Thiên niên kỷ 3 là kỷ nguyên hội nhập mọi mặt toàn cầu để khai Hội Long Hoa, kiến thiết Đại đồng; trong đó việc tu luyện cũng phải hội nhập thống nhứt nhau, mà các tôn giáo gọi là Tam giáo quy nguyên.
+ Trong Đạo Cao Đài khi nói Tam Giáo Quy Nguyên thì luôn phải kèm theo Ngũ Chi Phục Nhất. Tổng hợp từ kinh sách Cao Đài thì:
– “Tam giáo quy nguyên” chỉ ba tôn giáo: Khổng Giáo (Bửu Sơn Kỳ Hương)*, Đạo Giáo hay Lão Giáo (Cao Đài)* và Phật giáo trở lại nguồn gốc ban đầu.
– “Ngũ chi” là năm chi nhánh của nền Đại Đạo: Nhơn Đạo, Thần Đạo, Thánh Đạo, Tiên Đạo và Phật Đạo; “phục nhất” tức là thống nhất lại làm một.
———–
Có 4 điều đáng chú ý là:
– Trong Kinh Lễ, Đức Khổng Tử viết về xã hội đại đồng: “….. thiên hạ là của chung,… người trên thuận dưới hòa…, nhà cửa ngõ không cần đóng. Đó là thời Đại đồng.”
– Danh từ Hội Long Hoa do đức Phật Thầy Tây An Đoàn Minh Huyên Bửu Sơn Kỳ Hương nêu ra.
– Tam Giáo Quy Nguyên do đạo Cao Đài đề xướng.
Ba khái niệm được mọi người chấp nhận.
– Tại sao chỉ là Tam Tứ giáo? Còn lại Kitô giáo và Hồi giáo?
Để làm rõ, ta so sánh cách tu của Kitô giáo, Hồi giáo và các chi phái của Phật giáo (Phật giáo, Cao Đài giáo, Hòa Hảo, Hiếu Nghĩa) với mạch điện và cơ cấu quản lý xã hội:
– Ở mạch điện: Acquy là Thái cực (dương) phát năng lượng ra qua dây (dương) điện, đến vật dụng điện, qua dây (âm) trở về nguồn.
– Với xã hội: Quốc chủ (dương) định chủ trương chánh sách, cơ quan hành chánh (Thủ tướng và các Bộ ban) (dương) ban phát xuống, đoàn thể tổ chức cho dân thi hành, Hiệp hội (âm) thu nhận mọi mặt phản ánh về trên.
– Trong quan hệ Thế – Thiên: thì Thiên chúa (dương) ban mệnh lệnh – các Thiên Thần (dương) mang mệnh Trời phân bố xuống – Chúng nhân thu nhận và bộc lộ ra – Phật (âm) đại diện mang về Thiên Chúa.
Trong quan hệ Thế Thiên thì: Kitô giáo hướng về Thiên chúa (dương), Hồi giáo hướng về Thiên Thần (dương), Phật giáo hướng về Phật (âm).
Theo Kinh dịch thì “Tán ra ngoài là dương, thu vào trong là âm”. Trong mạch điện chỉ vận hành từ dương sang âm trở về nguồn, không có vận hành ngược, trong cơ cáu tổ chức XH CT thì tổ chức Hành Chánh (dương) ban phán xuống, Đoàn thể (âm) thu nhận thông tin từ quần chúng về trên; Trời và Thiên Thần (dương) chỉ có phán xuống, không có thu nhận chuyển ngược lên trên, chỉ Phật (âm) mới có thu nhận tâm tư nguyện vọng, đức độ của chúng nhân chuyển lên; Kitô giáo hay theo Hồi giáo là hướng về Thiên chúa, Thiên Thần (dương) không có thu nhận chuyển lên trên nên là trái lẽ, Phật mới thu nhận thông tin chuyển lên, tu Phật là hợp quy luật; do đó Hội Long Hoa không có Kitô, Hồi giáo, chỉ các chi phái của Phật giáo tham gia, nên chỉ Tam Tứ giáo quy nguyên là như trên.
———–
NỘI DUNG QUY NGUYÊN
– Thống nhứt Giáo lý.
– Thống nhứt Mục đích tu luyện.
– Thống nhứt Cách tu luyện.
– Thống nhứt Biểu tượng thờ.
PHẦN 1: THỐNG NHỨT GIÁO LÝ:
Kinh dịch nói Vạn vật trong vũ trụ không có vật nào tự thân nó không phải là 1 Thái cực, Thái cực sinh lưỡng nghi (sinh âm dương), Trời và Đất gắn liền nhau thành 1 Thái cực (nói cách khác trong Thái dương hệ trên Trời dưới Đất là chỉ 1 mối), trong đó con người và vạn sự vạn vật tồn tại trong cùng 1 nguyên lý, không thể phân chia (kể cả về Kinh tế, Chính trị, Văn hóa, Xã hội), tu luyện cũng phải thống nhứt làm 1, không thể phân chia nhiều tôn giáo với nhiều cách tu khác biệt nhau như hiện nay.
Tôn chỉ thống nhứt sự tu luyện kỳ 3 là:
Kính Thiên – Quý Địa – Tưởng Phật – Phụng tổ, Kiến gia – Tu Tâm, Luyện Thần, Dưỡng thể.
a/- Kính Thiên: Là điều mọi tôn giáo đều rõ.
b/- Quý Địa: Điều nầy không có sự nhứt quán nhau, một số tôn giáo xác định tu lên
Thiên đàng, niết bàn, về Tây phương cực lạc, lên cõi Thần Tiên bỏ Trái Đất là không quý Địa, trái lòng Trời; Trời là Cha, Đất là Mẹ, phải yêu mến Trái Đất như yêu thương Mẹ vậy, không những không bỏ mà cần góp phần bảo vệ, cải tạo môi trường sống hiện nay…
c/- Tưởng Phật: Các tôn phái của Phật giáo đều đã rõ.
d/- Phụng tổ, Kiến gia: Thiên niên kỷ 3 thống nhứt tu tại gia, không có xuất gia, không thoát tục, mỗi người cần có 2 nghĩa vụ:
– Gia đình là tế bào của xã hội; Phụng dưỡng Ông Bà, Cha Mẹ là truyền thống cao đẹp ngàn đời của người Á Đông, không phải cha mẹ già gởi vào nhà dưỡng lão, chối bỏ mọi bổn phận với ông bà cha mẹ, hoặc ly gia không làm tròn nghĩa vụ với ông bà cha mẹ, với vợ con, sao nói đến tu giúp đời?
– Phải có trách nhiệm xây dựng gia đình yên vui hạnh phúc thịnh vượng.
Mỗi người sống trên Trái Đất có 2 niềm hạnh phúc lớn nhứt là: Gia đình yên vui, sức khỏe tốt không bịnh hoạn. Điều đó ai cũng muốn, nhưng không thể tự thân quyết định, phải biết vận dụng các mối quan hệ Thiên Nhân, điều mới mẻ mọi người chưa biết, mà ta hoàn toàn có thể điều chỉnh.
Ở cõi thế con người chịu chung 3 quy luật vũ trụ với 7 mối liên hệ là:
– Quy luật Âm dương (cũng là 1 mối liên hệ).
– Quy luật Ngũ hành (cũng là 1 mối liên hệ).
– Quy luật Quan hệ Thiên Nhân.
Âm dương, Ngũ hành mọi người đều có biết, còn trong Quan hệ Thiên Nhân có cái mới mà con người chưa biết; Thiên Nhân có 5 mối là:
+ Vận số Thiên định.
+ Thiên Nhân cách (điều vô cùng quan trọng mà mọi người chưa biết).
+ Phương hướng nhà cửa.
+ Quan hệ tuổi vợ chồng.
+ Quan hệ Nhân quả (trong đó có việc tu luyện).
Ngoài Vận số Thiên định (qua năm, tháng, ngày, giờ sanh môn Tử vi nắm bắt được) là không thể thay đổi, các mối quan hệ còn lại con người có thể tự điều chỉnh; trong đó mối quan hệ Nhân quả (trong đó có việc tu luyện) là hoàn toàn do con người tự tạo, còn 4 mối quan hệ bên trên là quy luật của Trời, Tu là phải tuân thủ nghiêm túc quy luật của Trời Đất, bỏ qua là sai lầm, mà phải quy hoạch nghiêm túc, đặc biệt là mối quan hệ 2,3 (Thiên Nhân cách và phương hướng nhà cửa) là vô cùng hệ trọng, nó tạo nên sự yên vui, khỏe mạnh tạo tiền đề cho khả năng tu luyện đạt kết quả tốt (đạo tu Quy Nghĩa có đề ra cụ thể).
e/- Tu Tâm, Luyện Thần, Dưỡng thể:
– Về Tu Tâm: Mọi tôn giáo đều có ý niệm đầy đủ về Tu Tâm, những nội dung của Quy Nghĩa về Tứ ân, Tam cang, Ngũ thường là 1 căn bản trong việc tích đức. Mặt khác việc trị bịnh Từ thiện vừa giúp đời cũng vừa tích đức, cần duy trì và phát huy cả trong các ban đại diện Quy Nghĩa, lẫn trong các viện trị bịnh (bệnh viện) sắp tới cũng trị miễn phí cho toàn xã hội chớ không thu phí như hiện nay.
Tu hành là quan trọng không thể thiếu trong bước đường kiến thiết Đại đồng, nhưng không nên nhấn mạnh thái quá, bởi tu là việc của con người tự tạo, trong lúc xung quanh ta là những quy luật thâm xa của vũ trụ; có nhận thức rằng “Phước đức đạt kỳ hung” “Tu hành sẽ cải được số, sẽ giải được nghiệp”. Người có đức sẽ vượt qua tất cả, từ đó xem việc tu hành tạo ra đức tốt là yếu tố hàng đầu bỏ qua các yếu tố khác trong cuộc sống. Tu hành tạo ra đạo đức vô cùng quan trọng cần phải có trong bước tiến hóa của nhân loại; việc tu hành, tạo đạo đức tốt có giảm thiểu tai họa, nhưng không cải được số và không vượt qua hoàn toàn tai nạn.
Nguyên lý căn bản: Luật Trời là trên tất cả, người tu hay có đức cao cũng đều phải tuân thủ nghiêm túc thì yên ấm, tu hành hay có đức lớn mà phạm luật Trời cũng bị nạn; do vậy ngành y kể cả các viện trị bịnh và các cơ sở trị bịnh từ thiện của tôn giáo cần kết hợp với việc hướng dẫn quy hoạch tốt đẹp mọi mặt cho mọi người, trong đó có việc xem sửa họ tên và phương hướng nhà cửa mới trị dứt bịnh và tạo sự yên vui thịnh vượng cho công chúng.
– Luyện Thần:
Cao siêu hơn cả của đạo tu Quy Nghĩa là Luyện thần, vấn đề chưa có sự đồng nhứt và đạt đỉnh của các tôn giáo; riêng 2 tôn giáo Cao Đài và Hòa Hảo có mức độ là nhiều vị gắn kết được với bề trên, khi cần họ hỏi được trên chỉ dẫn chính xác cho 1 số điều cần thiết, điều đó có cái tốt đẹp, nhưng chỉ mới là sự nương dựa, chưa tạo được cái vững chắc cho ta; do đó bên cạnh việc duy trì cái đã có, cần nâng 1 bước mới là khai minh trí huệ tạo nền móng vững chắc cho mình, như cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng.
– Dưỡng thể:
Dưỡng thể là 2 mặt của vấn đề tu luyện (tu luyện cả dương thần, âm thể mới là đúng cách), hầu như mọi tôn giáo đều chưa quan tâm đứng mức, tấm gương sáng ngời của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm cách nay hơn 400 năm đã sống đến 94 tuổi trong lúc đó mọi người không thọ quá 50 tuổi. Nottradamus từng nói Thiên niên kỷ 3 con người sống nhiều trăm tuổi, 200 chỉ là mới bước qua tuổi thiếu niên, do vậy những thập niên đầu của thế kỷ 21 nầy mỗi người tu luyện cần phấn đấu thọ 120 tuổi trở lên mà khỏe mạnh, minh mẫn, chưa vượt qua tuổi 100 là chưa đạt.
Cách Luyện thần, Dưỡng thể xin xem 2 bài Thiền và Đinh thần tăng thọ, khai huệ.
PHẦN 2: THỐNG NHỨT MỤC ĐÍCH TU LUYỆN:
Cách tu duy nhất đúng là quán tưởng, dùng giáo lý chân chính của Phật để luyện mình thành bậc cao hơn kiếp hiện tại; với 2 mục tiêu tối thượng là:
– Cải sửa làm biến đổi mình từ con người phàm phu ô trọc bậc thấp thành ra con người bậc cao hoàn hảo của kiếp người. Mở mang được trí huệ, thông thấu Địa Thiên, thấu đáo quá khứ vị lai như Khổng tử, Not-tra-dam-mus, Nguyễn Bỉnh Khiêm … .
– Đồng thời vừa phải Rèn luyện thân thể tăng cường sức khỏe kéo dài tuổi thọ.
Đạt được kết quả trên chính là thành Thánh tại thế. Trong kỳ 3 hàng tỷ người tu luyện nếu hầu hết đạt được kết quả trên chính là biến Trái Đất thành Thiên đàng tại thế chớ không phải đi tìm Thiên đàng đâu xa cả.
Do vậy vấn đề tối quan trọng là phải thống nhứt các Tôn giáo lại làm một, xác định con đường tu thật chuẩn, phù hợp với lẽ của Trời đất.
PHẦN 3: THỐNG NHỨT CÁCH TU LUYỆN:
Trong cơ “Tam giáo quy nguyên” toàn thể các tôn giáo hòa làm một, kiến tạo đường tu Quy
Nghĩa (歸義18+13=31).
a/- Nhân cách: có hai ý nghĩa:
– Quy Nghĩa là quy tụ nghĩa cả, tu theo đường lối phải, đạo chính.
– Quy Nghĩa không phải là tôn phái như các tôn giáo trước đây, mà với tinh thần thống nhứt tôn giáo, thống nhứt giáo lương. Quy Nghĩa là một tổ chức Hội, có ban đại diện gồm các bậc chân sư am tường giáo lý hướng dẫn cho chúng nhân tu luyện.
b/- Thiên cách: số 31 Trí dõng đắc chí:
Có sự kiên cố trong mọi ý chí, năng xông pha mọi thử thách, làm nên danh dự vĩ đại cho sự nghiệp, truyền đắc danh lợi, phú quý, có tài năng chỉ huy, nhiều đức độ sung vinh.
Thiên Nhân cách tốt ấy cùng với điều chỉnh đúng đắn cách tu luyện là điều kiện tiên quyết vững chắc cho sự tiến triển vượt bậc, định hình cho đường tu luyện của nhân loại trong thiên niên kỷ 3.
NỘI DUNG TU LUYỆN TÂM THỂ:
I.- TÂM NIỆM:
Tâm niệm Tứ ân, Tam cương, Ngũ thường, giữ nghiêm giới cấm, trai, rèn luyện tâm thể là những nội dung căn bản của đạo tu Quy Nghĩa.
A/- Tứ ân: Là ghi nhớ, giữ gìn bốn ân đức:
1)- Ân Trời, Đất, Phật.
2)- Ân nhân loại đồng bào.
3)- Ân Tổ Quốc Quê Hương.
4)- Ân Tổ Tiên Cha Mẹ.
B/- Tam cương:
Tam cương là 3 mối quan hệ tối trọng trong đạo làm người. Quân thần cang, Phụ tử cang, Phu thê cang (Quan hệ vua tôi, cha con, chồng vợ).
C/- Ngũ thường:
Ngũ thường là năm đức tính thường: Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín.
– Nhân: Lòng yêu thương đối với người và muôn loài vật.
– Nghĩa: Cư xử với mọi người công bình theo lẽ phải.
– Lễ: Sự tôn trọng, hòa nhã trong khi cư xử với mọi người.
– Trí: Sự thông biết lý lẽ, phân biệt thiện ác, đúng sai.
– Tín: Giữ đúng lời, giữ niềm tin cậy.
D/- Ngũ giới cấm:
Quy Nghĩa là tu theo giáo lý của Phật, giữ nghiêm 5 điều cấm kỵ của đạo Phật: Sát sinh hại vật, đạo tặc, tà dâm, vọng ngôn xảo ngữ, uống rượu.
1)- Sát sinh hại vật:
Là giết người và loài vật nói chung, tội nặng nhất trong các tội, nhất là giết người (có nói rõ trong mục nầy bài viết Quy Nghĩa).
2)- Đạo tặc:
Là trộm, cướp, kể cả lường gạt và các hành động tham lam bất chính như đút lót, nhận hối lộ, hành nghề cho vay lấy
lãi, hoặc vay mượn của người không trả.
3)- Tà dâm :
Là gian dâm bất chính, quan hệ dâm dục ngoài khuôn khổ gia phong
4)- Vọng ngôn xảo ngữ:
Là nói dối, nói ngoa, nhất là để vụ lợi như lừa đảo, gian ngoa trong buôn bán.
5)- Uống rượu:
Rượu có hại cho con người về mọi mặt, uống rượu là tự phá trí hệ của mình mà còn dễ làm nhiều việc sái quấy trái đạo lý. Đem lương thực nuôi sống con người làm ra rượu: Chất độc hại người là tội ác. Do vậy nấu rượu, mua bán rượu, uống rượu (kể cả beer) là phá lương thực, phá hoại trí huệ con người là trọng tội.
E/- Trai:
Trai là ăn chay (không ăn thịt động vật).
(Xem những nội dung trên trong bài Quy Nghĩa nơi website Cải tạo hoàn cầu).
II.- THIỀN ĐỊNH:
Mục tiêu tối thượng của đạo tu chân chính là khai minh thần thức, nâng con người lên bậc cao hoàn hảo của kiếp người.
Quy Nghĩa là tu tại gia cần sự thanh tịnh để “Dò đến chỗ sâu kín nhất của tâm hồn”. Là sự kết hợp hài hòa giữa tâm và não (kết hợp giữa vật chất – tinh thần) trong rèn luyện, nhằm rửa sạch con tâm cho cái thần được thanh thản, minh mẫn tạo sự giao hòa âm dương toàn diện để tiếp nhận uy thần của Đấng tối cao nhằm mở mang trí huệ, khai minh thần thức.
a/- Để đạt được kết quả như vậy thì bên cạnh việc “gột rửa con tâm” là thực hành thiền định, hai yếu tố phải song song.
Thiền nhằm 2 mục đích:
– Tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ.
– Mở mang trí huệ.
(Cách định thần xin xem bài Định thần gia lực khai huệ sau.
b/- Tu luyện quan trọng nhứt là Thiền định và Thiền định quan trọng nhứt là Định thần. Cách thiền như sau:
A/- Định thể:
Xem bài Thiền trong website Cải tạo Hoàn Cầu nầy.
B/- Cầu nguyện: (Chắp tay ngang trán).
Nam mô Vô cực Đại Thiên Tôn.
Nam mô Như Lai Phật Tổ.
Nam mô Nam Thánh Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Con tên (họ tên) ……………….., …………..tuổi.
– Cầu mong Nam Thánh gia trì cho con Tự hít thở sâu, kéo dài hơi hít thở suốt thời gian Thiền, cũng như trong sinh hoạt hằng ngày, nhằm trị dứt các bịnh trong người, tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ.
– Đồng thời mong ơn trên gia trì cho con tự định yên được bộ đầu, tự giữ được tâm không, trí nghỉ mà trí thức suốt thời gian Thiền. Qua đó mong ơn trên khai minh trí huệ, gia trì cho con sớm giác ngộ.
C/- Dùng Mật ngữ:
Thiền nhứt thiết phải dùng 2 Mật ngữ Đại Bi và Ngũ bộ Thần chú (xem nơi bài Đinh thần tăng thọ khai minh trí huệ trong website)
D/- Niệm lần 2 – Định tinh thần:
Nam mô Vô cực Đại Thiên Tôn.
Nam mô Như Lai Phật Tổ.
Nam mô Nam Thánh Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Hít thở sâu (tập dần càng về sau chỉ hít vào mà không thở ra).
Mắt nhắm nhưng mắt nhìn về ấn đường, tâm quán lên đỉnh đầu, thả lõng tinh thần(*). Bấy giờ tâm ta sẽ yên tĩnh.
Quá trình thiền nếu tâm có vọng động thì niệm
Nam mô Vô cực Đại Thiên Tôn, Nam mô Như Lai Phật Tổ, Nam mô Nam Thánh Nguyễn Bỉnh Khiêm.
(quán tưởng như trên) tâm sẽ định trở lại (một lần Thiền có thể 2, 3 lần niệm để định thần trở lại).
Mỗi lần Thiền khoảng 1 g đến 1 g 30’.
Xong xả Thiền: xoa 2 bàn tay 20”, ốp lên trán 20”, vuốt vòng lên đỉnh đầu, vòng xuống nắm 2 trái tai kéo xuống 20”(làm như vậy 3 lần). Xong chân xát vào nhau 10” – 15”.
Kết luận: Việc xác định tôn giáo nào có hay không trong dự Hội Long Hoa chỉ là giáo lý và cách tu của cánh đạo đó có được xem xét hay không trong quy hoạch tổng thể quy hoạch tôn chỉ mục đích tu chung, chớ không có nghĩa là các giáo hữu được hay không được tham dự, hưởng lợi trong đường tu tới, mà mọi người đều là thành viên của đại cộng đồng giáo lương thống nhứt, cùng tu luyện với đường tu chính đính theo quy luật Vũ trụ.
PHẦN 4: THỐNG NHỨT BIỂU TƯỢNG THỜ:
Biểu tượng thờ dùng tấm Trần điều thêm chữ Vạn (卍) màu vàng.
——–
Vạn 卍 6 Muôn đức tốt lành.
——–
Trần điều màu đỏ biểu hiện cho năng lượng Mặt Trời tạo nên sự sống của vạn vật và sự vận động mọi mặt của vạn sự. Với cơ thể người thì màu đỏ là nhiệt huyết vừa vận hành nuôi sống cơ thể vừa là khí khái, nhiệt tình, tâm lý tình cảm, đạo đức của con người.
Chữ vạn màu vàng: Vàng là Thổ biểu thị cho Trái Đất, chữ Vạn 卍 là muôn đức tốt lành.
Hai màu đỏ – vàng tương sanh (Hỏa sinh Thổ) Trần điều màu đỏ và chữ Vạn 卍 màu vàng biểu thị cho Trời ban bố muôn đức tốt lành cho nhân loại tu luyện trên Trái Đất.
Ngoài ra để trang trí tô điểm thêm cho ý nghĩa và nét trang trọng của bàn thờ ta có thể treo 2 bên cột 2 câu đối:
Tâm tu thế chuyển tâm thông thoát
Thể luyện tâm giao thế đắc đồ
卍 Là chữ Hán, nhưng khi sử dụng chữ 卍 (vàng) ghép vào Trần điều nó trở thành là 1 biểu tượng muôn đức tốt lành, như Phật giáo thường gắn trên nóc chùa (có điều phải viết đúng 卍, không nên viết sai như 1 số chùa, mà Đức Quốc Xã dùng sai mà sau cùng suy tàn).
Giống như 十 là chữ Hán: số 10, nhưng chữ 十 (đỏ) đính vào áo trắng hay vào xe người ta không nghĩ là chữ Thập số 10, mà chỉ nghĩ đến biểu tượng y tế cứu người.
Quy Nghĩa là tu tại gia, trong khuôn khổ thống nhứt giáo lương, không có chùa, từng gia đình không nhứt thiết phải lập bàn thờ, chỉ mỗi khu vực (như tổ dân phố vậy) có nơi đại diện để người dân họp bàn chuyện dân, chuyện nước, chuyện tu luyện, nơi đây treo Trần điều chữ Vạn vàng giống như bàn thờ Tổ quốc ở công sở vậy, không nhang khói, không cúng dường, không chuông mõ, lễ lạy và đọc kinh…
Chúng tôi khuyên mọi người hãy tiến hành, tín đồ các tôn giáo hãy chuyển cách tu luyện đúng nhứt là luyện cả Thần lẫn Thể: tăng cường sức khỏe kéo dài tuổi thọ và khai minh trí huệ, biến con người từ bậc thấp lên bậc cao hơn ngay trong kiếp sống hiện tại, từng bước thành Thánh tại thế; biến Trái Đất thành Thiên đàng tại thế.
Mỗi người đều có đức độ cao, tri thức sâu rộng là điều kiện cho xã hội loài người vào Hội Long Hoa với cuộc sống yên vui, thịnh vượng, hạnh phúc vĩnh cửu.
———–
Biểu tượng thống nhứt giáo lương
Ý nghĩa biểu tượng:
1.- Với cõi đời: Bên dưới (gốc) là Thái cực (nguyên khí của Trời Đất) sinh lưỡng nghi: sinh âm dương, âm dương ở đây gồm 2 ý:
– Ở giữa biểu thượng: Nền đỏ ngôi sao vàng 5 cánh là quan hệ Trời Đất (biểu hiện Mặt Trời chiếu soi năng lượng nuôi con người và vạn vật nơi Trái Đất).
– Xung quanh: Về kinh tế là quan hệ 2 mặt Công thương nghiệp (bông lúa là nông nghiệp, và bánh răng biểu hiện bánh xe tiến hóa công nghiệp).
2.- Bên trên: Với việc tu luyện Tấm trần điều (màu đỏ) và chữ Vạn màu vàng biểu hiện Trời ứng chiếu muôn đức tốt lành cho người tu luyện theo cách chính đính: đường tu Quy Nghĩa.
Tổng hợp: Các tu sĩ và Nhân quần xã hội cùng sống trong sự ứng chiếu linh diệu của Trời Phật theo quy luật vũ trụ.
Tu luyện theo Quy Nghĩa là tu tại gia, từng gia đình không cần thờ phượng chi cả; chỉ nơi văn phòng quản tri khu vực nơi bàn thờ thờ tấm trần điều có chữ Vạn (nhưng không nhang khói bái lạy), còn biều tượng “Thống nhứt giáo lương” treo trên nóc bancon nhà, sử dụng như Quốc huy vậy.
———–
*Cao Đài tu theo Thái Thượng lão Quân (Lão Tử):
Đức Thái Thượng Đạo Tổ là Ông Thủy Tổ của Đạo Tiên, đến đời vua Võ Đinh nhà Thương (1324 trước Tây lịch), Đức Thái Thượng Đạo Tổ mới giáng sanh xuống trần là Lão Tử.
*Bửu Sơn Kỳ Hương tu theo Đạo Khổng còn gọi là Đạo Nho với giáo lý căn bản là Tam Cang, Ngũ Thường.
———–
*Cao Đài tu theo Thái Thượng lão Quân (Lão Tử):
Đức Thái Thượng Đạo Tổ là Ông Thủy Tổ của Đạo Tiên, đến đời vua Võ Đinh nhà Thương (1324 trước Tây lịch), Đức Thái Thượng Đạo Tổ mới giáng sanh xuống trần là Lão Tử.
*Bửu Sơn Kỳ Hương tu theo Đạo Khổng còn gọi là Đạo Nho với giáo lý căn bản là Tam Cang, Ngũ Thường.