Tình hình hoạt động tâm linh trước nay:
Tu là sửa mình và quán tưởng đến sự uy linh của đấng tối cao. Nói chung tôn giáo nào cũng có giáo lý căn bản tốt, giáo hóa con người biết kính Thiên tưởng Phật, tôn trọng giá trị tinh thần trong cuộc sống, khuyên dạy mọi người cải sửa những tà tâm thiển ý, những ham muốn, đua chen vì vật chất thái quá, khuyên tín đồ tu luyện bản thân và xây dựng lòng độ lượng cứu nhân độ thế, một đạo lý tốt đẹp của cái nhân trong cuộc sống.
Nhưng lực lượng tín đồ các tôn giáo đông, hầu hết chí tâm tu luyện theo các giáo lý tốt đẹp, vì sao bao đời nay chẳng thấy ai đắc đạo?
Do trước đây nhân loại chưa có được một nền triết lý sống căn bản (đúng hơn là chưa có sự nhận thức lý giải tường tận nền triết lý sống căn bản). Nên mọi hoạt động của con người, kể cả việc tu luyện đều có khiếm khuyết: Các tôn giáo khuyên tín đồ chí tâm tu luyện để khi viên tịch được Trời, Phật, Thần rước lên Thiên đàng, Niết bàn, Bồng lai … hưởng đời cực lạc. Còn sự thật có Thiên đàng, Niết bàn, Bồng lai… ở Thượng giới để đón rước người phàm tục tu hành đắc đạo lên đó an hưởng hay không? Cảnh cực lạc ở đâu? Thì không tôn giáo nào giải thích được. Cũng có những tôn giáo phủ nhận việc tu để lên cõi trên, mà quan điểm tu là để đắc đạo tại thế, thành Phật tại thế trở lại cứu đời. Ý niệm ấy có tiến bộ hơn. Nhưng sự thật người phàm tu có thành Phật được không? Thành như thế nào? Phật tại thế ở đâu thì họ cũng không giải thích được. Đấy chính là nhược điểm chung của việc tu hành hiện nay.
Chúng ta sống trong Thái dương hệ, trong đó Trái Đất là cõi nhân sinh (âm), Mặt Trời chính là cõi Thiên Thần (dương). Mọi sự vi diệu của đấng tối cao là từ đấy.
Cõi thế người là vật sống ở mặt ngoài vỏ Trái Đất, còn cõi thiên thì sự sống ở bên trong vỏ Mặt Trời (xin xem lại lại bài viết Tu luyện tâm thể).
Trong cơ thể người thì tế bào cơ thể (âm) và tế bào não (dương) là hai loại hoàn toàn khác về chất không thể hoán đổi nhau được. Trong quan hệ Thiên Địa thì con người và các sinh vật ở Trái Đất là âm, còn Trời, Phật ở Thái dương là dương cũng không thể hoán đổi được. Nghĩa là khó có việc con người ở cõi thế gian tu đắc đạo thành Trời, thành Phật (dù là việc lên cõi trên hay thành Phật tại thế).
Nhân loại hơn 9 tỷ người có phải tu đắc đạo đều lên cõi trên bỏ Trái Đất không? Chắc chắn không. Lên trên không phải để hưởng lạc, và nếu có là lên trên với sứ mạng lớn lao hơn, điều đó do bề trên định đoạt chớ không thể ta vọng tưởng mà được.
Tạo hóa định ra hai cõi Thượng Thiên, hạ Thế đã an bài hẵn theo luật, không thể hoán đổi. Xác định rõ vinh dự và trách nhiệm ở cõi Thế được Thiên ban là chân lý. Thể hiện được vai trò của cái Nhân ấy là hạnh phúc, tu chỉ hướng thượng, bỏ Trái Đất là không hợp lòng Trời.
Mục đích của việc tu luyện
Trời Đất bao la, cuộc sống muôn hình muôn vẽ nhưng tất cả đều vận động phát triển theo quy luật chung nhất của Vũ Trụ.
Cả Vũ Trụ chỉ có một nguyên khí (Thái cực sinh dưỡng nghi: sinh âm dương). Trời Phật Thần chung quy chỉ một mối (dương) ở Thượng giới. Kinh dịch nói: “Dù là một phần tử nhỏ rời rạc bực nào cũng chứa đựng đầy đủ một toàn thể như cái đại toàn thể của Vũ Trụ” (44D). “Biết rõ phần tử thì biết rõ được cả toàn thể” (45D). Ta có thể dựa vào cơ cấu tổ chức mọi mặt ở hạ Thế để hiểu đại lược đối với Thượng giới như sau:
So với cơ thể người thì não bộ như Trời. Trong đó:
– Não bộ trung ương như Thiên Hoàng lãnh đạo chung.
– Các khu não bộ chức năng như các Thiên Thần.
So sánh cơ cấu Thượng Thiên và Hạ Thế:
So với xã hội thì Trời Phật Thần hình thành một cơ cấu tổ chức chặt chẽ giống như bộ máy tổ chức lãnh đạo xã hội chính trị hoàn chỉnh nhất. Quán xuyến lãnh đạo chung là Thiên Hoàng (như Quốc vương), các Thiên Thần điều hành từng hiện tượng của Vũ Trụ (như Bộ trưởng), ban phúc giáng họa cho trần gian. Phật đại diện cho chúng nhân (như đoàn thể đại diện nhân dân đúng nghĩa trong cơ chế xã hội – chính trị tiến lên đại đồng kèm theo).
Việc tu hành của các tôn giáo đều hướng về đấng tối cao cả. Có điều mỗi tôn giáo vọng tưởng khác nhau đối với ba ngôi vị ấy. Trong toàn cầu có nhiều tôn giáo. Đây nêu điển hình ba tôn giáo chính hình thành ba trường phái lớn:
1- Thiên Chúa giáo: Vọng tưởng về đấng Tối Thượng là Chúa Trời.
2- Phật giáo: Tu theo giáo lý của Phật, lấy đạo đức cứu nhân độ thế làm mục tiêu.
3- Hồi giáo: Tưởng niệm vào Thần linh, đấng trực tiếp ban phúc giáng họa cho con người.
Mỗi tôn giáo lại còn chia ra nhiều nhánh khác nhau. Nhưng chung quy tất cả cũng đều quán tưởng về Trời. Tôn kính, tin tưởng Trời Phật Thần là đúng, nhưng như trước đã nói: Thượng Thiên hạ thế là hai cõi thanh trọc khác nhau không thể hoán đổi được. Tu để đắc đạo lên cõi trên là không đúng lẽ.
Để tìm đến con đường tu nhân chính ta có thể phân tích tổng hợp từ cách tu của ba tôn giáo vừa nêu trên như sau:
Trong ba tôn giáo lớn nói trên quy tụ lại thành hai nhóm:
– Nhóm 1: Gồm Thiên Chúa giáo (vọng tưởng về Chúa Trời), Hồi giáo (Hướng về Thiên Thần), là các đấng Tối Thượng lãnh đạo toàn cõi Vũ trụ bằng luật nghiêm minh, có uy lực vạn năng ban phúc giáng họa cho chúng nhân.
– Nhóm 2 : Phật giáo quán tưởng về Phật là đấng từ bi, không có quyền lực ban phúc giáng họa cho bất cứ ai; nhưng có đức độ cao sâu, có giáo lý căn bản và khả năng vi diệu gia trì Thần lực, khai minh trí tuệ, làm giác ngộ, tạo tiền đề cho cái phúc của con người.
Thuở Trời đất mới khai minh chưa có Phật, chỉ có Thiên Hoàng và các Thiên Thần cai quản chung bằng luật nghiêm minh. Trong khi ở Hạ Giới con người được Thiên ban cho là chúa tể của muôn loài, nhưng quá trình tiến hóa chúng nhân lại có quá nhiều sai sót trong đối nhân xử vật, nghiệp chướng ngày càng nặng. Do đó, Trời cử các Thiên Thần hạ thế hội nhập vào cộng đồng chúng nhân để răn dạy. (Ánh sáng đạo lý từ những kinh thư với quy luật thậm thâm của Vũ Trụ được khai mở từ đấy).
Khi hóa kiếp hạ thế các Thiên Thần đã từ bỏ hết uy quyền, hội nhập hoàn toàn vào kiếp người, vạch ra kinh sách và dùng đạo đức để giáo hóa, cảm phục lòng người. Hoàn thành xong sứ mệnh trở về Thượng Giới các vị ấy không còn là Thần, mà chuyển sang là Phật đại diện cho chúng nhân. Thích Ca, Zé-xu… chính là những vị ấy, chớ không phải là người phàm tu đắc đạo.
Các kinh thánh giáo lý của Phật vừa nêu trên cũng chính từ luật Trời mà ra. Đây ta cần hiểu rõ: Nguyên thuỷ Trời có luật chớ không có giáo lý, chỉ khi Phật hạ thế vận dụng luật Trời vạch ra mới có giáo lý.
So sánh mạch điện với vòng quan hệ Thế – Thiên:
– Trong mạch điện Acquy như Thái cực (dương) phát năng lượng ra qua dây (dương) điện, đến vật dụng điện, qua dây (âm) trở về nguồn.
– Trong quan hệ Thế – Thiên thì Thiên chúa (dương) ban phúc họa – các Thiên Thần (dương) mang mệnh Trời phân bố xuống – Chúng nhân thu nhận và bộc lộ ra – Phật (âm) đại diện mang về Thiên Chúa.
Trong đó việc tu luyện thì Kitô giáo hướng lên Thiên chúa (dương), Hồi giáo hướng lên Thiên Thần (dương), Phật giáo hướng về Phật (âm).
Kinh dịch nói “Tán ra ngoài là dương, thu vào trong là âm”, theo đó Thiên chúa (dương), Thiên Thần (dương) chỉ có ban ra phán xuống chớ không có mang trở về; chỉ Phật (âm) mới có mang tâm tư nguyện vọng cái nhân của chúng nhân về Thiên chúa, do đó phải theo tu Phật mới đúng lẽ.
Tu phải có giáo lý soi đường, do vậy tu Phật là con đường chân chính. Bởi Phật đã từng hạ thế hiểu rõ chúng nhân, có giáo lý răn dạy, vừa là Đấng đại diện cho chúng nhân ở Thượng giới. Phật mới gia trì được Thần lực khai minh trí huệ; tạo được tiền đề cho phúc đức của con người. Còn tu hướng lên Chúa Trời hay Thiên thần là vượt cấp, bỏ qua Đấng đại diện cho mình, lại không có giáo lý căn bản là khiếm khuyết.
Tu Phật, nhưng không phải hoàn toàn theo những tín điều chung chung của một số tôn phái trong Phật giáo. Đặc biệt cần nhận rõ tu Phật không có nghĩa là tu để thành Phật, có người hỏi loài người có tiến hóa không? Tu có thành Phật không?
Về sự tiến hóa thì phải đứng theo góc độ mà xác định:
– Tiến từ bậc thấp lên bậc cao thì sự tiến bộ văn minh của nhân loại mọi người đều đã rõ, phần dưới sẽ trình bày kỹ.
– Tiến hóa là chuyển kiếp lên thành đấng Tối Cao ngoài cuộc sống cõi trần hiện hữu là khó; bởi ngoài các vị là Thiên sứ của Trời phái xuống, xong sứ mệnh trở về cõi trên như nói trên, thì trong hàng tỷ tín đồ các tôn giáo đã có mấy ai được lên Thiên đàng, Niết bàn, hay cõi Thiên Thần, chỉ nói là khó chớ không nói là không, bởi trong tương lai hàng tỷ tín đồ có thể có 1 hoặc 2 người đắc lên nhận sứ mệnh của bề trên, với tỷ lệ có thể như vậy mà lấy việc đắc đạo là thành Phật làm mục đích tu luyện là viễn tưởng.
Bỏ qua việc tu vượt cấp hướng lên Thiên hoàng, Thiên Thần, đây chỉ xin phân tích mấy khiếm khuyết của tôn giáo xem là phù hợp nhứt: Phật giáo.
Trong giáo lý của Phật giáo xác định con người khổ do cái vòng lẫn quẫn sanh, lão, bịnh, tữ; muốn thoát khổ là phải siêu thoát vượt qua vòng sanh, lão, bịnh, tữ.
Kinh dịch nói: “Vạn vật đều qua 4 giai đoạn: Thành, thạnh, suy, huỷ” (60D), như một năm có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông; mỗi ngày có sáng, trưa, chiều, tối… Đấy là luật Trời: sanh, lão, bịnh, tữ chính là từ sự thành, thịnh, suy, huỷ” của luật Trời. Tu vượt qua luật Trời là không đúng lẽ.
Để nhận rõ vấn đề ta cần tìm hiểu sâu thêm một bước: Trời là gì? Người là gì?
– Trời là đấng tối cao về tinh thần cai quản ở những cỏi nhứt định. Như phần trên đã nói trong Thái dương hệ thì Trời ngự ở Mặt Trời cai quản với luật nghiêm thâm qua sự vận hành từ – quang – nhiệt. Trong Vũ Trụ thì trên Thái dương hệ còn có những đấng Tối Cao cai quản hình thành những Đấng cai quản ở từng bậc.
– Người là Trời bậc thấp nhứt của Vũ trụ. Có thể giải thích mấy ý:
+ Trên hành tinh thì con người là có cái Thần cao nhứt cai quản cả muôn loài, những giống vật dù to bậc nào như trâu, bò, voi, cá voi hoặc hung hãn nhứt như cọp, beo, sư tử hay cá mập dưới biển… cũng phải đầu phục, chúng đầu phục chính là do cái Thần của ta cao hơn, đó là quy luật của Tạo hóa.
+ Về diện mạo thì dáng hình các Đấng tối cao đều đầu, mình, tay, chân như người, còn các hình dạng muông thú thì khác rõ.
+ Hán Việt từ điển tiền nhân xác định trên Thượng Giới là Thiên Thượng (Trời trên), còn cõi thế thì người là Thiên Hạ (Trời dưới).
Với ý nghĩa ấy thì được sanh ra làm kiếp người với sứ mạng cao cả là làm Trời cai quản một cõi thì không thể gọi là khổ được.
Và đây ta có quan điểm xác định: sanh, lão, bịnh, tữ là cái phúc của nhân loại với ý nghĩa sau:
– Sanh: Được tạo hóa sanh ra để làm Trời cai quản một cõi là cái phúc của con người chớ không thể xem là khổ.
– Lão: Đời người có 3 cái phúc là phúc tụ, phúc lộc, phúc thọ, tức thọ là cái phúc chớ đâu thể nói yểu là phúc, mỗi kiến họ từng thời gian đều có người cao niên đầy uy tín làm cây đại thụ thì còn chi quý hơn?. Già mà con cháu thảo ngay, cung kính, phụng dưỡng là niềm hạnh phúc của con người. Không thể lấy người vì nghiệp chướng mà về già bịnh hoạn khổ ải để gọi chung già là khổ.
– Bịnh: Mỗi người trước lúc tạ thế có bịnh nhẹ như nóng lạnh, nhức đầu, yếu mệt trong người, lúc ấy con cháu tề tụ đủ đầy, đứa chén cháo, người viên thuốc, ly sữa để tỏ lòng hiếu thảo; được gặp tất cả con cháu nói lên những lời cuối cùng dặn dò, trút hết tâm tư tình cảm với con cháu trước lúc ra đi là cái phúc, chớ không bịnh mà chết ngang như bị tai nạn hoặc đêm ngủ chết luôn trên giường con cháu không hay là kém phúc vậy.
– Tữ: Tữ cũng là phúc, bởi có tữ mới có sanh; Kinh dịch nói “Cái gì có đầu phải có đuôi, có sinh phải có tữ. Nhưng cái đuôi là cái đầu, cái tữ lại là cái sinh (phục sinh) (171D), “Phải có tữ mới có sinh” (106D); khi luân hồi con người còn mang được cái tri thức mà mình có được ở kiếp trước cho đời sau làm cho con người càng văn minh tiến bộ, sự văn minh của con người ngày nay là một minh chứng. Chớ nếu từ “tạo Thiên lập Địa” mà con người sống mãi đến ngày nay thì nhân loại làm sao tiến bộ được? Con hơn Cha là nhà có phúc vậy.
Với cách xem sanh, lão, bịnh, tữ là khổ, tu để lên cõi trên, không luân hồi nhiều vị tu sĩ với bao công lao, đức độ thâm sâu, nhưng như trên đã nói khó thể thành Phật mà không luân hồi thì đi đâu? Không luân hồi để kiếp sau tri thức phát triển uyên thâm góp phần cho sự tiến bộ của nhân loại thì là điều đáng tiếc. Do vậy chẳng những không chống mà ngược lại người chết càng sớm luân hồi là càng phúc cho bản thân và nhân loại.
Trong vũ trụ mỗi người có 1 vận số Trời ban, việc sanh, tữ là đều được ấn định trước; người chết đúng thời gian đó thì an định, sớm được luân hồi, người chết do tai nạn hay tự tữ (kể cả người đánh bom tự sát, chớ không có việc được Thần rước lên cõi trên như họ tưởng) họ sẽ không thể luân hồi sớm, những nỗi khổ trong cuộc sống tuy không tốt, nhưng nếu trốn tránh nó mà tự kết thúc đời mình thì cái vía vô hình phảng phất càng khổ ải hơn: thấy được tất cả mọi việc nhưng thèm khát muốn ăn uống mà không được, mọi điều ngang trái xảy ra thấy mà không làm sao để giải tỏa, nỗi khổ ấy còn giày vò nặng hơn nhiều so với những khổ đau khi còn sống.
Cách tu duy nhất đúng là quán tưởng dùng giáo lý chân chính của Phật để luyện mình thành bậc cao hơn kiếp hiện tại.
Tu là để cải sửa, rèn luyện bản thân làm biến đổi mình từ con người phàm phu ô trọc bậc thấp ra con người bậc cao hơn. Để ý niệm rõ vấn đề ta tạm phân chia cõi chúng nhân ra ba bậc:
– Bậc thấp: là tuyệt đại đa số nhân quần đủ mọi thành phần giai cấp hoạt động trong mọi vữc lĩnh vực, ngành nghề trong xã hội (trong đó bậc nầy còn có thể phân chia ra nhiều tầng bậc nhỏ khác).
– Bậc trung: Gồm các nhà thông thái xuất chúng trong từng lĩnh vực hoạt động xã hội: khoa học, kinh tế, chính trị học … như Ê-đi- xơn, Ga-li-lê hoặc những chính trị gia kiệt xuất.
– Bậc cao: Là những Thánh nhân tu luyện đạt đến sự giác ngộ: Mở mang được trí hụê, thông thấu Địa Thiên, thấu đáo quá khứ vị lai như Khổng tử, Not-tra-dam-mus, Nguyễn Bỉnh Khiêm …
Do vậy vấn đề tối quan trọng là phải thống nhứt các Tôn giáo lại làm một, xác định con đường tu thật chuẩn, phù hợp với lẽ của Trời đất.
Mục tiêu tối thượng của đạo tu là khai minh thần thức, nâng cao con người lên bậc cao hoàn hảo của kiếp người (như nói trên). Đồng thời vừa phải rèn luyện thân thể tăng cường sức khỏe kéo dài tuổi thọ.
Ở nước Đại Việt xưa có cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm để lại cho chúng ta bài học quý giá về thành quả tu luyện ấy:
– Về tuổi thọ thì: đến thập niên 70 của thế kỷ trước người ta còn tôn sùng câu “Nhân sinh thất thập cổ lai hy” (người thọ 70 xưa nay hiếm) của nhà thơ Đỗ Phủ đời nhà Đường; còn cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm sống cách nay hơn 400 năm mà thọ 94 tuổi (trong khi thời bấy giờ con người sống không quá 50 tuổi).
– Về việc mở mang trí huệ thì Bạch Vân Thi Sấm của cụ là một minh chứng, không chỉ đoán định được những điều đã qua mà cho đến tận ngày nay và sắp tới những tiên tri của cụ đều đã và sẽ ứng nghiệm, cụ đáng được suy tôn là Thành thế – xin xem thêm phần cuối bài 981 số định mệnh của NCQ CHNDTH.
Với ý nghĩa ấy thì việc tu luyện của con người nhằm 2 mục tiêu tối thượng là Tăng cường sức khỏe kéo dài tuổi thọ và mở mang thần thức ngồi một chỗ mà biết rõ mọi chuyện trong Thiên hạ; đó chính là để thành Thánh tại thế, mọi người đều tu luyện thành Thánh sẽ biến Trái Đất thành Thiên đàng tại Thế chớ không phải đi tìm cái Thiên đàng ở đâu xa cả.
Đó là một sự phù hợp tốt cho các tín hữu, cũng là một điều kiện tiên quyết để chấm dứt chiến tranh, xóa ngay lập tức chiến tranh thế giới, bây giờ xóa thánh chiến; mang lại hòa bình vĩnh cửu và hạnh phúc cho toàn nhân loại.
Nói là tu Phật, nhưng không thể, không phải là phớt lờ, mà đều phải tôn kính, hướng về Trời, Thiên thần; bởi Trời, Thiên thần là đấng tối cao nắm và quyết định mọi mặt của nhân loại, sự vọng tưởng ấy cũng chính là nội dung của sự thống nhứt các tôn giáo, thống nhứt giáo lương vậy.
buy wow accounts
*Youre so cool! I dont suppose Ive read anything like this before. So nice to find somebody with some original thoughts on this subject. realy thank you for starting this up. this website is something that is needed on the web, someone with a little originality. useful job for bringing something new to the internet!