(Bổ sung luật thơ Thất Ngôn Bát Cú)
Thơ Đường hay Đường thi (chữ Hán:唐詩) là toàn bộ thơ ca đời Đường được các nhà thơ người Trung Quốc sáng tác trong khoảng từ thế kỷ 7 – 10 (618 – 907).
Thể loại thơ này nước ta kéo dài từ thời nhà Trần cho đến nửa đầu thế kỷ 20.
Các học giả Trung Hoa đã soạn nhiều bộ Thi Vận Tập Thành, thường gọi là sách Quan vận, là Vận thư. Mãi đến thập niên 40 của thế kỷ 20 trở lại đây, vấn đề “Thi Bệnh” được các nhà Thơ Việt Nam đem ra bàn tán và mổ sẻ sôi nổi. Trong đó đáng chú ý nhất là quan điểm của Nhà thơ Quách Tấn. Luật thơ Đường từ đó trở nên phức tạp.
Song song đó dòng thơ lãng mạn hiện đại xuất hiện, và Hàn Mặc Tử (寒默死 1912 –1940) là một nhà thơ khởi xướng ra Trường thơ Loạn. cùng với Quách Tấn (郭迅 1910–1992), Yến Lan, Chế Lan Viên được gọi là Bàn thành tứ hữu, nghĩa là Bốn người bạn ở thành Đồ Bàn.
Trong nhóm ấy thì Hàn Mặc Tử đứng đầu, làm nhiều bài thơ quái sau nầy được người đời tặng danh hiệu “nhà thơ điên” như các câu thơ:
“Ta khạc hồn ra ngoài cửa miệng ???
Há mình cho hồn văng lên muôn trượng!
……
Cả miệng ta trăng là trăng
Cả lòng ta vô số gái hồng nhan
Ta nhả ra đây một nàng???
……
Còn Quách Tấn đề xướng ủng hộ mạnh nhứt "Bệnh và Lỗi” Trong Thơ Đường Luật.
Thơ Đường luật bấy giờ bị 2 gộng kềm: Một mặt Quách Tấn quảng bá mạnh các “lỗi bịnh” gây khó khăn bế tắc cho người làm thơ Đường, Mặt khác Hàn Mặc Tử đẩy mạnh phát triển thơ tự do lãng mạn thu hút người theo.
Kể từ đó phong trào thơ Đường luật đã bị giảm đi đáng kể, cho đến thập niên 80 thế kỷ qua mới được vực dậy, và phát triển thành phong trào khá sâu rộng đến nay.
Trong sự phục hồi ấy lại xuất hiện một khó khăn là một số khá đông người đưa trở lại trên trang mạng những ràng buộc với “lỗi bịnh” phức tạp ấy, gây nhiễu loạn thông tin, nhiều người bế tắc trong nhận thức để làm thơ. Trong điều kiện đó cũng có nhiều người thấy được phần nào cái sai nhưng cũng không hiểu đâu là chính lý.
Trong đó về "lỗi Khổ độc" người ta nói: “Trong bài thơ, chữ thứ 1, thứ 3 không cần theo đúng luật bằng trắc (chữ thứ 5 không nên theo lệ bất luận).
3/- Dẫn ra 20 “8 lỗi”, “12 bịnh” mà nhiều người nói trên mạng(2):
———-
(2) Xem Phụ chú 1: “8 lỗi”, “12 bịnh” và việc dựa vào “lỗi, bịnh” phê thơ danh nhân, nơi link cuối bài viết.
———-
DÙNG KINH DỊCH GIẢI LÝ TOÀN BỘ LUẬT THƠ VÀ “LỖI, BỊNH”:
Kinh Dịch nói “Quân bình là định luật bất di bất dịch của Dịch đạo”, “Cái thái quá biến cái mà ta muốn thành cái điều ngược lại với cái điều ta muốn”. Luật bằng trắc nói “nhứt tam ngũ bất luận”, “nhị tứ lục phân minh”, theo đó chỉ nên tóm tắt 3 chữ nhị tứ lục (2, 4, 6) là đủ; nhưng người ta kê ra cả 7 chữ là thừa, là thái quá, từ đó mà ra ý kiến: “chữ 3, chữ thứ 5 các câu lẻ đáng là bằng mà đổi ra trắc và chữ thứ 5 các câu không vần đáng là từ bằng mà đổi ra trắc là khổ độc"…
Đã là Luật thì phải tuân thủ nghiêm túc, Nhứt tam ngũ (1, 3, 5) bất luận là không có xác định bằng trắc gì cả, sao có cái việc phải thế nầy thế kia? Nếu buộc chữ 3, 5 thế nầy thế kia là bất tuân luật! Từ việc áp đặt bằng trắc vào các chữ 1, 3, 5 mà ra sai lầm, nếu chỉ kê bằng trắc 3 chữ 2, 4, 6 sẽ không có tệ nạn ấy!
Kinh Dịch cũng nói "Phải tận kỳ tánh cùng kỳ lý". Từ chỗ thấy vài câu thơ chữ thứ 5 và thứ 7 cùng dấu sắc, hỏi ngã, hoặc 1 chữ hỏi, ngã, 1 chữ dấu sắc nghe trúc trắc; không hiểu rõ sự lý, người ta vội kết luận ngay là “đáng bằng mà đổi ra trắc là khổ độc”; tiếp đó người ta còn đưa ra nhiều lý thuyết hỗn tạp không chuẩn khác.
I.- TRIẾT LÝ CĂN BẢN CỦA KINH DỊCH:
Kinh dịch nói “Vạn vật trong vũ trụ không vật nào không phải là Thái cực, Thái cực sinh lưỡng nghi”, là sinh âm dương: âm dương là 2 mặt trái ngược tương phản nhau tồn tại bên trong tạo nên sự vận động sinh hóa của vạn vật.
Vạn vật nói ở đây là sự vật có vận động sinh hóa; Kinh Dịch nói vật đứng im là vật chết, vật vận động là có âm dương; như cái nhà cất mà bỏ hoang là vật chết, có người ở có hít thở khí Trời Đất, có hoạt động là có âm dương. Thơ văn cũng vậy, lúc mới làm thì chỉ là mãnh giấy viết chữ vào, nhưng viết xong câu thơ, đọc tới lui nghiền ngẫm là có sự tác động của tinh thần con người là nó có âm dương “có thần”, đó là sự vi diệu của tạo hóa.
Kinh dịch cũng nói: dương cứng, thẳng, âm mềm, yếu; các số lẻ 1,3,5,7,9 là dương, số chẵn 2,4,6,8 là âm; với thơ thì vần bằng là âm,vần trắc là dương(3).
———-
(1)Xem Dùng Kinh Dịch lý giải Luật thơ cuối phần Phụ dẫn..
———-
Dựa vào âm dương xin nói lướt qua: nghệ thuật và về các thể thơ:
– Cầm kỳ thi họa là nghệ thuật phải dịu dàng (âm) không thể dùng dương cứng nhắc, ngay cả chơi cây kiểng phải hơi xiên, dáng ẻo lả (âm) mới đẹp, không thể dùng cây suông thẳng đứng (dương). Thơ càng phải vậy:
Trong một quần thể thì Trời Đất ứng chiếu vào chủ thể, từ đó tỏa ra các phần tử khác. Trong câu thơ thì chữ cuối là chủ.
– Thơ lục bát các chữ cuối câu 6, 8 đều là âm, và đều là vần bằng âm, nên thơ lục bát êm dịu nhứt trong các loại thơ.
– Thơ song thất lục bát 2 câu 7 chữ, 1 câu 6, 1 câu 8 gồm có 1 chữ trắc (dương), 3 bằng âm, (3 âm 1 dương), có âm dương nên mạnh hơn, trong khi thơ lục bát chỉ có âm nghe liên tục sẽ nhàm chán thì song thất lục bát dễ chịu hơn.
– Thơ Đường luật dứt chữ 7 dương, mà thơ vần bằng bao hàm 5 câu vần bằng âm, 3 câu vần trắc dương, (5 âm 3 dương) quân bình âm dương hơn, và âm nhiều hơn dương vẫn giữ được sự êm dịu mà mạnh mẽ hơn 2 loại trên.
– Thơ ngũ ngôn 1 bằng 1 trắc lại dứt câu chữ thứ 5 (dương), là dương lấn át âm nên kém êm dịu.
Như vậy thơ Đường vần bằng với tỷ lệ âm dương 5-3 âm dương quân bình hơn cả mà vẫn giữ được tính âm êm dịu của thơ ca, vừa mạnh mẽ rắn chắc, lại có sự độc đáo của 2 cặp đối nên là loại thơ hay, được mọi người ưa chuộng nhứt.
Ngược lại bài thơ thất ngôn bát cú vần trắc (dương làm chủ) chói tai hơn tất cả các loại thơ. Do đó chỉ nên làm thơ vần bằng; trong 1 tập thơ chỉ nên có 1, 2 bài thơ vần trắc, không nên nhiều loại nầy sẽ làm tập thơ dễ chán.
(xin liên hệ so sánh 2 thể thơ lục bát và Đường luật trong 1 bài thơ chuyển thể của tôi):
(2)Tên nước ta xưa
A.- LUẬT BẰNG TRẮC:
Trước cần khẳng định phải theo luật chuẩn của người xưa: “nhứt tam ngũ bất luận”, “nhị tứ lục phân minh”, phải tuân thủ vô điều kiện chớ không phải chữ thứ 5 không tuân theo như nhiều người nói (phần Luật Âm sắc phía sau sẽ nói kỹ).
1)- Vì sao luật bằng trắc phải là Nhị tứ lục phân minh?
Văn thơ, ca nhạc là hoạt động nghệ thuật đi vào tâm lý tình cảm con người là âm mềm mại, êm dịu. Trong bài thơ Đường thì các chữ 2, 4 , 6 là các số chẵn âm. Phải lấy các số 2, 4 , 6 “Nhị, tứ, lục phân minh” âm làm sườn tạo sự êm dịu đi sâu vào tâm lý tình cảm con người, các chữ số 1, 3, 5 dương chỉ là phụ họa không có vai trò quyết định trong bài thơ, nên là bất luận.
Do đó bảng sắp xếp các vần bằng trắc chỉ cần xếp 3 chữ số chẵn là 2, 4, 6 và chữ 7 cuối câu là đủ, sẽ chặt chẽ cho quy định về luật bằng trắc và luật niêm, không cần phải kê cả 7 chữ, xếp cả 7 chữ sẽ là thừa và gây ngộ nhận cho người làm thơ, bởi luật chỉ bắt buộc các chữ số 2, 4, 6 (cả luật bằng trắc và luật niêm); còn các chữ 1, 3, 5 “Nhứt tam ngũ bất luận” (không bắt buộc bằng hay trắc trong mọi trường hợp – luật âm sắc có ghi rõ).
Hình thái của luật bằng trắc luật niêm và luật vần:
Trong 2 hình: Bảng trên là bảng luật bằng vần bằng, bảng bên dưới là luật trắc vần bằng. Trong mỗi bảng thì:
Hàng ngang trên là 3 số: 2, 4, 6 (âm) chỉ các chữ nhị tứ lục phân minh. Kế dưới đó là 3 chữ Bằng Trắc Bằng, và sau cùng là chữ thứ 7 cuối câu, các câu hàng chẵn chữ B (v) là vần bài thơ.
Hàng dọc phía trước là thứ tự các câu thơ.
Chữ xanh là âm, đỏ là dương.
– Các mủi tên ngắn màu đỏ chỉ mối niêm dính theo “đồng khí tương cầu: bằng (âm) theo bằng (âm), trắc (dương) theo trắc (dương), các câu 2 với 3, 4 với 5, 6 với 7.
– Các mủi tên trung bình kế đó màu xanh chỉ sự “đồng thanh tương ứng” theo vần các câu 1 với 2, 2 với 4, 4 với 6, 6 với 8.
– Mủi tên dài bên ngoài màu xanh chỉ sự “đồng thanh tương ứng” theo vần giữa câu 1 với 8.
Về loại thơ vần trắc: Chỉ cần đổi bằng trắc chữ thứ 7 sẽ thành thơ vần trắc, nên không đăng thêm dạng thơ nầy.
Về vần: Nếu các chữ cuối câu 1, 2, 4, 6, 8 không vần nhau thanh âm bài thơ chói, không êm dịu là thất vận.
2.- Hai mặt âm dương liên quan với bằng trắc trong câu thơ:
1/- Quy luật trong vạn vật là bề trên ứng chiếu vào ngôi vị chủ, do đó chỉ xem xét mối quan hệ các chữ với chữ thứ 7; không xem xét lung tung bên ngoài, những “lỗi bịnh” Điệp điệu, chính nữu, bàng nữu là nói chơi vơi bên ngoài không đáng.
2/- Kinh Dịch cũng nói: Phía trước là dương, phía sau là âm. Theo đó 3 chữ 1, 2, 3 là cụm dương, chữ thứ 4 ở giữa trung dung, phía sau 3 chữ 5, 6, 7 là cụm âm.
Hai cụm âm với dương là hòa hợp nhau, không có sự khắc chế; do đó chữ thứ 2 so với các chữ 6 và 7 là ở 2 âm với dương là hòa hợp, không có khắc nhau, không phải xem xét, mặt khác 2 với 6 không liên quan chữ thứ 7 càng không phải xem; 2 bịnh “Tiểu vận”, “phong yêu” là vô lý; từ những cái gọi là lỗi ấy mà một số người thiếu tri thức phê bình một số bài thơ của các danh thơ là sai trái (xin xem phần dưới). Cần loại bỏ 2 loại “lỗi bịnh” ấy.
3/- Về “Khổ độc”: tuyệt đối không xem xét các chữ 1, 2, 3; chỉ cần phải xem xét mối quan hệ các chữ 5, 6, 7.
Nhưng còn phải xem xét âm dương: chữ 6 âm, 7 dương không kỵ không phải xem xét, chữ 5 với 7 dương với dương đối lập nhau nên phải xem xét.
Về thơ thì trắc là dương, vần bằng là âm, do đó những câu chữ 7 trắc chữ thứ 5 bằng, hoặc chữ thứ 7 bằng chữ thứ 5 trắc là âm dương hòa hợp không có gì phải nói; chỉ còn lại chữ 7 và 5 cùng trắc (cùng dương) và cùng bằng (cùng âm) mới có đối lập cần xem xét.
Về thơ các chữ dấu sắc, hỏi, ngã, nặng vần trắc, các chữ không dấu và dấu huyền vần bằng, đó là căn bản cho luật bằng trắc, nhưng về âm sắc còn phải đi sâu thêm 1 bước là phân chia âm cao và trầm: Theo Kinh dịch thì âm cao là dương âm thấp là âm, chữ dấu sắc, hỏi, ngã là nhóm âm cao, chữ không dấu là trung dung, chữ dấu nặng và huyền là nhóm âm trầm (do đó chữ dấu nặng là dương trong âm) .
Các chữ cùng dấu trong cùng nhóm là khắc nhau, tức là các chữ 5 và 7 cùng dấu với nhau sẽ khắc, đó là quy tắc bất di bất dịch về “khổ độc” (kể cả chữ dấu huyền) không phải “trắc đổi ra bằng bao giờ cũng được”.
Chữ dấu nặng so với chữ các dấu sắc, hỏi, ngã tuy cùng vần trắc, nhưng khác nhóm: chữ dấu sắc, hỏi, ngã thuộc nhóm âm cao (dương), chữ dấu nặng nhóm âm thấp (âm) không khắc nhau, do đó chữ thứ 7 dấu sắc, hỏi, ngã với chữ thứ 5 dấu nặng và ngược lại là hài hòa không có “khổ độc” do đó “lỗi bịnh” “khổ độc” nói “chữ thứ 5 các câu lẻ đáng là bằng mà đổi ra trắc là khổ độc” là sai. Chữ thứ 5 là bất luận nên nếu giữa chữ 5 và 7 cùng trắc mà dùng đúng (dùng 2 chữ khác nhóm) như vừa nói trên vẫn tốt (xem thêm phần âm sắc).
Riêng chữ dấu huyền và không dấu có nói rõ trong phần Luật Âm sắc bên dưới.
C. LUẬT VẦN.
Thơ Đường có 8 câu thì thơ vần bằng 5 câu dứt vần bằng (âm), trong đó 2 câu đầu liên tục vần bằng (âm) tạo sự êm dịu cho bài thơ.
Về vần chia thành 2 loại: chính vận và bàng vận (vần chính và vần lân cận). Ví dụ: câu đầu chính vận ai, các vần ơi, oi, uôi, ươi là bàng vận và ngược lại, hay an chính vận thì ăn, ân, on, ôn, ơn là bàng vận, in chính vận thì inh, anh là bàng vận… . trong bài thơ có thể chỉ 1 vận là hay nhất, hoặc 2 hoặc 3 vần, đều được, có điều chú ý từ câu vần chính đến vần bàng cần giáng cách bởi 1 câu là tốt nhứt.
Như Bài CHƠI ĐỀN KHÁN XUÂN của bà Hồ Xuân Hương:
Êm ả chiều xuân đến khán đài
Lâng lâng chẳng bợn chút trần ai
Ba hồi triêu mộ chuông gầm sóng
Một vũng tang thương nước lộn Trời
Bể ái nghìn trùng khôn tát cạn
Nguồn ân muôn trượng dễ khơi vơi
Nào nào cực lạc là đâu tá?
Cực lạc là đây chín rõ mười.
2 câu đầu chữ đài và ai hài hòa nhau, thông qua câu 3 vần trắc chót, đến câu 4 chữ Trời là hợp lý.
C. LUẬT NIÊM.
Niêm nghĩa là dính với nhau, là sự liên lạc luật bằng trắc của hai câu thơ trong một bài thơ Đường luật.
Các cặp câu: 2 với 3, 4 với 5, 6 với 7 (và 1 với 8 ); nếu trong bài thơ viết sai bằng hoặc trắc chỗ nào đều là thất cả luật bằng trắc và thất cả niêm, là hỏng.
D. LUẬT ĐỐI:
Bố cục một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật theo truyền thống thường được chia gồm 4 phần: Đề, Trạng (thực), Luận, Kết. Trong đó 4 câu Trạng (thực), Luận là 2 cặp đối.
Hai cặp đối là tinh hoa của bài thơ. Nó là đặc điểm chính để nhận biết một bài thơ Đường luật. Hai cặp đối này còn giúp đo lường trình độ làm thơ Đường luật của tác giả.
Những câu phải đối trong một bài thơ bát cú: trừ hai câu đầu, hai câu cuối, còn bốn câu giữa cứ hai câu đối nhau: 3 với 4; 5 với 6.
Một bài thơ thất ngôn bát cú mà không có 2 cặp đối ở Trạng (Thực) và Luận thì không phải là một bài thơ Đường luật.
Đối là song sánh đồng thinh tương ứng với nhau (cả sự âm dương tương ứng nhau), nó gồm 2 trường hợp:
– Hai từ trái ngược đối lập với nhau như: Trắng với đen, thắng với thua; mạnh với yếu, cao với thấp, vinh với nhục, hiền với dữ, khôn với dại, hay với dở… .
– Hai từ cùng tính chất trong 1 cơ thể, trong 1 sự vật hiện tượng như: Tâm với thể, sức khỏe và thể trạng, tinh thần và ý chí, đẹp với hay, dài với tròn…
E.- Dùng luật âm dương tương phản tương hợp và "đồng thinh tương ứng, đồng khí tương cầu" của Kinh Dịch xem xét tổng thể 8 câu thơ càng thấy sâu hơn sự chặt chẽ khít khao của thơ Đường.
1- Luật "đồng thinh tương tứng":
Hai vật "đồng thinh tương ứng" là cùng loại thì ứng nhau: trong thơ Đường 2 cặp đối thì 2 từ cùng tính chất "đồng thinh tương ứng" như: Hai từ trái ngược đối lập với nhau hoặc Hai từ cùng tính chất trong 1 cơ thể của 1 sự vật (xem lại mục luật đối vừa nêu). Luật đồng thinh tương ứng dễ hiểu như vậy.
Còn lại 2 luật Mậu thuẫn "âm dương tương phản mà tương hợp" và "đồng khí tương cầu" là đặc điểm sâu sắc nhứt của Kinh dịch:
2- Luật Mậu thuẫn "âm dương tương phản mà tương hợp" :
Luật mâu thuẫn của Kinh dịch là hai mặt Âm Dương tương phản (trái ngược nhau) mà lại hòa hợp nhau tạo thành sự vận động sinh hóa của vật. Trong thơ Đường luật tương phản bằng trắc giữa 2 câu 1 và 2; 3 và 4; 5 và 6; 7 và 8; là BTB với TBT.
3- Luật "đồng khí tương cầu":
Âm dương tương phản mà tương hợp tạo nên sự vận động sinh hóa của vật như trên, nhưng âm dương chỉ giao nhau gián tiếp không thể trực tiếp như 2 cực của bình Acqui phải giao nhau qua trung gian vật sử dụng điện, không thể câu trực tiếp sẽ quân bình hết điện ngay (nghĩa là âm dương tương hợp nhưng bất hợp nhứt).
Ngược lại 2 mặt cùng dương hoặc cùng âm thì đối lập đẩy nhau, nhưng chỉ động vật vô thức trong tự nhiên thì đối lập tuyệt đối (như 2 con gà trống chẳng hạng), còn với đối tượng có sự tác động của tinh thần thì lại là "đồng khí tương cầu"; như 2 đám mây cùng tích điện âm hay cùng tích điện dương sẽ đẩy nhau, nhưng để tạo thành đám mưa lớn thì thiêng liêng tập trung một khối lượng mây tích điện cùng âm hay cùng dương thành 1 khối lớn.
Trong mạng lưới điện thì: khi mới tạo ra nguồn nào đó muốn hòa cùng lưới điện Quốc gia phải nối 2 điện cực dương với dương và âm với âm. Đó là sự đồng khí tương cầu (cùng dương hoặc cùng âm là đồng khí mới tương cầu).
Hai câu thơ niêm với nhau khi nào các chữ tương ứng (cùng là bằng âm), hoặc (cùng là trắc dương), thành ra bằng âm niêm với bằng âm, trắc dương niêm với trắc dương.
Trong bài thơ Đường 8 câu đều liên quan khít khao theo 3 quy luật nói trên:
– Câu 1 với 2 là Âm dương tương phản mà tương hợp:
BTB với TBT hay TBT với BTB.
– Câu 2 với 3 là niêm với nhau theo luật đồng khí tương cầu (trắc dương với trắc dương và bằng âm với bằng âm).
– Câu 3 với 4 là Âm dương tương phản mà tương hợp, đồng thời vừa là sự đối "đồng thinh tương ứng".
– Câu 4 với 5 là niêm với nhau theo luật đồng khí tương cầu (trắc dương với trắc dương và bằng âm với bằng âm).
– Câu 5 với 6 là Âm dương tương phản mà tương hợp, đồng thời vừa là sự đối "đồng thinh tương ứng".
– Câu 6 với 7 là niêm với nhau theo luật đồng khí tương cầu (trắc dương với trắc dương và bằng âm với bằng âm).
– Câu 7 với 8 là Âm dương tương phản mà tương hợp.
– Câu 8 với 1 là trở lại niêm với nhau theo luật đồng khí tương cầu (trắc dương với trắc dương và bằng âm với bằng âm).
Sự liên quan nhau theo luật của cả 8 câu như trên là độc đáo mà không loại hình nghệ thuật nào có.
Tổng thể thì khít khao như trên, còn riêng trong 1 câu thì chỉ có luật bằng trắc ấn định đối với các chữ số 2,4,6 và ấn định chữ thứ 7 cuối câu; còn có kẽ hở mà một số quan điểm sai lệch vin vào đó đưa ra những lỗi bịnh vu vơ gây phức tạp trong nhận thức và làm thơ. Do đó đưa ra thêm điều luật mới qui định chặt chẽ bịt kín kẽ hở là cần thiết.
——
F. LUẬT ÂM SẮC:
Bốn luật: bằng trắc, vần, niêm, đối là căn bản cho việc làm thơ, nhưng còn thiếu. Kinh Dịch nói “số 5 là số sinh hóa của vũ trụ, không có số 5 là trong vũ trụ không có gì cả”, sự khuyết tạo kẽ hở cho 1 số người có hiểu biết không thấu đáo mọi lẽ đưa ra nhiều ý kiến khiếm khuyết, nhứt là 8 “lỗi” 12 “bịnh” gây nhiễu loạn thông tin, khó khăn cho người nghiên, cứu làm thơ.
Dùng Luật âm sắc (luật thứ 5) để xem xét thêm ta sẽ giải quyết rốt ráo đầy đủ, chặt chẽ thấu lý tình hơn, triệt tiêu những khuất tất với luật thơ.
Lại có người thắc mắc âm sắc là gì? Sao gọi âm sắc?
Xin giải thích thêm: Âm sắc là Đặc trưng của âm, là phân biệt các âm về độ cao và độ to; với nhạc người ta thường dùng từ âm sắc để so nhau các nốt nhạc trong 1 đoạn nhạc, trong đó lời ca thường dùng chữ có dấu ứng với độ cao và trầm của nốt nhạc (ví dụ lời ca chữ dấu sắc cho nốt cao, dấu huyền cho nốt trầm…).
Thơ cũng có hàm chứa âm điệu như nhạc, các dấu (chỉ chữ Việt mới có), dùng đúng sẽ tăng giá trị của câu thơ, mà chưa ai nghĩ về khái niệm âm sắc trong văn thơ.
Chữ Việt, tiếng Việt là ngũ âm:
– Chữ dấu sắc: âm cao (dương).
– Chữ dấu hỏi ngã: âm trung cao, cũng gọi cận cao (dương)..
– Chữ không dấu: âm trung (trung dung).
– Chữ dấu nặng: âm trung trầm, cũng gọi cận trầm (dương trong âm).
– Chữ dấu huyền: âm trầm (âm).
Trong đó âm cao và cận cao âm sắc gần giống nhau nên có thể quy lại gọi chung là (nhóm âm cao)(dương); còn âm trầm và cận trầm (cùng nhóm âm) tuy phát âm gần giống, nhưng 1 vần bằng (âm) 1 vần trắc (dương) nên giữ nguyên (chữ dấu nặng trắc dương, nhưng trong nhóm âm trầm âm nên gọi dương trong âm).
Do đó để đơn giản ta có thể gom lại 4 âm là: cao (nhóm âm cao), trung, cận trầm và trầm.
Luật:
Chữ thứ 5 và thứ 7 không dùng từ cùng âm sắc (không cùng dấu và cùng nhóm âm sắc), ngoại trừ chữ âm trung (chữ không dấu).
Luật áp dụng chung cho tất cả các câu: kể cả câu chữ chót âm trầm (chữ dấu huyền); không phải chỉ quy định với câu vần trắc chót.
Phân tích cụ thể:
– Các chữ dấu sắc, hỏi, ngã (nhóm âm cao dương): dương với dương khắc, nên vừa kỵ bản thân vừa kỵ các chữ khác trong nhóm; chữ 7 có 1 trong các dấu ấy sẽ ky chữ 5 dấu đó và các dấu khác cùng nhóm.
– Dấu nặng trắc dương nhưng trong nhóm âm trầm (âm) nên chỉ kỵ bản thân, còn so các chữ dấu sắc, hỏi, ngã (nhóm âm cao dương), 2 nhóm âm với dương không kỵ, nên chữ 7 dấu nặng không kỵ chữ 5 các dấu sắc, hỏi, ngã và ngược lại (tuy cùng là vần trắc).
– Chữ không dấu là trung dung không kỵ bản thân và bất cứ dấu nào.
– Chữ dấu huyền cùng chữ không dấu là vần bằng nhưng chữ không dấu trung dung, dấu huyền lảnh trọn gói âm; chữ dấu huyền với chữ dấu nặng cùng nhóm âm nhưng chữ dấu nặng trắc dương, chữ dấu huyền lãnh trọn gói âm; với tính cách cực âm ấy chữ dấu huyền lãnh chầu đôi âm, vừa kỵ chữ 5, vừa kỵ cả chữ 4 cùng dấu.
——–
(1)Xem Phụ chú 1: Một số dẫn giải về luật Âm sắc nơi link cuối bài viết.
——–
Kết luận về luật Âm Sắc:
Luật “Âm sắc” vẫn tuân thủ nghiêm túc luật bằng trắc, cụ thể là chữ 5 vẫn bất luận về bằng trắc, chỉ luận âm sắc.
Để dễ hiểu hơn ta có thể nói gọn 1 câu: Chữ thứ 5 và 7 có dấu không nên trùng nhau, không dấu bất luận (nhưng không phạm 3 chữ cùng không dấu liền nhau). Riêng câu chữ 7 dấu huyền kỵ cả chữ thứ 4 và 5 cùng dấu.
Do đó áp dụng luật bằng trắc và luật âm sắc nầy đủ để chuẩn mực bài thơ Đường, bỏ hẳng quan điểm câu mà chữ 7 vần trắc, chữ thứ 5 không được dùng vần trắc.và cũng bỏ luôn khái niệm “khổ độc”, vì nếu làm đúng cả 2 luật thì bài thơ không còn chỗ nào có cái gọi là “khổ độc”nữa.
Bài thơ (diễn ca):
Phần tự dịch cốt nêu rõ nội dung luật, có chỗ dụng trùng từ (chữ dấu và nặng) do chữ dấu và nặng dụng nhiều lần. Mong quý đọc giả thấu lý.
Những nội dung trên cần được bổ sung thành luật hẵn hòi để chặt chẽ với bài thơ Đường.
Quý Thi hữu và đọc giả có thể xem thêm mục Thi ca trong mục Văn hóa nơi website Cải tạo hoàn cầu (caitaohoancau.com).
Tóm lại:
Bốn luật căn bản là: Luật bằng trắc, luật Niêm, luật vần, luật đối đủ cho việc làm 1 bài thơ Đường mà xưa nay các vị tiền bối đã làm. Bốn luật ấy giống như ngôi nhà xây dựng kiên cố với những bố trí sát sao mọi vật dụng đúng vị trí, nhưng còn thiếu 1 yếu tố quan trọng khác là không có rào giậu bảo vệ, ai muốn vẽ vời lên tường thế nào cũng được, một số người nắm bắt được sơ suất của luật, nhưng thiếu tri thức toàn diện đã đưa ra những luận điểm thiếu chuẩn xác gây nhiễu loạn thông tin gây khó khăn cho sự phát triển của thơ.
Luật âm sắc là luật thứ 5 có vai trò như là rào giậu, cổng ngõ bảo vệ xung quanh, không còn kẻ phá phách được nữa, tất cả 5 luật trở thành trụ cột vững chắc thuận lợi cho con đường tiến triển tốt đẹp của thơ Đường vậy.
Và cần chú ý 4 vấn đề:
Trong 8 “lỗi” thì 3 “lỗi” mới đưa ra là vô giá trị. 12 “bịnh” có đến 8 là vu vơ. Không cần xem mà nhiễu loạn thông tin. Chỉ còn lại 4 nghiên cứu áp dụng (có miễn trừ) như sau:
1)- Không điệp từ: một từ không nên dùng 2 hay nhiều lần vô ý thức (ngoại trừ loại thơ độc vận, và nhấn mạnh nội dung nào đó, hay cần nói thêm nội dung gắn liền với từ đó).
2)- Tựa bài thơ Không từ trùng chữ với 4 câu Trạng (thực), Luận (ngoại trừ bài thơ độc vận và để nhấn mạnh nội dung nào đó).
3)- Không phạm trùng ý: nói lại một ý nào đó đã nói trước (ngoại trừ trường hợp câu 8 lập lại câu đầu).
4)- Bốn chữ đầu 2 cặp đối cần chia mỗi cặp 1 loại từ bài thơ sẽ hay hơn tất cả cùng một loại từ (vấn đề không bắt buộc).
*Ví dụ bài thơ của tôi: THUẬN LÝ TRỜI
Bài làm trước |
Sau sửa lại |
Đại Việt vinh thăng thuận lý Trời Bốn mùa quang đảng nét thanh tươi Trăng thu vành vạnh soi sông núi Nắng hạ hanh hanh sưởi đất đai Hơi biển se se xuân thoảng thoảng Khí non lành lạnh đông bời bời Gió mưa tương thích mượt cây cỏ Nhịp sống xôn xao đẹp cảnh đời. |
Đại Việt vinh thăng thuận lý Trời Bốn mùa quang đảng nét thanh tươi Trăng thu vành vạnh soi sông núi Nắng hạ hanh hanh sưởi đất đai Bát ngát rừng vàng xuân thoảng thoảng Mênh mông biển bạc đông bời bời Gió mưa tương thích mượt cây cỏ Nhịp sống xôn xao đẹp cảnh đời. |
Bài làm trước chữ đầu cả 6 câu: 3,4,5,6,7,8: Trăng, Nắng, Hơi, Khí, Gió, Nhịp sống đều là danh từ. Bài sau 2 câu 5,6 đổi lại 4 từ bài thơ có vẽ hay hơn, do đó vấn đề nầy nếu theo được thì tốt, nhưng nếu không theo như bài làm trước cũng không phải là bất dụng.
Hay trong Họa bài thơ của cụ Nguyễn Khuyến:
Nguyên tác |
Bài họa |
Đã bấy lâu nay bác tới nhà Trẻ thời đi vắng chợ thời xa Ao sâu nước cả khôn chài cá Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà Cải chửa ra cây cà mới nụ Bầu vừa rụng rốn mướp đương hoa Đầu trò tiếp khách trầu không có Bác đến chơi đây ta với ta. |
Quí hóa hôm nay bạn tới nhà Mừng mừng nhưng dạ tí xôn xa Lo ao nước cả khôn chài cá Ngại đất rào thưa khó bắt gà Cải mới bén cây cà sắp nụ Bầu chưa kết trái mướp đương hoa Biết mô hay rứa* đầu câu chuyện? A! Nước quê hương ta với ta! ———– *Mô: đâu, Rứa: thế. |
Bài nguyên tác 4 chữ đầu 4 câu đối đều danh từ: Ao, Vườn, Cải, Bầu. Bài họa câu 3, 4 đồi lại động từ: Lo, Ngại, bài thơ nghe có vẽ hay hơn, nhưng như thế không phải bài nguyên tác là dở.
Do đó điều nầy cũng không gọi là “lỗi bịnh” không thể bắt buộc, tạo sự ràng buộc với người làm thơ.
e)- Không nên ghép từ cùng nghĩa hời hợt như: suốt cả, cùng với, cũng với, thật là, cũng là… làm câu thơ trở nên tầm thường.
Điều đặc biệt là chỉ 5 luật phải tuân thủ nghiêm túc khi làm thơ (cũng có trường hợp đặc biệt sẽ nói trong bài viết về thuật làm thơ tiếp sau). Ngoài ra 5 trường hợp cần chú ý vừa nói trên không phải là luật, không ràng buộc, không gọi là “lỗi bịnh” và vin vào đó để bình thơ.
——–
Xin trích bài viết của GS Dương Quảng Hàm viết tại Hà Nội tháng 6 năm 1939. In tại Taiwan:
“Đối với các “lỗi bịnh” tùy theo mỗi người có một quan điểm riêng, chứ không bắt buộc, ai cảm thấy thích thì theo”. Theo để làm thơ là vô hại, nhưng không nên nên quảng bá sẽ là gò bó người khác, cản trở sự phát triển văn hóa Dân tộc, là có tội, những hậu quả vừa qua là kẽ hở lớn tạo cho một số người giáo điều không hiểu rõ sự lý phê bình khiếm nhã xúc phạm các danh thơ lịch sử là tội lỗi, nhân loại sẽ phán xét công minh những sai lầm ấy.
Kết luận chung:
Người làm thơ chỉ cần nắm vững năm luật căn bản là: Luật bằng trắc, Luật Niêm, Luật Vần, Luật Đối, Luật Âm sắc. Và cũng cần nghiên cứu vận dụng (có miễn trừ) 5 vấn đề cần chú ý vừa nêu trên, trong đó chỉ 5 luật là phải tuân thủ nghiêm túc, còn 5 vấn đề cần chú ý đều có miễn trừ. Bỏ hẳng khái niệm “khổ độc” nhứt là 8 “lỗi” 12 “bịnh” gây nhiễu loạn trói buộc, để việc làm thơ được dễ dàng thông thoáng.
Kính chúc quý đọc giả và thi hữu thành công.
Tác giả cẩn chí
Xem tiếp Phụ chú về Dùng Kinh Dịch nghiên cứu Luật thơ nơi link: http://caitaohoancau.com/5-net/