Diễn cảnh về một thảm họa của nhân loại đang đè nặng. Về mặt vật chất các nhà Khoa học vẫn chưa tìm được cách cứu giải hữu hiệu. Hoạt động tâm linh cũng có vai trò quan trọng không kém, hoạt động ấy đang tập trung chủ yếu trong các tôn giáo; nhưng hiện tại nó cũng nhiều nhược điểm, phức tạp, không thể góp phần cho sự giải thoát. Để đến được lẽ uyên thâm của Trời Đất, ta cần đi sâu hơn trong nghiên cứu.
I. SỰ HIỆN DIỆN CỦA TRỜI THẦN QUÁN XUYẾN CUỘC SINH HÓA CỦA VŨ TRỤ
Từ ngàn xưa con người đã có đức tin vào Trời, Phật, Thánh, Thần; người ta luôn tôn kính, thờ phượng. Vào những dịp đầu năm, những lễ hội lớn hay khi hữu sự họ khấn vái, khẩn cầu, cũng có lúc do trùng hợp ngẫu nhiên mà đạt được, còn hầu hết là không; bởi Trời, Thần quán xuyến Vũ trụ theo luật nghiêm minh, những phúc họa mà mỗi người nhận lãnh là kết quả tổng hợp của cái nhân mà họ tạo ra trong quá trình dài, cả của kiếp trước hay do Tổ tiên họ lại chớ đâu thể cầu khẩn tức thời là được, và nếu cầu là được ngay (như người làm điều thất đức lại cầu hưởng phúc mà được ứng nghiệm thì còn đâu nữa là sự nghiêm minh?) Chẳng thấy hiển linh, lần lần đức tin bị mai một.
Thực tế việc khấn vái Trời, Phật, Thần là vô cùng linh nghiệm, nhưng phải có điều kiện thể hiện qua những quy hoạch tổng thể cái Nhân cách của mình trong mối liên hệ Thiên Nhân (xin xem lại bài Thiên Nhân cách). Do vậy minh định lại rõ ràng sự hiện diện thực tế của Trời, Phật, Thần trong cuộc hiện sinh là vấn đề căn bản tối cần thiết.
1)- Sự diện hiện của Trời, Thần điều hành các hiện tượng trong Vũ trụ:
Trong Vũ trụ: “Không có sự vật nào trong đời mà tự nó không phải là Thái cực”, “dù là một phần tử nhỏ bé rời rạc đến bực nào cũng chứa đựng đầy đủ một toàn thể như cái đại toàn thể của Vũ Trụ” (44D). Trong Vũ trụ thì Trời là tinh thần (dương), Trái Đất là vật chất (âm).
“Kiền (Trời) chủ ở sự sinh ra, còn Khôn (Đất) chủ ở sự nuôi nấng dưỡng dục” (50D).
Tức mọi sự sinh hóa, phát triển trên Trái Đất đều do tinh thần của Trời khởi xướng, điều khiển. Kinh dịch nói “Cái tâm của mỗi người là cái tâm của Trời, cái lý của mỗi người là cái lý của vạn vật. Biết rõ phần tử thì cũng biết rõ được toàn thể” (45D).
Trong một người thì tinh thần kết tinh ở não dương điều khiển, cơ thể (âm). Não bộ trung ương thống suất chung, các khu não bộ chức năng quản lý các mặt hoạt động cụ thể như hô hấp, tiêu hóa, tuần hoàn… tủy sống làm cầu nối giữa não bộ trung ương với các dây thần kinh để truyền dẫn tinh thần đi khắp châu thân điều khiển mọi biến hóa của các cơ bắp.
Trên Trời có Thiên hoàng (chúa Trời) thống suất chung, kế đến là các Thiên Thần quán xuyến từng hiện tượng trong Vũ trụ như mưa, gió, sấm chớp … và quán xuyến mọi sự sinh hóa ở các hành tinh.
Nhưng Trời ở đâu?
“Vạn vật đều bên ngoài là vật chất (âm), bên trong tinh thần (dương)” (58D). Liên hệ vào cơ thể con người thì mọi giác quan như da (xúc giác), mắt, mũi, miệng, tai… là những phương tiện vật chất để cảm nhận vạn sự khách quan đều lộ ra ngoài (âm ngoại), còn não là trung tâm thần thức chỉ huy thì ở vào bên trong (dương nội). Giữa Trời và Đất thì ở hành tinh là cõi vật (âm), con người và vạn vật sống bên ngoài vỏ Trái Đất (âm ngoại), còn Trời là tinh thần (dương) (như não) thì ở vào bên trong của Mặt Trời (dương nội).
Kinh dịch cũng nói: “Trời lạnh, Đất nóng”(84D). Trong cơ thể người thì não là thần như Trời, toàn bộ thân thể là vật chất như Đất. Trời lạnh Đất nóng biểu hiện ở cơ thể người thì cơ thể ấm, nhưng não bên trong lạnh, chính cái não lạnh mà con người trầm tỉnh, suy nghĩ chính chắn khi xử lý mọi việc (nếu đầu nóng lên thì xử lý công việc bao giờ cũng có sơ hở). Tương tự như vậy giữa Trời và Đất thì Trái Đất tuy bên ngoài lạnh mà bên trong nóng, còn Trời lạnh là Mặt Trời tuy ngoài nóng nhưng bên trong lạnh; sự sống nơi Mặt Trời là ở bên trong. Chính vì Trời lạnh mà đấng tối cao ban phúc giáng họa cho trần gian luôn luôn nghiêm minh và linh diệu.
Kinh dịch cũng nói: “Thu vào trong là âm, tán ra ngoài là dương” (54D). Trái Đất có lực thu vào trong, con người và vạn vật nhờ lực hút ấy mà bám được vào mặt ngoài của vỏ Trái Đất. Ngược lại ở Mặt Trời có lực từ trong đẩy ra ngoài (tán ra ngoài là dương), đấng tối cao nhờ lực đẩy ấy mà bám được vào mặt trong của Mặt Trời.
Trời Đất có sự giao hòa âm dương mà sinh hóa ra muôn loài; sự giao hòa từ – quang – nhiệt – thủy – khí là một vi diệu của thần thức đấng tối cao (xin xem bài Định luật hấp thu và chuyển hóa năng lượng).
Khi ta hít thở hỗn hợp vào đến ấn đường (mí giáp giữa 2 chân mày) nơi đây vừa tiếp nhận vừa tách hỗn hợp khí ra làm đôi: Nhiệt – thủy – khí xuống buồng phổi, phổi ép mạnh làm ngưng đọng nhiệt thiên nhiên thành 37o cho cơ thể, làm ngưng đọng hơi nước thành dung dịch máu, đẩy cacbonic ra khỏi hồng cầu, oxy thay vào hóa hợp chuyển máu đen thành đỏ, đưa qua tim chuyển nó đi ra nuôi cơ thể. Nhiệt và khí oxy còn kết hợp nhau nơi tim tạo nên khí khái như sự cương nghị, quả cảm; tâm lý tình cảm buồn, thương, ghét, giận… .
Quang – từ tung lên não gia trì nên tinh thần trí tuệ điều hành mọi sự vận động của cơ thể, trong đó quang tạo những sự thông minh, nhận biết vạn sự vạn vật; từ tạo khả năng suy tư và cảm ứng giữa não với các dây thần kinh nắm bắt thông tin để quán xuyến điều hành mọi mặt của các cơ quan trong cơ thể; quang – từ phối hợp nhau tạo nên sự nhanh nhạy trong nắm bắt thông tin và điều hành mọi sinh hóa và hoạt động của người và vật.
Quá trình sinh tồn con người luôn hấp thu quang – từ ấy mà làm cho tinh thần của mình luôn phát triển cho đến khi chết”. Và quang – từ là từ Mặt Trời, tức quang – từ chính là Thần của Trời.
Trong con người não chỉ huy cơ thể qua sự vận động của quang – từ trong hệ thống Thần kinh, nhờ vận tốc ánh sáng nhanh mà con người nắm bắt nhanh chóng mọi sư xảy ra đối với cơn thể mình (như kiến, muỗi cắn…); Trời cũng qua bầu nhiệt – khí – ánh sáng mà quán xuyến mọi hiện tượng trong Vũ trụ và trần gian.
2)- Những quy luật căn bản của Trời Đất:
Trời, Thần quán xuyến, điều hành các mặt trong Vũ trụ bởi các quy luật căn bản (2 quy luật): là âm dương, ngũ hành và 5 mối liên hệ Thiên – Nhân (mối liên hệ Thiên Nhân phần kế tiếp có nói rõ).
Âm dương là hai mặt sâu rộng quán xuyến mọi mặt trong Vũ Trụ và đời sống vạn vật, từ những hiện tượng đơn giản tự nhiên như: sự giao hòa nhiệt – khí – ánh sáng giữa Mặt Trời, Trái Đất, quan hệ giới tính để duy trì giống loài của người và các sinh vật, vận hành của dòng điện trong mạch, sấm chớp, sự hấp dẫn giữa các vì tinh tú… đến những vấn đề phức tạp về xã hội – chính trị – kinh tế và đến việc tu hành của các đạo gia… Nắm vững quy luật, tổ chức tốt các mối quan hệ thì tồn tại phát triển, làm sai quy luật thì tùy theo mức độ mà suy bại, diệt vong.
Trong thái dương hệ:
– Mặt Trời dương phát ra nhiệt độ cao (5.500o) và ánh sáng mạnh: nhiệt độ, ánh sáng mạnh hòa quyện nhau vận động nhanh (300.000km/giây), tạo nên uy lực lớn. Song song đó Mặt Trời quay quanh trục, phân điện cực nam dương, bắc âm. Điện lực ấy tán phát ra xung quanh. Nhiệt – ánh sáng tán phát ra hấp dẫn cùng từ trường dòng điện ấy tạo nên một hỗn hợp từ – quang – nhiệt phát tán mạnh ra xung quanh cung cấp năng lượng cho cả Thái Dương hệ.
Mới đây các nhà nghiên cứu ứng dụng công nghệ Ion trị bịnh có nói: “Tất cả tế bào đều cần Ion, đem con amib hay con chuột để trong môi trường có đầy đủ oxy nhưng không có ion chúng sẽ chết… Các Ion điện và ánh sáng ấy là từ Mặt Trời, đấy chính là tinh thần linh diệu của Tạo hóa.
– Trái Đất âm thu mạnh hỗn hợp từ – quang – nhiệt ấy bao quanh mình. Mặt khác Trái Đất phản ứng chuyển cacbonic thành oxy phun lên cung cấp tạo sự sống ở vỏ Trái Đất (như phân tích trước). Hỗn hợp từ – quang – nhiệt trên lại hòa quyện cùng khí oxy, hơi nước thành hỗn hợp mới: từ – quang – nhiệt – thủy – khí, đó chính là nguồn cung cấp sự sống và quán xuyến đối với người và vạn vật.
Con người có một cơ thể thống nhất, mọi hoạt động tưởng chừng là một dây chuyền trực tiếp cả. Nhưng giống như các vật dụng điều khiển từ xa mà ta xài!. Mọi tín hiệu từ não phát ra điều khiển các hoạt động của cơ thể đều gián tiếp từ xa, thông qua tủy sống và hệ thần kinh.
Ví dụ: Muốn cử động một ngón tay, ngón chân, không phải từ não dùng lực cơ học để điều khiển trực tiếp, mà não bộ phát tín hiệu thông qua vận động của tủy sống và các dây thần kinh mà điều khiển, tay chân ta thực hiện tức thời, không cần có giây phút nào cả. Chân tay cách xa não nhưng khi bị muỗi, kiến cắn thì thần kinh báo về nhanh chóng, ta phát hiện được ngay.
Trong cuộc sống vật chất các nhà khoa học chế tạo ra được những thiết bị điều khiển các vật dụng từ xa, lực điện điều khiển ấy tuy gián tiếp (qua bầu nhiệt – khí), nhưng sức mạnh của nó to lớn và nhanh hơn tất cả các lực cơ học truyền trực tiếp.
Cơ thể người hấp thu hỗn hợp điện – nhiệt – ánh sáng vào phản ứng biến máu đen thành máu đỏ và tạo nhiệt trong buồng phổi, hòa khí của Vũ trụ vào bầu máu, để nó lưu dẫn nhiệt khí khắp nơi nuôi sống cơ thể.
Khí oxy và huyết hòa vào nhau là dễ hiểu, còn nhiệt tạo ra thế nào?
“Vật chất không tự sinh ra cũng không tự mất đi…” vậy nhiệt sinh ra như thế nào?
Khí và huyết không thể vận hành nhanh, trong khi nhiệt mà ta hít vào là nhiệt hòa quyện cùng ánh sáng vận động với vận tốc cao (300.000 km/giây); phổi có chức năng lớn là tách nguồn nhiệt – ánh sáng ấy ra.
Về nhiệt: “Vật vận động càng nhanh nhiệt độ càng thấp”, nhiệt – ánh sáng hòa quyện nhau khi vận động nhanh nhiệt độ không cao, khi phổi tách khỏi nhau (tức sự vận động bị ngăn trở) nhiệt tức thời sinh ra uy lực lớn, tỏa nhiệt mạnh giống như nhiệt của dòng điện vận động nhanh không cháy đường dây, khi ta xài tạo điện trở lớn nó tỏa nhiệt mạnh vậy. Tức không phải phản ứng sinh ra nhiệt mà phản ứng làm ngưng đọng phát huy uy lực của nhiệt Vũ Trụ.
Nguồn nhiệt ấy hòa cùng bầu khí huyết lưu dẫn theo máu vận chuyển đi khắp nơi nuôi thân (nuôi phần vật chất âm của cơ thể), làm cơ thể ta mọi nơi đều có 37o. Do vậy, có thể nói tim là trung tâm của đời sống vật chất.
Một phần nhiệt – khí chuyển lên theo mạch máu vỏ não bao quanh bên ngoài nuôi não, còn bên trong não thì không có nhiệt – huyết nên não luôn lạnh.
3)- Sự sinh hóa tạo ra tinh thần:
Tinh thần chỉ có trong một thể vật cụ thể (của con người hay vạn vật) chớ không thể có trong chân không.
Tinh thần có tự sinh ra? Có mất đi không?
Về phần vật chất mọi người đều công nhận định luật bảo toàn năng lượng của Lomonoxop: “Vật chất không tự sinh ra, không mất đi mà chỉ có chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác”. Còn tinh thần thì sao? Định luật ấy đúng cả trong lĩnh vực Thần học.
Kinh Dịch cũng nói: “thái cực – sinh lưỡng nghi – Hai cực”, sinh là biến, không có nghĩa là từ không mà có. Vì vậy, không chỉ vật chất mà là tinh thần không phải là tự tạo ra và không bị mất, chỉ biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác.
Con người và vạn vật sống trong cái mạng lưới tinh thần tiềm ẩn trong bầu từ – quang – nhiệt của Mặt Trời bao phủ (hàm chứa tinh thần của Vũ Trụ) , người và vạn vật hấp thu từ – quang – nhiệt không chỉ tạo nên sự sống vật chất, mà nó còn tạo nên khả năng não quán xuyến, điều hành mọi cuộc sinh hóa. Đó chính là tạo nên tinh thần cho người và vạn vật.
Do vậy, ta khẳng định rằng tinh thần của con người và vạn vật đều là một bộ phận không tách rời với tinh thần của Trời, về điều này Kinh dịch cũng nói “Thiên nhân tương hợp” (129D).
Tuy nhiên tinh thần của con người cũng có tính độc lập tương đối, những hoạt động sinh hóa cơ thể, suy nghĩ điều khiển những hoạt động thông thường là do ta tự quản, còn đối với những vấn đề lớn lao mang tính quyết định trong tạo dựng cơ ngơi sự nghiệp thì đều do Trời quán xuyến, do vậy mà người giàu, sang hèn đều gắn chặt với Thiên số của tên họ, chính đó là nguyên nhân tạo nên cái phúc họa khác nhau của từng con người.
Khí huyết do tim làm trung tâm, thần kinh do não bộ trung ương điều khiển là hai hệ thống âm dương vận hành điều hòa song song trong cơ thể.
Vậy: Nếu vật chất không tự sinh ra và mất đi, thì tinh thần cũng không tự sinh ra và mất đi, mà chỉ có chuyển hóa từ dạng này sang dạy khác, sự sinh ra của tinh thần như nói trên, còn nó có tự mất đi không sẽ chứng minh phần dưới.
Nhiệt – thủy – khí vận hành trong bầu máu (cũng có nhiệt) là nguyên khí của Trời, nên cũng tạo ra một phần tinh thần trong đó, nhưng vì trong máu chỉ có nhiệt – thủy – khí không có điển và ánh sáng nên máu vận chuyển chậm theo lực cơ học, không có uy lực lớn; tinh thần trong bầu nhiệt – khí ấy chỉ tạo ra những cảm xúc, dục vọng bậc thấp, chậm chuyển hóa, tinh thần ấy (là thể vía) do Tim quán xuyến nên có thể nói tim không chỉ là trung tâm của cuộc sống vật chất, mà còn là trung tâm của đời sống tâm lý của con người (thuộc phần vía); đồng thời những hoạt động cảm xúc, tâm lý ấy cũng chịu sự quán xuyến chung của tinh thần kết tinh ở não.
Não phân chia thành nhiều khu vực với chức năng riêng biệt:
Não bộ trung ương tập trung phần lớn từ – quang của Trời tạo nên khả năng vi diệu của tinh thần, không những quán xuyến điều hành mọi sự vận động sinh hóa của con người, mà điều đặc biệt quan trọng là tạo tri thức, khả năng tư duy, xem xét xử lý sâu sắc mọi việc trong đời sống, đấy gọi là thể trí.
Ngoài người và động vật thì cây cỏ cũng hấp thu điển – nhiệt – khí – ánh sáng để sinh tồn và phát triển, trong đó chúng cũng hấp thu điển – ánh sáng tạo nên tinh thần điều khiển mọi sự vận hành sinh hóa của chúng, ngoài việc điều khiển sự vận động nội thân, tinh thần của chúng còn điều khiển những vận động phát triển thích nghi điều kiện của môi trường, như nhánh cây phát triển về hướng tróng, sáng để quang hợp nhiệt – ánh sáng, rễ phát triển về nơi có phân, có nước…
Kinh dịch nói “âm và dương mỗi cái thành một Thái cực đều chứa cả âm dương” (44D), tinh thần cũng là Thái cực sinh lưỡng nghi là thể trí và thể vía.
Bên cạnh việc tập trung ở não bộ trung ương để điều hành chung toàn diện mọi mặt của con người, nó còn phân chia ra các não bộ chức năng gồm các khu: Hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, hay các khu cảm giác: thính giác, thị giác, khứu giác, xúc giác… (như các vị Thần quán xuyến các hiện tượng vận hành Vũ Trụ trên Thượng giới, hay các Quan đại thần trong triều đình vậy). Thể vía còn theo tủy và hệ thống thần kinh phát tán xuống hạ tầng quán xuyến mọi sự sinh hóa, hoạt động trong đời sống như chính quyền địa phương vậy.
Kinh dịch nói: “Âm dương tuy hai mà một, tuy một mà hai”; thể trí thể vía cũng hai mà một, một mà hai, hai hệ thống cùng kết chặt nhau, trong khi thể trí kết tinh ở não bộ trung ương chỉ huy chung thì vía kề cận bên quán xuyến toàn bộ các khu não bộ chức năng điều khiển mọi sự sinh hóa, hoạt động của con người, một mặt lấy tim làm đại bản doanh nơi phát sinh mọi cảm giác, tâm lý tình cảm, ước muốn của con người, mặt khác vừa có sự phân tán xuống cơ sở gắn liền xuyên suốt mọi sinh hoạt, hoạt động của cơ thể từ khi con người sinh ra đến khi chết.
Thể trí (dương) tạo nên tri thức làm cho ta có những cảm xúc, tâm lý, tình cảm, tư duy của con người. Sự thể hiện vừa gắn bó vừa có tính tương đối giữa hai mặt như sau:
– Khi ta ngủ thể trí nghỉ chỉ còn thể vía hoạt động điều hành các bộ hô hấp, tiêu hóa, tuần hoàn, sự đồng hóa, dị hóa… (hoạt động trong vô thức).
– Khi thức hai mặt vừa gắn bó mật thiết nhau vừa có những hoạt động độc lập thể hiện 3 hình thái:
+ Những hoạt động trong vô thức như tiêu hóa, tuần hoàn, sự đồng hóa, dị hóa… thể vía tồn tại độc lập với thể trí.
+ Một số mặt vừa độc lập vừa có thể điều tiết: Như đại tiểu tiện, hay hô hấp là tự nhiên, đồng thời ta còn có thể điều tiết khi cần. Những tâm lý tình cảm, ham muốn, dục vọng là xuất phát từ thể vía, nhưng phải có thể trí gắn bó thì mới trong sáng.
+ Một số mặt gắn bó mật thiết với nhau, chỉ khi có thể trí thì thể vía mới cảm ứng, như cảm giác do thể vía quản lý nhưng phải thông qua thể trí ta mới biết được. Ví dụ: Sự cảm nhận của ngũ giác quan, cảm nhận thời tiết, khí hậu chỉ khi ta thức mới có. Những tư duy phán đoán quyết định mọi sinh hoạt, hoạt động là gắn bó mật thiết nhau giữa hai mặt.
Rèn luyện để cho tâm lý, tình cảm, lý trí hài hòa nhau là điều tối quan trọng trong cuộc sống, nó là một trong những nội dung quan trọng của việc tu luyện.
Năm quy luật gắn thiết thực với người và vật trong Trời Đất
Bên cạnh 2 quy luật căn bản là âm dương ngũ hành, mỗi người và vật sống trên Trái Đất còn chịu 5 mối liên hệ Thiên Nhân là:
– Vận mệnh Thiên định.
– Thiên Nhân cách (qua danh xưng).
– Phương hướng nhà cửa so cung mạng của người.
– Tuổi vợ chồng.
– Luật Nhân quả.
Để phân tích sâu hơn ta nghiên cứu thêm một số vấn đề mà nhân loại còn mơ hồ chưa có nhận thức rõ:
a/- Có ma không?
Tinh thần trong mỗi con người có hai bộ phận: thể trí kết tinh ở não bộ trung ương; thể vía cư tim quán xuyến thể vật.
Người chết thường 2 bộ phận không bị huỷ hoại một lượt, do thể trí và thể vía tách rời nhau, cái vía xuất ra không có trí dẫn đường không còn tri thức nhận biết mọi phải trái, trở nên lạc lõng vất vơ phảng phất quanh quẫn chỗ cũ, nhiều khi ẩn hiện mập mờ mà có người thấy gọi là “ma”.
Người mới chết: đang “sống an ổn” có thân xác có trí cùng với bao người thân, bây giờ mất tất cả, cái vía ấy quanh quẫn nơi mộ thì xác thối rữa dần, trở vào nhà người thân còn đó nhưng thố lộ tình cảm không được, và mọi người đều phớt lờ chẳng ai ngó ngàng đến mình, thèm khát vật chất cũng không ăn uống được, họ cảm thấy hụt hẫng chơi vơi đau khổ tột cùng, thậm chí có trường hợp vía người chết mượn xác người sống để thố lộ những ý muốn, khát vọng, mà nhiều người chứng kiến.
Sau 49 ngày, phần vía người chết được vong các tu sĩ mời tá túc nơi chùa gần nhứt, thời gian này ngày đêm ngửi mùi hương khói, nghe chuông mõ, kinh kệ, vơi dần nỗi khổ, bấy giờ họ có thể luân hồi bất cứ lúc nào.
Trong mỗi con người thì tinh thần dương, thể xác âm, ma là thể vía thuộc tinh thần, sao nói về “ma” người ta gọi là cõi âm?
Kinh dịch nói: “âm và dương mỗi cực cũng là một Thái cực sinh lưỡng nghi”
Trong toàn cơ thể thì tinh thần dương, thể xác âm, mỗi mặt cũng chia ra âm dương là:
– Về thể xác là âm: Trong đó não nơi kết tinh của tinh thần là dương (dương trong Âm).
– Tinh thần dương cũng chia hai mặt: thể trí dương, thể vía âm.
Nói âm cảnh hàm ý người chết chỉ có thể vía âm; không có thể trí dương, nói cõi âm không có ý nghĩa là một cõi nào khác, mà là những cái vía vất vơ phảng phất ngay trong không gian mà ta sống.
Người ta biết chết ngang, chết non, chết ngày trùng họ u muội không chịu vào chùa mà tiếp tục quanh quẫn nơi mộ, nhà cũ, một số vào nhà hoang, cây cao, ao sâu, số nầy dễ “thành ma”, chậm luân hồi hơn. Bởi:
Như trên đã nói thể trí và thể vía là hai mặt âm dương của tinh thần trong cơ thể, âm dương có sự giao hòa làm người hanh thông, đức độ, ngược lại là hung nguy. Người có đức độ chính là có sự giao hòa giữa hai hệ thống âm dương ấy. Nói cách khác Đức là do sự giao hòa âm dương giữa thể trí và thể vía sinh ra, người có rèn luyện đức độ sâu là thể vía có được sự hấp thu cái trí, cái vía có giao hòa với cái trí thì người thường thanh thản, tự tại, người thiếu đức những đam mê u muội dày dặc, lo âu, khổ ải. Người cao tuổi từng trải cuộc sống họ có thể trí dẫn đường không còn đam mê cuộc sống vật chất, khi chết cái vía được mang một phần thể trí trong đó dẫn dắt ổn định được vị trí của mình, còn người tham lam ích kỷ hay người chết non chưa kinh qua rèn luyện, thể vía nặng nề sự u muội nên vất vơ phảng phất.
Phần âm cũng chia nhiều bậc mà ngự những ngôi sao vị cao thấp khác nhau, ngoài vong những bậc cao ngự đền thờ, thánh thất, lăng, miếu, hoặc trong chùa, một số u mê hơn thì ẩn núp nơi tượng đài, nhà hoang, cây cao, ao sâu…số này do u muội mà chậm luân hồi và thường hay quấy phá người đời, với đình miếu khi khấn váy cũng có khi chừng mực ứng nghiệm, có khi không; nhưng nếu xem thường quấy phá, xâm phạm những nơi ấy thì tùy mức độ mà bị hại.
b/- Sự luân hồi:
Lý thuyết các tôn giáo đều xác định người có linh hồn và sau khi chết đều có luân hồi. Nhưng chưa có sự chứng minh rõ rệt.
Có nhiều trường hợp người vừa mới sanh đã kể lại tỷ mỷ được cuộc sống kiếp trước của mình mà người ta kiểm nghiệm hoàn toàn đúng sự thật.
Tuy chưa được mọi người chính thức công nhận, nhưng điều đó là sự thật hiển nhiên chứng tỏ con người có luân hồi. Nhưng vì sao có người còn nhớ lại “kiếp trước” của mình, còn tuyệt đại đa số là không?
Có thuyết giải thích là trước khi luân hồi do ăn cháo lú, nên quên mất. Một thuyết khác nói rằng trước khi luân hồi đi “qua cầu Nại Hà bắc qua sông Vong Xuyên uống bát canh “Quên lãng” mà quên cả”.
Trên hành tinh nầy tất nhiên không có cảnh ấy! Vậy nó ở đâu? Chắc chắn không ai trả lời được
Mặt khác trước khi luân hồi hồn và vía chỉ là 2 chất khí không có thể xác thì sao có ăn uống gì
cả! Những nhân định ấy là mơ hồ hư ảo, không có thật; giống như việc cúng tế người chết có ai ăn mất miếng gì đâu?
Đấy là một dự đoán chung chung không có cơ sở.
Đây ta có giải thích như sau:
Vạn sự vạn vật đều không tự sinh, không tự mất đi; mỗi con người có 2 mặt thể xácvà tinh thần cũng không mất đi; thể xác do đất sinh ra, khi chết xác chuyển trở thành đất; tinh thần cũng có 2 phần là hồn và vía: hồn do điển – ánh sáng từ Mặt Trời sinh ra trở về Mặt trời (thể trí thoát ra khỏi cơ thể nó theo dòng điện vận hành giữa Trời Đất mà phóng ra không trung, Mặt Trời thu về, theo Thiên số mà kết tập thành “hồ sơ” tồn trữ trên Thượng giới), thể vía sinh ra bởi thủy – khí của Đất và một phần nhiệt của Mặt Trời nên (phất phơ) nơi mặt đất, (nó cũng cùng Thiên số với thể trí).
Khi hóa thân tâm trí và cơ thể được tích hợp vào, theo tần số thí thích hợp nhau, vía chơi bây giờ mà có tích hợp có linh hồn, đột nhiên nhận được một cơ thể với những cảm giác chung quanh, giật mình bé khóc cũng là lúc quên tất cả mọi thứ trước kia, chớ không có ăn cháo lú, hoặc súp “quên” gì cả.
Nhờ linh hồn vẫn còn một phần kiến thức cũ, tái sinh nó trao làm cho thế hệ sinh ra sau kiến thức luôn luôn là cao hơn so với các thế hệ trước, đó là nguyên nhân của sự tiến hóa của con người.
Còn trường hợp người chết do bị nạn tại não bộ trung ương (nơi kết tinh cả thể trí và thể vía thống nhứt điều hành mọi mặt của cơ thể) làm cả hai cùng xuất ra một lượt, lúc ấy hồn vía gắn liền nhau, con người mãi nhớ quá khứ của mình, khi luân hồi hai mặt đã giao hòa sẵn, không phải trải qua sự biến động do phản ứng phối hợp nên người còn nhớ nguyên kiếp trước (trường hợp này rất ít người còn nhớ kiếp trước của mình).
Có trường hợp đặc biệt là người tu luyện thuần thục mở mang trí huệ đến độ thể vía thu nhận hoàn toàn tri thức do thể trí đem lại, sự hòa hợp vững chắc ấy làm cho con người vĩnh viễn nhớ lại mãi dĩ vãng của mình, và việc này rất hiếm có người đạt tới. nhưng đó là mục tiêu tối thượng mà người tu luyện cần đạt tới.
Một vấn đề đặt ra nữa là con người có luân hồi thì vì đâu mà nhân số phát triển? Ta giải thích được như sau:
Ngoài sự luân hồi còn có những sự “tạo ra mới”, gọi tạo ra chứ kỳ thực là sự biến hóa mới: Mỗi người sinh ra thì thể xác do sự phối hợp âm dương của Cha Mẹ, khi hài nhi ra đời hít thở khí mang từ – quang – nhiệt – thủy – khí (vốn mang tinh thần của Trời) vào mà hình thành tinh thần cho chúng. Cứ mỗi con người mới ra đời như vậy thì bầu từ – quang – nhiệt – thủy – khí vận hành trong Vũ Trụ bớt đi một ít, nhân số phát triển càng nhiều thì bầu khí càng giảm, tri thức của nhân loại cũng giảm theo. Do vậy kế hoạch hóa sinh sản, mỗi cặp vợ chồng chỉ sanh 1 đến 2 con là hợp lý đảm bảo sự tồn sinh cả về thể chất lẫn tinh thần cho nhân loại.
Ngoài hơn 9 tỷ người, còn có các loài cầm, thú, cây cỏ, côn trùng, cá, tép, rong tảo, vi sinh vật v.v… cũng có tinh thần, mỗi loại cũng có tầng số tinh thần riêng. Kinh dịch nói “Đồng thinh tương ứng, đồng khí tương cầu”, với cung bậc cao thấp của tầng số mà chúng đều nhận đúng cái tinh thần linh diệu của Trời Đất vào để điều hành sự sống của chúng.”
c/– Luật nhân quả:
Kinh dịch nói: “Theo đến cùng thay đức đầu của Kiền, muôn vật nhờ đó mà sống, đó là theo với Trời (dương), đức của Khôn (âm) dầy nên chở được tất cả sự vật” (49D); từ – quang – nhiệt của Trời không chỉ gia trì tạo nên tinh thần bước đầu, mà nó luôn theo đến cùng bổ sung tri thức và định hình thành luật nhân quả cho con người, ta giải thích được hiện tượng đó như sau:
Kinh dịch cũng nói: “Không có cái gì có đi mà không trở lại” (117D). Ngược lại không có cái gì có vào không có ra. Trong mỗi con người và vạn vật thì khi thu nhận những gì vào cơ thể đều có sự thải ra cái cặn bã sau khi chắt lọc hấp thu cái tinh tuý như ăn, uống thì thải bằng đại, tiểu tiện, thở hấp thu Oxy, thải ra Các-bo-níc, gọi chung là vật thải.
Tinh thần cũng vậy: từ – quang – nhiệt tạo nên tinh thần của mình, sau hấp thu, vận hành, cái bả của chúng được thải bỏ, gọi chung là thần thải.
Khi hít thở hỗn hợp từ – quang – nhiệt theo khí vào cơ thể thì đến khi thải chúng cũng theo khí mà đi ra.
Như vậy khí thải không phải chỉ có cacbonic như người ta biết, mà chúng là một hỗn hợp từ – quang – nhiệt – thủy – khí thải.
Ngoài ra đối với con người và động vật; cây cũng hấp thụ hơi nước, khí – thức ăn cho cơ thể và hấp thụ năng lượng Ion – quang, tạo tinh thần kiểm soát tất cả các hoạt động sinh hóa của nó; tất nhiên xài xong nó cũng thải ra chất thải, chất thải ấy hòa cùng thần thải của con người. Cả điện ta xài cũng thải ra cái bả nên nó cũng hao, sự hao ấy cũng không phải mất đi mà tất cả đều được thu gom lại vào khối thần thải.
Những chất thải ấy thiên nhiên thu nhận chuyển hóa phục hồi lại cái nguyên sinh của nó cung cấp lại cho sự sống:
Tất cả các từ – quang – nhiệt vào mặt đất. Mạch điện (âm) trong lòng đất có một chức năng quan trọng là tách hỗn hợp thành hai phần: hơi nước – khí và từ trường – quang – nhiệt thải.
– Vật thải vốn của Đất, Đất thu hồi trở về sinh hóa tái tạo cung cấp trở lại. Ví dụ: chất thải của tiêu hóa được đất chuyển thành màu mỡ cung cấp lại cho cây trồng phục vụ lại cho vạn vật. Khí thải: cacbonic cũng vậy, chúng được lòng Đất thu vào chuyển thành oxy cung cấp lại cho lòng Đất và mặt Đất.
– Từ – quang – nhiệt thải (thần khí thải) của hàng tỷ người và sự vật (gốc từ khí dương của mặt trời), Mặt trời cũng thu thập về: Như là mạch điện phát ra dương – âm thu.
Khí thần thải theo dòng âm điện trong lòng đất chuyển sang bắc tán phát ra; Mặt Trời phía bắc âm thu hút những thần thải về chuyển hóa thành từ – quang – nhiệt mới tán phát ra cung cấp trở lại, tạo thành vòng khép kín đảm bảo kéo dài vô tận cho cuộc sống của Thái dương hệ.
Như vậy cả từ – quang – nhiệt hàm chứa tinh thần cũng không tự sinh ra và mất đi mà chuyển hóa từ dạng nầy sang dạng khác như vật chất ta từng nói.
Con người biết phát minh ra máy tính xử lý dữ liệu một cách tinh vi, cơ thể con người, trái đất và mặt trời cũng “xử lý” sự kỳ diệu hàng triệu lần máy đó. Với chế độ ăn uống của con người nhiều thứ hàng ngày, hít thở không khí, cơ thể hấp thụ các chất theo luật “đồng thinh tương ứng” phân phối mà nuôi dưỡng các bộ phận cơ thể. Còn trên mặt trời thu được từ – nhiệt thải trên sự phục hồi trở nên từ tính – quang quang – nhiệt mới, mà hệ thống năng lượng mặt trời tuyệt vời hơn nữa là một phần từ – quang – nhiệt mới phổ biến trở lại trái đất, mà tùy theo các cấp độ của người tốt, người xấu khác nhau, được chuyển nhượng đối ứng trong cuộc sống thực (không phải chỉ là một sự tái sinh vào một cuộc sống mới). Mặt khác đa số, trong cuộc sống nhiều việc thiện, ác đã được xử lý cấu thành “bản án” chuyển cho các “kho” lưu trữ.
Khi chết thể trí thoát ra khỏi cơ thể theo dòng điện vận hành trong lòng Đất mà phóng ra không trung, Mặt Trời thu về, theo tầng số mà kết tập cùng những hồ sơ tồn trữ cũ, tạo thành tổng thể cái nhân của kiếp trước để lại cho kiếp sau.
d/- Để đức cho con:
Người ta có biết cha mẹ ăn ở có đức thì con cháu được hưởng phước. Nhưng việc lưu truyền linh diệu ấy như thế nào thì chưa ai hiểu thấu.
Để nghiên cứu trước ta đi sâu nghiên cứu về việc sinh con:
Sự giao hòa âm dương giữa Cha và Mẹ sinh ra con mọi người đều biết; đây dẫn giải ngắn gọn cái lý của vấn đề: Trong cơ thể người ngoài não và tủy sống thì cái tinh túy nhất của Trời Đất còn kết tinh nơi tinh của giống đực và noãn của giống cái. Trong đó, noãn là kết tinh của khí – huyết (âm), tinh là kết tinh của quang – điển (dương).
Sự giao hòa giữa Cha và Mẹ tạo thành hình hài của trẻ như trên, nhưng giai đoạn nầy không hình thành tinh thần cho trẻ, tức Cha Mẹ không tạo ra tinh thần; bởi bào thai chưa phải sự vật mới, bào thai mới có cơ thể hình (âm), chưa có tinh thần (dương), nó chỉ là một bộ phận của cơ thể người Mẹ; nó sống nhờ vào nhau thai của người mẹ.
Mỗi người khi sinh ra là có một tinh thần riêng, những Phúc hoạ của con người do thần của đấng tối cao tạo ra quản lý và gia trì theo định số của từng người, ngay cả sau khi chết thể trí và thể vía của Cha Mẹ đều có những tần số riêng. Vậy Cha Mẹ để đức lại cho con thế nào?
Trong mỗi con người thì mọi ý nghĩ việc làm đều do tinh thần dương khởi xướng điều khiển. Từ ý nghĩ đến hành động là một quá trình, trong đó hành động là xuất phát từ một quyết định dứt khoát, cái thiện ác thể hiện đậm nét nhứt của tinh thần. Cái tinh thần ấy vừa điều khiển hành động, mặt khác nó cũng đồng thời truyền dẫn vào từng phần tử vật chất của cơ thể tạo nên sự chuyển biến đồng bộ khối vật chất trong con người (những phúc nạn, thiện ác của con người đều thể hiện ra sắc diện mà ta nhìn thấy, đoán định trước). Vấn đề này cũng làm rõ thêm điều mà các nhà đông y nói rằng trong chuồng heo những con làm thịt sau ăn chúng độc hại, nghiệp chướng nặng hơn những con làm trước, bởi những con làm thịt trước đau đớn la hét đánh động làm cả chuồng hoảng sợ, căm thù càng tăng lên đối với những con làm thịt sau, những sự hoảng sợ, căm thù ấy một mặt kích động nên những la lét, mặt khác cái tinh thần đầy uất hận ấy cũng trang trải đi nuôi châu thân làm cho máu thịt chúng nhiễm đầy những oán hận.
Đứa con sinh ra là kết quả của cái tinh và noãn của Cha, Mẹ, cái tinh noãn được kết tinh sự tốt, xấu trong tinh thần của Cha Mẹ vào tạo nên một số tố chất riêng cho bào thai.
Kinh Dịch nói: “đồng thinh tương ứng, đồng khí tương cầu” (115D), khi trẻ em được sinh ra mang những phẩm chất của cha mẹ cho, nó chỉ có thể được đặt vía khí tương ứng tương đối mới nó cần; có nghĩa là linh hồn và vía của người đức kiếp trước cao hay thấp sẽ tích hợp vào đúng với những phẩm chất mà thai nhi có.
Chúng ta có thể hình dung ra 3 máy tính khác nhau: 1 máy chứa tầng của linh hồn, 1 máy chứa tầng vía, thứ ba chứa phẩm chất của thai nhi, ba mạch liên kết với nhau, trên cùng một tầng số, đến thời điểm định mệnh cả ba cùng nhau “đồng thinh tương ứng” đứa trẻ được sinh ra, hít hơi thở đầu tiên “đồng khí tương cầu” với sự tích hợp làm cho tất cả 3 cùng phối hợp nhau đúng theo năm, tháng, ngày, giờ sinh của nó. Đó là sự tiềm ẩn cái phúc của cha mẹ trao cho đứa con.
Do đó những phúc hoạ của mỗi con người được tạo thành bởi 3 yếu tố căn bản:
– Cái quả nhận được từ cái nhân mình tạo ra kiếp trước.
– Cái đức do Cha Mẹ để lại.
– Cái nhân từ cái đức mà mình tạo ra trước đó ngay trong đời sống thực tại.
Những may mắn, tai nạn theo luật nhân quả ràng buộc với nhau theo suốt đời người. Vì vậy, tạo nên nhân tốt cho cái quả tốt là tối quan trọng.
Vì vậy, song song với vận mệnh của Thiên Chúa, chúng ta cũng có thể điều chỉnh vận hội bằng kết quả từ cái nhân thực tế cuộc sống ngay bây giờ, nó là vô cùng quan trọng mà mọi người nên nhận ra (xem phần tiếp theo). Vì vậy mỗi người cần phải luôn luôn thực hành sửa chữa thường xuyên để không chỉ tốt cho đời sau, hoặc để đức cho con cháu; mà còn để tăng cường hoặc cải thiện bản thân cho tốt hiện nay.
Mặt khác cũng cần hiểu sâu sắc rằng những việc làm tốt xấu kiếp hiện tại chỉ cải thiện một phần chớ không thay đổi hoàn toàn cái lý số căn bản, do vậy có khi người ăn ở hiền hành, phước đức mà vẫn bị nạn thì cũng chớ nên trách phiền, ngược lại cần phải tu dưỡng sâu sắc hơn.
Giữa cha mẹ với con cái không những sự liên hệ bước đầu như trên, mà những việc làm tốt xấu của Cha Mẹ sau còn ảnh hưởng đến nhau, bởi những “vi xử lý” biến những việc thiện ác chuyển thành những phúc, họa cho cái quả của từng người Trời tán phát trở xuống trần gian, Cha Mẹ thụ lãnh phần lớn theo tầng số của mình, phần còn lại con cái mang tố chất của Cha Mẹ với sự “Đồng thinh tương ứng” cũng tiếp nhận.
Từng giây từng phút con người hít thở từ, quang, nhiệt vào cơ thể là tự nguyện đặt mình vào sự quản lý của đấng tối cao; ngay cả những suy nghĩ trong óc thôi (chưa thể hiện ra lời nói hay hành động) thì Trời, Thần cũng thấu đáo, bởi suy nghĩ là một hoạt động của Thần thức lĩnh vực mà Trời thống nhứt quản lý), tuy Trời Phật ở xa, mà rất gần, mọi ý nghĩ, việc làm của ta Trời Phật đều nhận biết một cách nhanh chóng.
Sự điều hành của Trời thần đối với thiên nhiên và vạn vật bằng việc phối hợp diệu kỳ giữa tinh thần (dương), vật chất (âm) (dùng lực Thần điều khiển tạo sự biến hóa của vật chất), chớ tuyệt nhiên không có phép mầu biến từ cái không thành cái có được như người ta đã tầm tưởng.
Việc ban phúc giáng họa cho trần gian là tổng hợp của hai mặt:
+ Với cơ thể người: Khi ta ăn tất cả vào, bao tử có chức năng nghiền nhỏ, nhưng phân bố các thứ đi đâu, để nuôi gì, có sự điều tíêt một cách tự nhiên theo quy luật, không cần chỉ huy trực tiếp của não.
+ Trong Trời đất thì: Trời, Thần điều hành Vũ Trụ theo luật tự nhiên (xin xem lại phần luật nhân quả), sự ban phúc giáng họa của Trời, Thần cũng nhẹ nhàng như vậy.