âm dương ấy.
Kinh dịch cũng nói: “Dương là chủ xướng”, quy luật là bề trên ứng chiếu vào ngôi vị chủ, từ đó tỏa ra các thành viên khác. Ví dụ mỗi ngôi nhà có 1 hướng mà trong gia đình không thể mọi người hợp hướng, chỉ 1 người chủ hạp, trên sẽ ứng chiếu vào gia chủ, mọi cái tốt đến người chủ tỏa ra các thành viên khác. Trong 1 đàn ong thì trên ứng vào ong chúa, từ đó lan ra, ong chúa tốt thì đàn ong sung túc, chúa kém đàn ong suy, nhứt là mất chúa 2, 3 ngày sau cả đàn chuyển màu mốc suy vi.
Kinh dịch cũng nói “Vật đứng im là vật chết, vật vận động là có âm dương”, căn nhà cất mà không ở, bỏ hoang là vật chết, có người ở hoạt động là có âm dương ứng chiếu sát sao, bố trí mọi việc trong nhà đúng hay sai mà thịnh hay suy; ví dụ giản đơn là trong căn nhà phía bên trái (ngoài nhìn vào) là dương là chủ, là cha, bên phải là âm là khách, là con, cha mẹ ngủ bên trái nhà chánh con ngủ bên phải là thuận lý thì gia đình nền nếp, ngược lại cha mẹ ngủ bên phải hay ngủ bên chái thì con không nghe lời, gia đình kém tôn ti trật tự.
Trong vũ trụ thì Trời dương Đất âm, Trái Đất là nơi sinh trưởng của vạn vật, dương khởi mà âm làm nên vật, giao kết âm dương giữa người cũng như vật thì tinh của giống đực khởi, mà giống cái thụ thai nuôi dưỡng để sinh ra vật mới; dương khởi mà âm làm nên vật, âm là nền tảng, do vậy gọi là âm dương chớ không gọi là dương âm.
Các hoạt động văn học nghệ thuật là êm diệu, phải lấy âm mềm mỏng, êm diệu, không thể lấy dương cứng mạnh làm chuẩn.
Ví dụ: Cây kiểng, phải dáng nghiêng yểu điệu duyên dáng, không thể ngay suông, thẳng đứng.
Với bài thơ cũng vậy, khởi đầu nó chỉ là mãnh giấy viết chữ vào, nhưng khi hoàn chỉnh người đọc thưởng thức nó cũng sẽ vận động theo quy luật vũ trụ, cũng hàm chứa bên trong 2 mặt âm dương, đó là điều kỳ diệu quy luật vũ trụ.
Trong một câu thơ chữ thứ 7 cuối câu là vai chủ. Dương là cứng mạnh, khuôn phép, âm là mềm mỏng, êm diệu.
Bài thơ Đường thất ngôn bát cú vần bằng chữ chót vần bằng là âm chủ quản, âm êm dịu (nên thơ thất ngôn bát cú êm dịu hơn thơ ngũ ngôn), nhưng số 7 dương là ngôi vị chủ mạnh mẽ, mỗi bài thơ có 5 câu vần bằng, 3 câu vần trắc (5 âm 3 dương) làm cho bài thơ vừa êm dịu vừa mạnh mẽ (mạnh hơn bài thơ lục bát) do đó đọc 1 vài bài thơ lục bát cảm thấy êm dịu ngọt ngào hơn (xin liên hệ so sánh 2 thể trong 1 bài thơ chuyển thể của tôi):
XUÂN QUÊ HƯƠNG |
|
Đại Việt* vào xuân cảnh tuyệt vời! Trời trong nắng ấm tỏa muôn nơi Mai vàng năm cánh tượng linh đất Đào đỏ trăm hoa ứng khí trời** Vạn thọ tử tôn cầu tuế trượng Trường sinh bằng hữu yết xuân thời Ly trà đĩa mứt bên hương quả*** Câu đối vần thơ thắm ý đời. |
Chuyển thể lục bát Vạn Xuân* xuân cảnh tuyệt vời! Trời trong nắng ấm nhịp đời vui vui Mai vàng năm cánh thắm tươi Sánh cùng đào đỏ tượng Trời đất thiêng Tử tôn vạn thọ phước nguyền Trường sinh bằng hữu hàn huyên duyên trần Ly trà đĩa mứt án văn Bên bàn hương quả ý xuân sâu đầy. |
*Tên nước ta xưa
**Vàng Thổ đại diện Đất, đỏ Hỏa biểu tượng Trời
***Nhang khói và mâm ngũ quả.
Thơ lục bát các câu thơ đều kết chữ thứ 6, 8 âm, và đều là vần bằng, nên đọc riêng lẻ nghe êm dịu, nhưng đọc liên tục nhiều bài sẽ cảm thấy chán hơn, do đó một trong những lý do thơ thất ngôn bát cú hay hơn thơ lục bát là vậy.
Ngược lại bài thơ thất ngôn bát cú vần trắc (dương làm chủ) chói tai hơn tất cả các loại thơ. Do đó chỉ nên làm thơ vần bằng; trong 1 tập thơ chỉ nên có 1, 2 bài thơ vần trắc, không nên nhiều loại nầy sẽ làm tập thơ dễ chán.
Bốn luật quan trọng nhứt mà người xưa đưa ra là: luật bằng trắc, luật niêm, luật vần và luật đối là chuẩn mực cho việc làm thơ; nhưng chưa đưa ra cơ sở lý luận vững chắc, nên còn kẽ hở mà một số người không thấu đầy đủ chính lý đưa ra những luận điểm không chuẩn gây nhiễu loạn thông tin làm nhiều người mất phương hướng trong nghiên cứu và làm thơ.
Trước xin đưa ra dẫn lý cho toàn bộ các luật cũ và cái mới về luật âm sắc.
A.- LUẬT BẰNG TRẮC:
Trước cần khẳng định theo luật chuẩn của người xưa: nhứt tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh, phải tuân thủ vô điều kiện chớ không phải chữ thứ 5 không tuân theo như nhiều người nói (phần luật âm sắc phía sau sẽ nói kỹ).
1)- Vì sao luật bằng trắc phải là Nhị tứ lục phân minh?
Theo Kinh dịch thì:
– Số lẻ là dương, số chẵn là âm.
– Dương xướng mà âm họa, dương khởi đầu mà âm kết, âm làm nên vật.
– Trong thơ thì vần trắc là dương, vần bằng là âm.
Văn thơ, ca nhạc là hoạt động nghệ thuật đi vào tâm lý tình cảm con người là âm mềm mại, êm dịu. Trong bài thơ Đường thì các chữ 2, 4 , 6 là các số chẵn âm. Phải lấy các số 2, 4 , 6 (Nhị, tứ, lục phân minh) âm làm sườn tạo sự êm dịu đi sâu vào tâm lý tình cảm con người, các chữ số 1, 3, 5 dương chỉ là phụ họa không có vai trò quyết định trong bài thơ.
Do đó bảng sắp xếp các vần bằng trắc chỉ cần xếp 3 chữ số chẵn là 2, 4, 6 và chữ 7 cuối câu là đủ sẽ chặt chẽ cho quy định về luật bằng trắc và luật niêm, không cần phải kê cả 7 chữ trong câu thơ, xếp cả 7 chữ sẽ là thừa và gây ngộ nhận cho người làm thơ, bởi luật chỉ bắt buộc các chữ số 2, 4, 6 (cả luật bằng trắc và luật niêm); còn các chữ 1, 3, 5 Nhứt tam ngũ bất luận (không bắt buộc bằng hay trắc trong mọi trường hợp – luật âm sắc có ghi rõ).
Hình thái của luật bằng trắc luật niêm và luật vần:
Trong 2 hình: Bảng trên là bảng luật bằng vần bằng, bảng bên dưới là luật trắc vần bằng. Trong mỗi bảng thì:
Hàng ngang trên là 3 số 2, 4, 6 (âm) chỉ các chữ nhị tứ lục phân minh. Kế dưới đó là 3 chữ Bằng Trắc Bằng, và sau đó là chữ thứ 7 cuối câu, các câu hàng chẵn chữ B (v) là vần bài thơ.
Hàng dọc phía trước là thứ tự các câu thơ.
Chữ xanh là âm, đỏ là dương.
– Các mủi tên ngắn màu đỏ chỉ mối niêm dính theo “đồng khí tương cầu: bằng (âm) theo bằng (âm), trắc (dương) theo trắc (dương), các câu 2 với 3, 4 với 5, 6 với 7.
– Các mủi tên trung bình kế đó màu xanh chỉ sự “đồng thanh tương ứng” theo vần các câu 1 với 2, 2 với 4, 4 với 6, 6 với 8.
– Mủi tên dài bên ngoài màu xanh chỉ sự “đồng thanh tương ứng” theo vần giữa câu 1 với 8.
Về vần nếu các chữ cuối câu 1, 2, 4, 6, 8 không vần nhau thanh âm bài thơ chói, không êm dịu là thất vận.
2.- Hai mặt âm dương liên quan với bằng trắc trong câu thơ:
1/- Quy luật là bề trên ứng chiếu vào ngôi vị chủ, do đó chỉ xem xét mối quan hệ với chữ thứ 7; không xem xét lung tung bên ngoài, những “lỗi bịnh” Điệp điệu, chính nữu, bàng nữu nói chơi vơi bên ngoài không đáng.
2/- Kinh Dịch cũng nói Phía trước là dương, phía sau là âm. Theo đó 3 chữ 1,2,3 là cụm dương, chữ thứ 4 ở giữa trung dung, phía sau 3 chữ 5,6,7 là cụm âm.
Hai cụm âm và dương là hòa hợp nhau, không có sự khắc chế; do đó chữ thứ 2 so với các chữ 6 và 7 là ở 2 cụm khác nhau không có khắc nhau, không phải xem xét, 2 bịnh “Tiểu vận”, “phong yêu” là vô lý; từ những cái gọi là lỗi ấy mà một số người thiếu tri thức phê bình một số bài thơ của các danh thơ là sai trái (xin xem phần dưới). Cần loại bỏ loại “lỗi bịnh” ấy.
3/- Về “Khổ độc” chỉ cần phải xem xét mối quan hệ các chữ 5, 6, 7, tuyệt đối không xem xét các chữ 1, 2, 3.
Nhưng còn phải xem xét âm dương: chữ 6 âm, 7 dương không kỵ không phải xem xét, chữ 5 với 7 dương với dương đối lập nhau nên phải xem xét.
Về thơ thì trắc là dương, vần bằng là âm, do đó những câu chữ 7 trắc chữ thứ 5 bằng, hoặc chữ thứ 7 bằng chữ thứ 5 trắc là âm dương hòa hợp không có gì phải nói; chỉ còn lại chữ 7 và 5 cùng trắc (cùng dương) và cùng bằng (cùng âm) mới có đối lập cần xem xét.
Về thơ các chữ dấu sắc, hỏi, ngã, nặng vần trắc, các chữ không dấu và dấu huyền vần bằng, đó là căn bản cho luật bằng trắc, nhưng về âm sắc còn phải đi sâu thêm 1 bước là phân chia âm cao và trầm: Theo Kinh dịch thì âm cao là dương âm thấp là âm, chữ dấu sắc, hỏi, ngã là nhóm âm cao, chữ dấu nặng và huyền là nhóm âm trầm, chữ không dấu là trung dung.
Các chữ cùng dấu trong cùng nhóm là khắc nhau, tức là các chữ 5 và 7 cùng dấu với nhau sẽ khắc, đó là quy tắc bất di bất dịch về “khổ độc” (kể cả chữ dấu huyền).
Chữ dấu nặng so với chữ các dấu sắc, hỏi, ngã tuy cùng vần trắc, nhưng khác nhóm: chữ dấu sắc, hỏi, ngã thuộc nhóm âm cao (dương), chữ dấu nặng nhóm âm thấp (âm) không khắc nhau, do đó chữ thứ 7 dấu sắc, hỏi, ngã với chữ thứ 5 dấu nặng và ngược lại là hài hòa không có “khổ độc” do đó “lỗi bịnh” “khổ độc” nói “chữ thứ 5 các câu lẻ đáng là bằng mà đổi ra trắc là khổ độc” là sai. Chữ thứ 5 là bất luận nên nếu giữa 5 và 7 cùng trắc mà dùng đúng (dùng 2 chữ khác nhóm) như vừa nói trên vẫn tốt (xem thêm phần âm sắc).
Riêng chữ dấu huyền và không dấu có nói tõ trong phần luật âm sắv bên dưới.
C. LUẬT VẦN.
Tân nhạc thường chia thành 2 đoạn, cuối mỗi đoạn dứt bằng chủ âm (âm) tạo nên tình cảm sau cùng của đoạn nhạc, bản nhạc, và khởi đầu bằng hợp chủ âm (âm) tạo tình cảm ngay từ đầu bài ca.
Bài vọng cổ có 6 câu thì đến 5 câu dứt bởi vần bằng (âm), chỉ câu 1 dứt bằng vần trắc (dương), thay vào đó là đoạn đầu cuối câu ca là liên tục 2 nốt hò (chủ âm) tạo nên tình cảm ngọt ngào của bài ca, cuối cùng 1 chữ liều và kết thúc chữ hò chủ âm tạo sự thoải mái sau khi nghe xong bài ca.
Thơ lục bát tất cả các câu đều dùng vần bằng (âm) tạo tình cảm thật sự êm dịu.
Thơ Đường có 8 câu thì thơ vần bằng 5 câu dứt vần bằng (âm), trong đó 2 câu đầu liên tục vần bằng (âm) tạo sự êm dịu cho bài thơ.
Về vần chia thành 2 loại: chính vận và bàng vận (vần chính và vần lân cận). Ví dụ: câu đầu chính vận ai, các vần ơi, oi, uôi, ươi là bàng vận và ngược lại, hay an chính vận thì ăn, ân, on, ôn, ơn là bàng vận, in chính vận thì inh, anh là bàng vận… . trong bài thơ có thể chỉ 1 vận là hay nhất, hoặc 2 hoặc 3 vần, đều được, có điều chú ý từ câu vần chính đến vần bàng cần giáng cách bởi 1 câu là tốt nhứt.
Như Bài CHƠI ĐỀN KHÁN XUÂN của bà Hồ Xuân Hương:
Êm ả chiều xuân đến khán đài
Lâng lâng chẳng bợn chút trần ai
Ba hồi triêu mộ chuông gầm sóng
Một vũng tang thương nước lộn Trời
Bể ái nghìn trùng khôn tát cạn
Nguồn ân muôn trượng dễ khơi vơi
Nào nào cực lạc là đâu tá?
Cực lạc là đây chín rõ mười.
2 câu đầu chữ đài và ai hài hòa nhau, thông qua câu 3 vần trắc chót đến câu 4 chữ Trời là hợp lý.
C. LUẬT NIÊM.
Niêm nghĩa là dính với nhau, là sự liên lạc luật bằng trắc của hai câu thơ trong một bài thơ Đường luật. Luật ứng nhau theo Kinh dịch là “Đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu”:
– Đồng thanh tương ứng: Hai câu thơ niêm với nhau khi nào các chữ tương ứng cùng theo một luật, (cùng là bằng âm), hoặc (cùng là trắc dương), thành ra bằng âm niêm với bằng âm, trắc dương niêm với trắc dương.
– Đồng khí tương cầu: Các chữ ở vị trí âm (2, 4, 6) niêm với âm, luật niêm không bao hàm các chữ vị trí dương (1,3,5,7). Do đó bảng kê luật bằng trắc chỉ nên kê 3 chữ 2, 4, 6 không cần và cũng không nên kê cả 7 chữ, sinh ra thừa sinh ra nhiễu loạn khó nghiên cứu (các chữ ấy hoàn toàn không có giá trị trong nghiên cứu về âm sắc), chỉ chữ thứ 7 cuối câu định hình vần là bắt buộc.
Các cặp câu 2 với 3, 4 với 5, 6 với 7 (riêng 1 với 8 thiếu chỗ vẽ lằn); nếu trong bài thơ viết sai bằng hoặc trắc chỗ nào đều là “không đồng khí, không tương cầu” là thất cả luật bằng trắc và thất niêm, là hỏng.
D. LUẬT ĐỐI:
Bố cục một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật theo truyền thống thường được chia gồm 4 phần: Đề, Trạng (thực), Luận, Kết. Trong đó 4 câu Trạng (thực), Luận là 2 cặp đối.
Hai cặp đối là tinh hoa của bài thơ. Nó là đặc điểm chính để nhận biết một bài thơ Đường luật. Hai cặp đối này còn giúp đo lường trình độ làm thơ Đường luật của tác giả.
Những câu phải đối trong một bài thơ bát cú, trừ hai câu đầu, hai câu cuối, còn bốn câu giữa cứ hai câu đối nhau: 3 với 4; 5 với 6.
Một bài thơ thất ngôn bát cú mà không có 2 cặp đối ở Trạng (Thực) và Luận thì không phải là một bài thơ Đường luật.
Luật đối cũng biểu hiện rõ luật “Đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu” của Kinh Dịch.
Đối là song sánh đồng thanh tương ứng với nhau, nó gồm 2 trường hợp:
– Hai từ trái ngược đối lập với nhau như: Trắng với đen, thắng với thua; mạnh với yếu, cao với thấp, vinh với nhục, hiền với dữ, khôn với dại, hay với dở… .
– Hai từ cùng tính chất (đồng thanh tương ứng) trong 1 cơ thể, trong 1 sự vật, một hiện tượng như: Tâm với thể, sức khỏe và thể trạng, tinh thần và ý chí, đẹp với hay, dài với tròn…
Không đối lập hay đồng thanh là không tương ứng, người xem và nghe lãng không hay, là thất đối.
Có 2 cách đối căn bản là:
a/- Đối từng từ với nhau giữa 2 câu:
Là sự đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu từng từ (cùng trạng thái và tính chất với nhau) thể hiện qua các dạng sau:
Danh từ đối với Danh từ.
Danh từ riêng đối với Danh từ riêng.
Danh từ chung đối với Danh từ chung
Động từ đối với Động từ.
Trạng từ đối với Trạng từ.
Tính từ đối với Tính từ.
Từ kép đối với Từ kép.
Từ đơn đối với Từ đơn.
Thành ngữ đối với Thành ngữ.
Hán Việt đối với Hán Việt.
Nôm (thuần Việt) đối với Nôm (thuần Việt).
Tính từ có nhiều loại, nên:
Gợi hình đối với Gợi hình.
Màu sắc đối với Màu sắc.
Mùi vị đối với Mùi vị.
Tượng thanh đối với Tượng thanh.
Số lượng đối với Số lượng.
Tên người đối với Tên người.
Tên nước đối với Tên nước.
Tên địa phương đối với Tên địa phương.
Mùa tiết đối với Mùa tiết.
Phương hướng đối với Phương hướng….
Chú ý: Có trường hợp ẩn nghĩa như bài thơ của tôi:
CẢM ĐỜI
(Họa thơ cụ Huỳnh Thúc Kháng)
Thiệt nhỏ cha sinh của được to
Thua qua thắng lại mới nên trò
Vàng ròng có đẹp mà không lửa
Thép luyện không sang nhưng có lò
Kiêu ngạo ẩn tiềm đường phẳng lặng
Ôn nhu tích tiệm khúc quanh co
Được người lẫn việc từ tâm nhuận
Như thể sang sông phải có đò.
Luyện là động từ nhưng Thép luyện là danh từ.
Về dụng từ Hán Việt cần chú ý là:
Chữ Hán là một bộ phận quan trọng, tạo nên nét độc đáo của nền văn hóa Dân tộc, do đó việc dùng nhuần nhuyễn chữ Hán vào sẽ làm tăng đáng kể giá trị của bài thơ. Có điều việc dùng chữ Hán phải chặt chẽ theo khuôn phép cụ thể:
+ Đối ứng Chữ Hán nguyên gốc với chữ Hán nguyên gốc.
+ Chữ Hán đã Việt hóa với chữ Hán đã Việt hóa.
+ Chữ Hán đã Việt hóa với chữ Việt
Những chữ chưa Việt hóa, không thông dụng cần có chú thích.
Ví dụ: Bài CHƠI ĐỀN KHÁN XUÂN trích dẫn trên:
Hai câu 3, 4:
Ba hồi triêu mộ chuông gầm sóng
Một vũng tang thương nước lộn Trời
Hình tượng hóa tuyệt vời (tiếng chuông ngân giống như tiếng sóng âm): Triêu là buổi sáng, mộ là buổi tối; nếu dùng chữ Việt:
Ba hồi sớm tối chuông gầm sóng
Một vũng buồn đau nước lộn Trời
Bài thơ trở nên tầm thường.
Bài thơ của tôi: Bài NGHIỆP VĨNH TỒN:
Cha mẹ thọ trường chi quý hơn?
Làm người sao nỡ phủ công ơn?
Hình hài ấy bởi đâu căn kiếp?
Gia thế nọ nên có cội nguồn!
Trọng nghĩa tri luân an nghiệp tổ
Vô tiền vong hậu tịch cương tôn
Lưới Trời lồng lộng nghiêm nghiêm khiết
Nhân quả ai ơi nghiệp vĩnh tồn!
Hai câu 3, 4:
Hình hài ấy bởi đâu căn kiếp?
Gia thế nọ nên có cội nguồn!
Căn kiếp câu 3 là chữ Hán nhưng đã Việt hóa, chữ cội nguồn câu 4 là chữ Việt.
Hoặc trong bài XUÂN QUÊ HƯƠNG trên:
Hai câu 3, 4:
Mai vàng năm cánh tượng linh đất
Đào đỏ trăm hoa ứng khí trời
Chữ cánh câu 3 là chữ Việt, chữ hoa câu 4 là chữ Hán nhưng đã Việt hóa. Trường hợp nầy nếu dùng câu Đào đỏ trăm bông ứng khí trời sẽ đúng luật hơn, nhưng tứ thơ sẽ kém đi nhiều.
Hai câu 5, 6 Đều là chữ Hán nguyên gốc:
Vạn thọ tử tôn cầu tuế trượng
Trường sinh bằng hữu yết xuân thời.
b/- Đối trong tổng thể mà không hoàn toàn đối giữa các từ:
Cách nầy tuy không đòi hỏi sát sao từng từ, nhưng có cái khó là 2 câu vừa phải có nội dung tổng thể đối ứng nhau, vừa phải có một dạng hành văn đặc trưng riêng tương ứng nhau. Ví dụ bài thơ:
Nghiệp Vĩnh Tồn bên trên có 2 câu:
Câu 5, 6:
Trọng nghĩa tri luân an nghiệp tổ
Vô tiền vong hậu tịch cương tôn
Hai câu có các từ tương ứng: Trọng nghĩa và Vô tiền (nghĩa và tiền không đối nhau); tri luân và vong hậu (luân và hậu không đối nha) 2 câu hoàn toàn không đối nhau về từ ngữ, nhưng giữa 2 câu có đặc trưng riêng là:
Câu 5 có 1 cặp đối bên trong là: Trọng nghĩa và tri luân.
Câu 6 có 1 cặp đối bên trong là: Vô tiền và vong hậu tạo nên sự đồng thanh tương ứng nhau, cùng với 3 chữ chót an nghiệp tổ và tịch cương tôn: đối sát sao nhau tạo nên một tổng thể song song sánh nhau.
E. LUẬT ÂM SẮC:
Bốn luật: bằng trắc, vần, niêm, đối là căn bản cho việc làm thơ, nhưng còn thiếu. Kinh Dịch nói “số 5 là số sinh hóa của vũ trụ, không có số 5 là trong vũ trụ không có gì cả”, sự khuyết tạo kẽ hở cho 1 số người có hiểu biết không thấu đáo mọi lẽ đưa ra nhiều ý kiến khiếm khuyết, nhứt là 12 “lỗi bịnh” gây nhiễu loạn thông tin, khó khăn cho người nghiên, cứu làm thơ.
Dùng âm sắc để xem xét ta sẽ giải quyết rốt ráo đầy đủ, chặt chẽ thấu lý tình hơn, triệt tiêu những khuất tất với luật thơ.
Lại có người thắc mắc âm sắc là gì? Sao gọi âm sắc?
Xin giải thích thêm: Âm sắc là Đặc trưng của âm, là phân biệt các âm về độ cao và độ to; với nhạc người ta thường dùng từ âm sắc để so nhau các nốt nhạc trong 1 đoạn nhạc, trong đó lời ca thường dùng chữ có dấu ứng với độ cao và trầm của nốt nhạc (ví dụ lời ca chữ dấu sắc cho nốt cao, dấu huyền cho nốt trầm…).
Thơ cũng có hàm chứa âm điệu như nhạc, các dấu (chỉ chữ Việt mới có), dùng đúng sẽ tăng giá trị của câu thơ, mà chưa ai nghĩ về khái niệm âm sắc trong văn thơ.
Chữ Việt, tiếng Việt là ngũ âm:
– Chữ dấu sắc: âm cao.
– Chữ dấu hỏi ngã: âm trung cao, cũng gọi cận cao.
– Chữ không dấu: âm trung.
– Chữ dấu nặng: âm trung trầm, cũng gọi cận trầm.
– Chữ dấu huyền: âm trầm.
Trong đó âm cao và cận cao âm sắc gần giống nhau nên có thể quy lại gọi chung là (nhóm âm cao); còn âm trầm và cận trầm tuy phát âm gần giống, nhưng 1 vần bằng 1 vần trắc nên giữ nguyên.
Do đó để đơn giản ta có thể gom lại 4 âm là: cao (nhóm âm cao), trung, cận trầm và trầm.
Luật:
Chữ thứ 5 và thứ 7 không dùng từ cùng âm sắc (không cùng dấu và nhóm cùng âm sắc), ngoại trừ chữ âm trung (chữ không dấu).
Luật áp dụng chung cho tất cả các câu: kể cả câu chữ chót âm trầm (chữ dấu huyền); không phải chỉ quy định với câu vần trắc chót.
Phân tích cụ thể (xem xét âm sắc, không so bằng trắc).
Có 5 trường hợp sau:
a)- Với chữ chót là nhóm âm cao dương (gồm chữ dấu sắc, hỏi, ngã): chữ 5, 7 không trùng dấu và giữa chữ có các dấu đó với nhau.
Ví dụ: Bài thơ Tự tình III của bà Hồ Xuân Hương:
Chiếc bách buồn về phận nổi nênh
Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh
Lưng khoang tình nghĩa đường lai láng
Nửa mạn phong ba luống bập bềnh
Cầm lái mặc ai lăm đổ bến
Dong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh
Ấy ai thăm ván* cam lòng vậy
Ngán nỗi ôm đàn* những tấp tênh.
——
*Thăm ván: nói về chuyện lấy vợ
*Ôm đàn: nói về việc lấy chồng
Câu 3:
Lưng khoang tình nghĩa đường lai láng, không thể thay bằng câu:
Lưng khoang tình nghĩa lối lai láng, hay nghĩa lai láng, hay cử lai láng.
Câu 5:
Cầm lái mặc ai lăm đổ bến, không thể thay bằng câu:
Cầm lái mặc ai muốn đổ bến, hay mãi đổ bến, hay cứ đổ bến.
Bài CHƠI ĐỀN KHÁN XUÂN
Êm ả chiều xuân đến khán đài
Lâng lâng chẳng bợn chút trần ai
Ba hồi triêu mộ chuông gầm sóng
Một vũng tang thương nước lộn Trời
Bể ái nghìn trùng khôn tát cạn
Ngưồn ân muôn trượng dễ khơi vơi
Nào nào cực lạc là đâu tá?
Cực lạc là đây chín rõ mười.
Câu 3:
Ba hồi triêu mộ chuông gầm sóng, không thể thay bằng câu:
Ba hồi triêu mộ mõ gầm sóng, hay gió gầm sóng
Câu 7:
Nào nào cực lạc là đâu tá? Không thể thay bằng câu:
Nào nào cực lạc bởi đâu tá? hay có đâu tá?
Thơ cụ Huỳnh Thúc Kháng. Bài CẢM ĐỜI
Được thua nào kể chuyện con con
Cuộc thế không vui cũng chẳng buồn
Trời bởi say hoài hồn chửa tỉnh
Đất vì xoay mãi máy không mòn
Ngọn triều gió cuốn lên rồi xuống
Vừng nguyệt mây che méo lại tròn
Cho biết trăm năm là cõi tạm
Hơn nhau chỉ một tấm lòng son.
Câu 3:
Trời bởi say hoài hồn chửa tỉnh. Không thể dùng câu:
Trời bởi say hoài chửa thức tỉnh, hay muốn thức tỉnh.
Câu 5:
Ngọn triều gió cuốn lên rồi xuống. Không thể dùng câu:
Ngọn triều gió cuốn mãi cứ xuống, hay cứ mãi xuống:
Thơ cụ Nguyễn Du: QUỶ MÔN QUAN
Liên phong cao sáp nhập thanh vân
Nam bắc quan đầu tựu thử phân
Như thử hữu danh sinh tử địa
Khả liên vô số khứ lai nhân
Tắc đồ tùng mãng tàng xà hổ
Bố dã yên lam tụ quỷ thần
Chung cổ hàn phong xuy bạch cốt
Kỳ công hà thủ hán tương quân?
Câu 5:
Tắc đồ tùng mãng tàng xà hổ. Không thể dùng câu:
Tắc đồ tùng mãng ẩn xà hổ, hay khống xà hổ.
Câu 7:
Chung cổ hàn phong xuy bạch cốt. Không thể dùng câu:
Chung cổ hàn phong cốt bạch cốt, hay cổ bạch cốt.
b)- Chữ chót là âm cận trầm: Với câu chữ số 7 chót dấu nặng, chữ thứ 5 không dùng chữ dấu nặng, không kỵ dấu nào khác. Ví dụ: Cũng bài thơ trên của cụ Nguyễn Du
Câu thứ 3
Như thử hữu danh sinh tử địa. Không thể dùng câu:
Như thử hữu danh cận tử địa (cận cùng âm với địa).
Thơ cụ Nguyễn Hữu Huân, Bài MANG GÔNG
Hai bên thiên hạ thấy hay không?
Một gánh cang thường há phải gông
Oằn oại đôi vai quân tử trúc
Nghênh ngang một cổ trượng phu tòng
Thác về đất Bắc danh còn rạng
Sống ở thành Nam tiếng bỏ không
Thắng bại dinh hư Trời khiến chịu
Phản thần! Đéo hỏa đứa cười ông.
Câu 7:
Thắng bại dinh hư Trời khiến chịu. Không thể dùng câu:
Thắng bại dinh hư vận phải chịu, hay hạn phải chịu (vận và hạn cùng âm với chịu).
Cũng bài thơ trên của cụ Huỳnh Thúc Kháng:
Câu 7: Cho biết trăm năm là cõi tạm. Không thể dùng câu:
Cho biết trăm năm mượn cõi tạm.
Thơ cụ Phan Bội Châu Bài BUỔI RẠNG ĐÔNG
Vui vẻ gì hơn buổi rạng đông?
Chim kêu gà gáy giục vừng hồng
Mây khoe sắc đẹp trên đầu núi
Nguyệt chiếu gương bờ dưới đáy sông
Đánh thức bà con còi mục tử
Rủ ranh phường bạn tiếng ngư ông
Người đời hăm hở lo công việc
Mê ngủ còn ai tỉnh giấc trông?
Câu 7: Người đời hăm hở lo công việc. Không thể dùng câu:
Người đời hăm hở bận công việc.
Hai mục vừa nêu nầy NĐX nói chủ yếu, nhưng không bắt buộc, nay ta nên khẳng định thành luật.
c)- Trường hợp 2 chữ cùng vần trắc, mà 1 nhóm âm cao với 1 âm cận trầm không kỵ: như chữ 7 cuối câu dấu nặng thì chữ thứ 5 dấu sắc, hỏi, ngã hoặc chữ cuối câu dấu sắc, hỏi, ngã thì chữ thứ 5 dấu nặng vẫn xài tốt, bởi nhóm âm cao là dương, chữ không dấu là trung dung, chữ âm trầm và cận trầm là nhóm âm, 2 nhón âm dương không khắc nhau, hơn nữa dấu nặng và nhóm âm cao gián cách nhau, nhứt là vượt qua trung tâm chữ không dấu. Ví dụ:
Thơ cụ Phan Chu Trinh bài CỜ TƯỚNG:
Một ông tướng lác đứng trong cung
Sĩ tượng khoanh tay hẳng vẫy vùng
Pháo dỡ hai cây nằm dưới gốc
Tốt đau năm chú đứng bên sông
Lờ khờ cặp ngựa đi tam cố
Lạc xạc đôi xe chạy tứ tung
Đương cuộc ai xuôi mệ đến thế?
Họa là tiên xuống giúp cho cùng.
Câu 7: Đương cuộc ai xuôi mệ đến thế? Hai chữ mệ và thế cùng vần trắc mà gián cách, không kỵ.
Thơ cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm bài:
NHÂN THÔN Tổng tổng lâm lâm sinh chí phồn Sở cư xứ xứ hữu hương thôn Hào hoa hấp nhỉ tỷ lân hội Nhân hậu y nhiên mỹ tục tồn Tức tức tự đào Nghiêu nhựt nguyệt Âu ca cộng lạc Thuấn Kiền Khôn Thái bình tể tướng ư tư hiển Quan cái tính xu diệu lý môn. |
XÓM LÀNG Nườm nượp xum xuê khắp sản sinh Thành làng, mọi chốn có dân đinh Hào hoa tụ hội, nhà liền vách Nhân hậu theo lề tục tốt lành Thoải mái làm ăn thời thịnh trị Chung vui ca ngợi cảnh thăng bình Giữ coi việc nước vinh vì thế Mũ lộng qua làng, sao lướt nhanh Đinh Gia Khánh dịch |
Câu 3: Hào hoa hấp nhỉ tỷ lân hội. Hai chữ tỷ và hội cùng vần trắc mà gián cách.
Thơ Phan Bội Châu bài LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG:
Làm trai phải lạ ở trên đời
Há để Càn Khôn tự chuyển dời
Trong khoảng trăm năm cần có tớ
Sau nầy muôn thuở há không ai?
Non sông đã chết, sống thêm nhục
Hiền Thánh còn đâu, đọc cũng hoài!
Muốn vượt bể Đông theo cánh gió
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi
Bản dịch của Tôn Quang Phiệt
Câu 5: Non sông đã chết, sống thêm nhục: Hai chữ sống và nhục cùng vần trắc mà gián cách
Tôi cũng có các bài thơ dùng như vậy:
Bài THỰC HƯ: Thực thực hư hư khác khác người
Trầm tư mặc tưởng giữa dòng đời
Thân hành khinh thiển đường danh lợi
Tâm quán nghiêm thâm lẽ Đất Trời
Bĩ vận ẩn danh như mặc thủy
Thuận cơ xuất diện tợ phong lôi
Kinh bang tế thế diệu linh kế
Huấn hóa gia phong thậm thức thời.
Câu 7: Kinh bang tế thế diệu linh kế: không thể bác bẻ 2 chữ diệu và kế).
Trường hợp nầy nếu ta dùng câu: Kinh bang tế thế thái linh kế, hay rất linh kế sẽ khắc.
– Tương tự như vậy chữ chót là nhóm âm cao, chữ thứ 5 cận trầm hoặc ngược lại chữ chót là âm cận trầm, chữ thứ 5 nhóm âm cao vẫn dụng được.
Bài Nhuận kinh thi (Thơ đọc xuôi, ngược)
Nhân văn đỉnh đỉnh nhuận kinh thi Vật bác thần thông kim cổ hy Ân hóa phật tiên trì diệu diệu Phúc sinh phàm vật thọ vi vi Luân chân lý chỉnh vị trung chính Đức trọng tâm cao thị nghĩa quy Xuân khí thanh thiên cơ tế độ Quân minh cập thế xuất nhân kỳ. |
Kỳ nhân xuất thế cập minh quân Độ tế cơ thiên thanh khí xuân Quy nghĩa thị cao tâm trọng đức Chính trung vị chỉnh lý chân luân Vi vi thọ vật phàm sinh phúc Diệu diệu trì Tiên Phật hóa ân Hy cổ kim thông thần bác vật Thi kinh nhuận đỉnh đỉnh văn nhân. |
Câu 5: Luân chân lý chỉnh vị trung chính, chữ vị và chữ chính cùng trắc nhưng 1 cao 1 cận trầm cách xa không khắc nhau.
Bài VỪNG ĐÔNG
Sức sống muôn loài thạnh đới đông*
Thế thiên giao khởi ánh mai hồng
Bao phen khuất khúc hạn dân nước
Một cuộc chuyển mình rạng núi sông
Trời hé khung cao thiêng ngọc đế
Biển khơi vực rộng thỏa ngư ông
Vén màn cực lạc vừng đông ửng
Thiên hạ bốn phương ghé mắt trông!
Mùa thu năm Bính Thân 2016
—
*Dãy phía đông
Câu 7: Bao phen khuất khúc hạn dân nước, chữ hạn và chữ nước cũng là trắc nhưng 1 cao 1 cận trầm cách xa không khắc nhau.
Bài NÉT THANH TƯƠI
Đại Việt vinh thăng thuận lý Trời
Bốn mùa quang đảng nét thanh tươi
Trăng thu vành vạnh soi sông núi
Nắng hạ hanh hanh sưởi đất đai
Hơi biển se se xuân thoảng thoảng
Khí non* lành lạnh đông bời bời
Gió mưa tương thích mượt cây cỏ
Nhịp sống xôn xao đẹp cảnh đời.
Mùa hạ Bính Thân 2016
* khí núi
Câu 7: Gió mưa tương thích mượt cây cỏ, nếu dùng câu Gió mưa tương thích mướt cây cỏ, hay mát cây cỏ sẽ chói. Câu trên thậm chí còn hay hơn chữ thứ 5 vần bằng như: Gió mưa tương thích tươi cây cỏ, hay xanh cây cỏ, hay cùng cây cỏ.
Chính lý nầy giải tỏa ấn tượng câu chữ cuối vần trắc thì chữ thứ 5 bắt buộc phải vần bằng (cải luật), mà chữ thứ 5 có thể dùng vần bằng hay trắc miển không cùng âm sắc với chữ cuối.
d)- Chữ âm trung (chữ không dấu) có ngoại lệ với là:
Trường hợp nầy khác hơn thơ lục bát (thơ lục bát chữ thứ 6 và thứ 8 không thể cùng âm sắc), còn đây là chữ thứ 5 và chữ thứ 7 cùng không dấu vẫn xài tốt, như:
Bà Huyện Thanh Quan có câu: Một mảnh tình riêng ta với ta.
Cụ Nguyễn Khuyến có câu: Bác đến chơi đây ta với ta
Tôi có 2 bài thơ dùng như vậy:
Bài Nuôi Mẹ Cha:
Nuôi mẹ cha già khổ cực sao!
Nhưng đâu sánh nổi nghĩa cù lao
Đồng tiền viên thuốc ta suy tính
Nguồn sữa lực thần ai khấu hao?
Phúc ấm đỉnh chung con cháu hưởng
Mồ hôi nước mắt mẹ cha trao
Song thân xế bóng tri con thảo
Báo đáp tự tâm đạo hiếu cao.
Nguồn sữa lực Thần ai khấu hao?
Câu 8: Nguồn sữa lực Thần ai khấu hao?
Bài Ai cười ông?
Chí hùng thiên hạ thấu đâu không!
Muốn cỗi xiềng chung, riêng phải gông
Quốc phá đồ dânquân tử niệm
Gia vong khổ nghiệp trượng phu tòng
Thác cho đại cuộc danh luôn rạng
Sống chỉ tiểu tư tiếng ắt không
Bỉ vận lụy thân Trời khiến vậy
Mang gông vì nghĩa ai cười ông?
Câu 2: Muốn cỗi xiềng chung riêng phải gông.
Câu 8: Mang gông vì nghĩa ai cười ông?
Có điều chú ý là trường hợp nầy những câu vần BTB chữ thứ 6 vần bằng phải là dấu huyền, không là không dấu (sẽ là liên tục 3 chữ đồng âm dễ nhàm chán).
e)- Với chữ chót là âm trầm: Với câu chữ chót dấu huyền, chữ thứ 5 không dùng chữ dấu huyền.
Ví dụ (cũng 2 bài thơ bà Hồ Xuân Hương):
Bài Tự tình III:
Câu 4: Nửa mạn phong ba luống bập bềnh. Không thể dùng câu:
Nửa mạn phong ba thuyền bập bềnh.
Câu 6: Dong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh. Không thể dùng câu:
Dong lèo thây kẻ cùng xuôi ghềnh.
Bài : CHƠI ĐỀN KHÁN XUÂN
Câu 4: Một vũng tang thương nước lộn Trời; Không thể dùng câu:
Một vũng tang thương bùn lộn Trời.
Câu 4: Cực lạc là đây chín rõ mười; Không thể dùng câu:
Cực lạc là đây là rõ mười.
Những điều nầy tuy luật trước nay không nói, nhưng chúng tôi đã kiểm hàng trăm bài của các nhà thơ không thấy phạm, chứng tỏ các nhà thơ có nhạy cảm về âm sắc.
– Chữ thứ 7 dấu huyền kỵ cả chữ thứ 4 cùng dấu huyền.
+ Chữ thứ 7 dấu huyền: Có 2 trường hợp bị khắc:
Chữ có dấu nào cũng kỵ giữa chữ thứ 7, 5 cùng dấu, riêng chữ không dấu lẽ ra cũng phải chịu chung là kỵ chữ thứ 5 không dấu, nhưng đây miễn trừ (nói trên). Theo Định luật bảo toàn khối lượng “vật chất trong vũ trụ không tự sinh ra cũng không tự mất đi, chỉ chuyển từ trạng thái nầy sang trạng thái khác”, trong luật thơ cũng vậy. Ta liên hệ vào môn Địa lý Bát trạch (thường gọi là Phong thủy) để xem xét sau:
Về Địa lý mỗi người cất nhà bên cạnh việc chọn đúng phương hướng tốt theo tuổi của mình còn phải bố trí mọi mặt trong nhà đúng vị trí, và khai môn đúng chỗ, nếu sai là phạm Huỳnh tuyền đến năm Đô thiên sẽ bị hại. Trong 8 hướng thì cứ 10 năm mỗi hướng bị hại 2 năm (quý vị có thể kiểm gia đình mình để chiêm nghiệm) như sau:
Hướng Đông nam bị hại Năm Giáp Kỷ (những năm số 4, 9 chót) như các năm 2009, 2014…
Hướng Đông và Đông bắc bị hại Năm Ất Canh (những năm số 0, 5 chót) như các năm 2005, 2010, 2015…
Hướng Tây bắc bị hại Năm Bính Tân (những năm số 6, 1 chót) như các năm 2011, 2016…
Hướng Tây và Tây nam bị hại Năm Đinh Nhâm (những năm số 2, 7 chót) như các năm 2007, 2012, 2017…
Hướng Tây nam và Nam bị hại Năm Mậu Quý (những năm số 8, 3 chót) như các năm 2008, 2013, , 2013….
Trong khi mỗi hướng trong 10 năm có 2 năm bị hại. Hướng bắc không có năm bị hại, thì hướng Tây nam dồn dập 10 năm có đến 4 năm bị hại.
Luật thơ thì: Trong khi chữ thứ 7 mỗi câu đều kỵ chữ thứ 5 cùng dấu; chữ không dấu không kỵ gì cả, nó cũng chuyển cho chữ thứ 7 dấu huyền kỵ gấp đôi, đó là chữ thứ 5 lẫn thứ 4 dấu huyền đều kỵ. Lý do là dấu huyền là thái âm, trầm tịch nhất, chịu ảnh hưởng mạnh đến cả chữ thứ 4.
Ví dụ: Cũng Bài Tự tình III:
Câu 4: Nửa mạn phong ba luống bập bềnh. Không thể dùng câu:
Nửa mạn nổi chìm luống bập bềnh (cùng dấu huyền nghe trầm tịch).
Câu 6: Dong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh. Không thể dùng câu:
Dong lèo thây người rắp xuôi ghềnh (cùng dấu huyền nghe trầm tịch).
Cũng Bài : CHƠI ĐỀN KHÁN XUÂN
Câu 4: Một vũng tang thương nước lộn Trời; Không thể dùng câu:
Một vũng đau buồn nước lộn Trời.
Câu 4: Cực lạc là đây chín rõ mười; Không thể dùng câu:
Cực lạc đây rồi chín rõ mười.
Tôi cũng có 2 bài như vậy:
Bài Thực hư liên hệ trên:
Câu 8: Huấn hóa gia phong thậm thức thời, không thể dùng câu:
Huấn hóa gia đình thậm thức thời.
Hay trong bài Đến đỉnh đài:
ĐẾN ĐỈNH ĐÀI
Lặng lẽ xuân nay đến đỉnh đài
Khán xuân suy gẫm chuyện trần ai
Trời cao vòi vọi mây vây nắng
Biển thấp le te nước nuốt Trời
Rừng núi chập chùng tặc phá tróng
Suối sông chi chít nhiếp khơi vơi
Xuân nầy xuân tới trừ ma mãnh
Xuân nữa trung hưng chín rõ mười.
Câu 3: Biển thấp le te nước nuốt Trời; không thể dùng câu:
Biển thấp lè tè nước nuốt Trời.
Câu 8: Xuân nữa trung hưng chín rõ mười; không thể dùng câu:
Xuân nữa hoàn thành chín rõ mười.
Phân tích sâu thêm:
Sở dĩ như các quy định trên bởi:
– Âm cao (và cận cao) dương dương trùng nhau hay liên quan nhau sẽ chói tai.
– Âm cận trầm (chữ dấu nặng) âm và âm trùng nhau sẽ trầm tịch nhàm tai. Riêng âm trầm (chữ dấu huyền) chữ 7 kỵ cả với chữ 4 và 5 cùng dấu huyền càng trầm tịch hơn.
– Âm cao với cận trầm tuy cùng vần trắc, nhưng có gián cách, (nhứt là xuyên qua âm trung), không ức chế nhau nên không kỵ.
– Âm trung với trung (chữ không dấu với nhau) là trung hòa không gây sốc, chỉ giữ không cho 3 chữ liên tục cùng không dấu sẽ nhàm chán.
Kết luận về luật:
Luật về “Âm sắc” vẫn tuân thủ nghiêm túc luật bằng trắc, cụ thể là chữ 5 vẫn bất luận về bằng trắc, chỉ luận âm sắc như:
– Chữ thứ 7 nhóm âm cao: (dấu sắc, hỏi ngã: vần trắc) thì chữ thứ 5 vần bằng hoặc dấu nặng (vần trắc) đều được; chỉ kỵ cùng dấu và các chữ dấu cùng nhóm.
– Chữ 7 dấu nặng (vần trắc) thì chữ thứ 5 vần bằng hoặc nhóm âm cao (vần trắc) đều được; chỉ kỵ cùng dấu nặng.
– Chữ không dấu không kỵ không dấu hoặc với bất cứ dấu nào, chỉ kỵ 3 chữ không dấu liên tiếp nhau.
– Riêng chữ thứ 7 dấu huyền: kỵ trùng dấu cả chữ thứ 4 và 5.
Để dễ hiểu hơn ta có thể nói gọn 1 câu: Chữ thứ 5 và 7 có dấu không nên trùng nhau, không dấu bất luận (nhưng không phạm 3 chữ cùng không dấu liền nhau). Riêng câu chữ 7 dấu huyền kỵ cả chữ thứ 4 và 5 cùng dấu.
Do đó áp dụng luật bằng trắc và luật âm sắc nầy đủ để chuẩn mực bài thơ Đường, bỏ hẳng quan điểm câu mà chữ 7 vần trắc, chữ thứ 5 không được dùng vần trắc.và cũng bỏ luôn khái niệm “khổ độc”, vì nếu làm đúng cả 2 luật thì bài thơ không còn chỗ nào có cái gọi là “khổ độc”nữa.
Bài thơ (diễn ca):
Luật Âm sắc thơ Đường |
Dịch Tóm tắt ý |
Đường thi cổ chỉ suy bằng trắc Kim chỉnh chu thiêm luật ngữ sắc Thất tự định hình vị bổn căn Ngũ ngôn bất luận nhi nguyên tắc Tuyệt cao song sính kế trầm thành Biên đỉnh hòa đồng ty giáp* đắc Ký** kỵ trùng, trung dung vạn toàn Không không bất kỵ, tam liên: khắc. ——- *Ty 卑Thấp. Ty giáp: Cận thấp hay cận trầm. **Hán văn không có chữ dấu, tạm dùng chữ Ký 記 Dấu hiệu. |
Thơ Đường trước chỉ suy bằng trắc Nay bổ sung thêm luật ngữ sắc Bảy miễn bàn rõ ràng cội căn Năm bất luận, phải thuận nguyên tắc Sắc và nặng cũng trắc mà hòa Hỏi với ngã cùng nặng vẫn đắc Dấu kỵ trùng, trung dung rộng dùng* Không và không tốt, liền ba: khắc. ——- *Luật Âm sắc đơn giản: Chữ thứ 5, 7 có dấu không dùng trùng (kể cả cùng nhóm), chữ không dấu dùng tốt mọi trường hợp; chỉ đừng 3 chữ không dấu liền nhau. |
Phần tự dịch cốt nêu rõ nội dung luật, có chỗ dụng trùng từ (chữ dấu và nặng) do chữ dấu và nặng dụng nhiều lần. Mong quý đọc giả thấu lý.
Những nội dung trên cần được bổ sung thành luật hẵn hòi để chặt chẽ với bài thơ Đường.
Quý Thi hữu và đọc giả có thể xem thêm mục Thi ca trong mục Văn hóa nơi website Cải tạo hoàn cầu (caitaohoancau.com
Tóm lại:
Bốn luật căn bản là: Luật bằng trắc, luật Niêm, luật vần, luật đối đủ cho việc làm 1 bài thơ Đường mà xưa nay các vị tiền bối đã làm. Bốn luật ấy giống như ngôi nhà xây dựng kiên cố với những bố trí sát sao mọi vật dụng đúng vị trí, nhưng còn thiếu 1 yếu tố quan trọng khác là không có rào giậu bảo vệ, ai muốn vẽ vời lên tường thế nào cũng được, một số người nắm bắt được sơ suất của luật, nhưng thiếu tri thức toàn diện đã đưa ra những luận điểm thiếu chuẩn xác gây nhiễu loạn thông tin gây khó khăn cho sự phát triển của thơ.
Kinh Dịch nói số 5 là trung tâm của vũ trụ; không có số 5 trong vũ trụ nầy không có gì cả, như:
1+5=6
2+5=7
3+5=8
4+5=9
5+5=10
Luật âm sắc là luật thứ 5 có vai trò như sự trang trí, sơn phết bên trong và là rào giậu, cổng ngõ bảo vệ xung quanh, không còn kẻ phá phách được nữa, tất cả 5 luật trở thành trụ cột vững chắc thuận lợi cho con đường tiến triển tốt đẹp của thơ Đường vậy.
Kết luận chung:
Người làm thơ chỉ cần nắm vững năm luật căn bản là:
– Luật bằng trắc
– Luật Niêm
– Luật Vần
– Luật Đối
– Luật Âm sắc.
Và 3 điều kỵ:
+ Không để điệp từ vô ý thức, một từ không nên dùng 2 lần hay nhiều lần (ngoại trừ loại thơ độc vận và nhấn mạnh nội dung nào đó).
+ Đề bài thơ không trùng chữ với 4 câu Trạng (thực), Luận (ngoại trừ bài thơ độc vận và chữ nhấn mạnh nội dung nào đó).
+ Không phạm trùng ý (nói lại một ý nào đó đã nói trước).
Không cần xem các “lỗi bịnh” trên mạng mà nhiễu loạn thông tin. Ngoài ra “tùy theo mỗi người có một quan điểm riêng, chứ không bắt buộc, ai cảm thấy thích thì theo” để làm thơ vô hại, nhưng không nên lấy đó bình thơ hay quảng bá sẽ là gò bó về luật cản trở sự phát triển văn hóa Dân tộc, có tội.
Kính chúc quý đọc giả và thi hữu thành công.
Tác giả cẩn chí
*Phụ Chú: Phân tích 12 “lỗi bịnh”:
12 lỗi trên mạng nói |
Lý giải |
|
1 |
Trùng vận : Thơ ĐL chỉ dùng đơn vận, nếu cùng một chữ vần được dùng lặp lại ở hai câu khác nhau thì gọi là trùng vận, bài thơ sẽ hỏng. Tuy nhiên trùng âm mà khác nghĩa thì chấp nhận nhưng đặt gần nhau sẽ không hay. |
Trùng vận mà không phải trùng từ không phải là điều đáng kỵ. |
2 |
Trùng từ: Một từ được dùng 2 hoặc 3 lần trong bài thơ thì gọi là trùng từ hoặc điệp từ. |
Bài Thơ Đường chỉ 56 chữ, mỗi chữ phải có ý nghĩa riêng, không nên trùng nhau. Nhưng nếu để nhấn mạnh 1 nội dung nào đó thì vẫn tốt (1). |
3 |
Trùng ý: Từ ý đã dùng rồi mà còn dùng nữa thì gọi là trùng ý. Nếu rơi vào cặp thực hay cặp luận thì gọi là hiệp chưởng hay còn gọi là bổ nứa. VD: nước mắt – lệ; Trăng- nguyệt… nếu dùng cùng nghĩa thì là lỗi dùng từ trùng ý. |
Trùng ý làm tứ thơ không trọn vẹn. Rất hiếm có trườg hợp nhấn mạnh ý hợp lý. |
4 |
Điệp điệu: Thường gặp ở giữa bài nhiều câu ngắt nhịp như nhau bởi đi cùng cấu trúc: VD 4 câu liên tiếp có từ láy đặt cùng vị trí giữa câu = lỗi điệp điệu, làm cho cả 4 câu thơ có cùng cách đọc => không hay. Như 4 câu dưới đây: Người đang lặng lẽ sầu trên mắt Kẻ vẫn âm thầm mộng dưới hoaNhững độ mơ màng nâng phím để…Từng đêm thổn thức nhớ em và… |
Ngắt nhịp là khái niệm mơ hồ không đáng đặt ra.
|
5 |
Điệp thanh Trong câu có 3 từ đi liền nhau cùng thanh dấu, hoặc trong câu có 4 từ cùng thanh dấu là lỗi điệp thanh |
Điệp thanh là cùng thanh âm thì chỉ 3 chữ cuối câu, đối với chữ không dấu đã nói trên, trường hợp khác thì chỉ trùng chữ 5 và 7 đã kỵ nói trên. |
6 |
Điệp âm Là trong câu có 03 từ thông vần, hoặc trong liên có 04 từ thông vần. |
Thông vần không có gì phải kỵ. |
7 |
Đại vận Nếu chữ thứ 4 trong câu cũng vần với chữ cuối câu thì phạm lỗi đại vận : VD “Lá rụng bên thềm gợi nhớ thêm”: Thềm- Thêm thông vần Êm = lỗi đại vận. |
Chỉ chữ 4,7 cùng vần, cùng dấu huyền mới kỵ, trường hợp khác không kỵ. |
8 |
Tiểu vận Nếu chữ thứ 2 trong câu vần với chữ thứ 6 hoặc thứ 7 thì phạm lỗi tiểu vận. “Buổi đó anh về mưa ngập ngõ” -> Đó- Ngõ |
Chữ thứ 2 và 6, 7 là trước sau trung tâm là âm với dương không có kỵ. |
9 |
Phong yêu Nếu chữ cuối câu trùng thanh dấu với chữ thứ 2 trong cùng câu thì gọi là lỗi phong yêu. “Buổi đón em về mưa ngập lối” -> Đón – Lối cùng thanh dấu. |
Chữ thứ 2 và 7 là trước và sau trung tâm là dương với âm không có kỵ. |
10 |
Hạc tất Nếu chữ cuối câu trùng thanh dấu với chữ thứ 4 trong cùng câu thì gọi là lỗi hạc tất. “Lá rụng đầy sân gợi nhớ thêm” -> Sân – Thêm cùng thanh dấu. |
Chỉ chữ 4,7 cùng dấu huyền mới kỵ, trường hợp khác không kỵ. |
11 |
Chánh nữu Trong một câu có từ 03 chữ cùng phụ âm đầu (hoặc bắt đầu bằng nguyên âm, không có phụ âm đầu) thì phạm lỗi chánh nữu. “Thả bóng bên thềm để nhớ thêm” -> có 3 từ cùng phụ âm đầu TH: Thả, Thềm, THÊM |
Điều nầy vô lý (sẽ có ví dụ dẫn chứng bên dưới) (2). |
12 |
Bàng nữu Trong liên có từ 04 chữ cùng phụ âm đầu hoặc bắt đầu bằng nguyên âm thì phạm lỗi bàng nữu: Những độ mơ màng nâng phím để…Từng đêm thổn thức đợi em và…4 từ trong liên cùng phụ âm Đ: độ, để, đêm, đợi |
Điều nầy vô lý (sẽ có ví dụ dẫn chứng bên dưới). |
(1) Với lỗi 2 tôi có bài Nghĩa Dài Lâu
Tâm từ ý thiện kết minh châu
Trị bịnh thuốc không bửu pháp mầu
Luân đốt luân xoa luân chuyển mạnh
Huyệt châm huyệt bấm huyệt giao sâu
Tay làm tay luyện nghiệp nghề vững
Dạ khắc dạ rèn đạo nghĩa cao
Từ thiện nhỏ phòng lòng chẳng nhỏ
Vì đời phục sự nghĩa dài lâu.
Bài thơ có 3 chữ luân, 3 chữ huyệt, 2 chữ tay, 2 chữ dạ, 2 chữ nhỏ.
(2) Với lỗi 11, 12 tôi có bài thơ CẢM ĐỜI
Cõi thế được thua chuyện cỏn con
Thua suy thông thấu hẵn hơn buồn
Vận thời bĩ bạc đừng nên chểnh!
Nhựt nguyệt mông minh mãi mấy mòn?
Cời cợt có cơn nên kém cạnh
Tự tin sâu suốt sẽ vuông tròn
Cơ cầu chưa chắc hay nơi nhẫn
Kết cục thành thông chính chỗ son.
Bài thơ câu câu 2 có 3 chữ TH; câu 4 có 5 chữ m; câu 5 có 5 chữ C, câu 7 có 4 chữ C, câu 8 có 3 chữ C.
**Dựa vào “lỗi bịnh” nhiều người phê bình thơ người khác một cách sai lầm, trong đó có thơ các danh nhân:
1.- Long Hồ 1 Vĩnh Long có bài phê bình:
Tiểu Vận : Chữ thứ 2 và 7 trong cùng một câu trùng vần với nhau.
Thí dụ : “Qua Đèo Ngang là một bài thơ rất nổi tiếng của Bà Huyện Thanh Quan, dựa vào 8 Bệnh của Thơ Đường Luật, chúng ta thử xem bài thơ này có bao nhiêu Bệnh”:
Bước tới đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
Bình luận của Long Hồ |
Ý kiến chúng tôi |
|
1 |
Bệnh Bình Đầu : Chữ đầu câu của 4 câu cuối có 3 chữ Nhớ-Thương-Dừng cùng tự loại là Động từ (Sai). |
Loại “lỗi bịnh” vu vơ không có lý giải chính đáng, chúng tôi sẽ dẫn chứng bên dưới(*) |
2 |
Bệnh Thượng Vỹ : Chữ cuối 4 câu trên có 3 chữ Hoa-Chú-Nhà cùng là danh từ (Sai) |
Loại “lỗi bịnh” vu vơ không có lý giải chính đáng, chúng tôi sẽ dẫn chứng bên dưới(**) |
3 |
Bệnh Phong Yêu : ở câu 2 có chữ Cây và Hoa cùng dấu thanh Câu 5 có chữ Nước và Quốc cùng dấu thanh (Sai). |
Bài “Bổ sung luật…” chúng tôi có nói rõ: các chữ 1,2,3 ở phía trước dương không tác động đến chữ thứ 7 ớ phía sau âm(***). |
4 |
Bệnh Hạc Tất : Câu 3 có chữ thứ 4 và chữ thứ 7 cùng dấu thanh. Câu 8 cũng thế. (Sai). |
Chữ thứ 4 và thứ 7 chỉ cùng dấu huyền mới kỵ, và riêng chữ không dấu trung lập không kỵ bất kỳ trường hợp nào, luật Âm sắc chúng tôi có nói rõ. |
5 |
Bệnh Chánh Nữu : Câu cuối có 3 chữ cùng phụ âm t (Sai). |
Loại “lỗi bịnh vu vơ không có lý giải chính đính, chúng tôi sẽ dẫn chứng bên dưới(****) |
6 |
Bệnh Bàng Nữu : ở 4 câu cuối bị bệnh này, 5 chữ mang cùng phụ âm đầu là 5 chữ t và 4 chữ m, 5 chữ n (Sai). |
Loại “lỗi bịnh vu vơ không có lý giải chính đính, chúng tôi sẽ dẫn chứng bên dưới(****) |
7 |
Bệnh Đại Vận : câu thứ 2 có chữ thứ 4 là đá chữ thứ 7 là hoa trùng vần(Sai). |
Bài “Bổ sung luật…” chúng tôi có nói rõ: các chữ 1,2,3 ở phía trước dương không tác động đến chữ thứ 7 ớ phía sau âm. |
8 |
Bệnh Tiểu Vận : Câu thứ 6 có chữ thứ 2 là nhà và chữ thứ 7 là gia trùng vần. (Sai). |
Trường hợp nầy không phải dùng sai từ cùng nghĩa, còn trùng vần là bịnh vu vơ. |
|
Trương Minh Thuận và Long Hồ 1 còn phê câu: Một mãnh tình riêng ta với ta. ta với ta là phạm “Khổ độc” |
Như trên nói: Chữ 5,7 cùng dấu mới kỵ, không dấu là trung dung không kỵ. Ví dụ: Một mãnh tình riêng mình với mình. Sẽ khắc. |
2.- Trương Minh Thuận Phê bài Tự Tình III của bà Hồ Xuân Hương:
Chiếc bách buồn về phận nổi nênh
Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh
Lưng khoang tình nghĩa đường lai láng
Nửa mạn phong ba luống bập bềnh
Cầm lái mặc ai lăm đổ bến
Dong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh
Ấy ai thăm ván* cam lòng vậy
Ngán nỗi ôm đàn* những tấp tênh.
——
*Thăm ván: nói về chuyện lấy vợ
*Ôm đàn: nói về việc lấy chồng
———-
– Dựa vào “lỗi bịnh Phong yêu” Trương Minh Thuận phê lỗi trùng thanh dấu 2 câu:
Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến
Giong lèo thây kẻ ráp xui ghềnh
Hai câu thơ hoàn toàn đúng luật, dựa vào cái lỗi vớ vẩn để phê phán là sai lầm nghiêm trọng không nên chút nào!
Trương Minh Thuận và Mặc Nhân Sơn phê thất luật bài Đèo Ba Dội của Hồ Xuân Hương là thất luật bằng trắc:
Một đèo, một đèo, lại một đèo
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo
Cửa son đỏ loét tùm hum nóc
Hòn đá xanh rì lún phún rêu
Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc
Đầm đìa lá liễu giọt sương gieo
Hiền nhân quân tử ai là chẳng
Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo.
Xin nói thêm bà Hồ Xuân Hương được xếp vào 6 nhân vật trong 5 tác phẩm thơ hay nhất toàn quốc trước nay, đó là:
1/- Thơ Đường Hồ Xuân Hương
2/- Thơ Triết lý Nguyễn Trãi
3/- Truyện Kiều Nguyễn Du
4/- Cung Oán Ngân Khúc của Nguyễn Gia Thiều.
5/- Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn Đoàn Thị Điểm diễn Nôm.
– Trình độ thơ bà Hồ Xuân Hương chắc không kém hiểu biết đến mức viết sai luật sổ sàng như vậy?
Nếu dùng câu: Đèo nọ đèo kia lại một đèo sẽ không phạm luật, nhưng 3 cái đèo không liền nhau.
Hoặc câu: San sát bên nhau 3 cái đèo thì 3 đèo liền nhau, sẽ vừa không phạm luật, vừa 3 cái đèo liền nhau, nhưng sẽ là câu thơ tầm thường.
Một đèo, một đèo, lại một đèo thể hiện 3 cái đèo thoai thoải đập vào mắt người một cách tình cờ tự nhiên, câu thơ hồn nhiên mà sống động.
Không thấu lý mà phê bình như vậy là kém cỏi.
Cái hay của bài thơ chúng tôi sẽ đề cập trong bài: “Tứ Tự Thuật Luật” về Thuật làm thơ sẽ đăng tiếp sau bài nầy.
Ngoài ra còn có những phê bình các danh thơ nhu Nguyễn Khuyến, Trấn Tế Xương, Tôn Thọ Tường, Phan Thanh Giản…