Đường Luật
Đường luật thâm thâm tính cách thơ
Đề cùng trạng, luận, kết dây mơ(1)
Tứ loan khiết lãng nguyệt thu bán(2)
Tự nhuệ thông huyền nhật hạ sơ(3)
Thuật cá hóa long thuyền cập bến
Luật âm đối vận trắc niêm bờ(4)
Lại thêm cặp cốt sâu và chắc(5)
Tuyệt diệu ai ơi chớ ỡm ờ!
———————————–
- Bài thơ Đường có 8 câu chia 4 cập: Đề, trạng, luận, kết gắn nhau như dây mơ rễ má.
2,3. sẽ giài thích bên dưới.
- Trước đây dùng 2 câu:
Thuật tượng lung linh hình với bóng
Luật nghiêm chắc nịch bến bên bờ
có lẽ hay hơn; nhưng nay:
Bỗ sung luật Âm sắc thành 5 bộ luật (Ngũ bộ): Luật Âm sắc, Luật Đối, Luật Vần, Luật Bằng trắc, Luật Niêm.
Đưa các luật vào câu 6 nên chĩnh 2 câu 5,6 cho đối hờ nhau:
cá hóa long với âm đối vận
thuyền cập bến với trắc niêm bờ
- Cặp cốt: Mỗi bài thơ Đường nên chọn 2 câu chĩnh sữa làm nồng cốt, gọi là cặp nồng cốt:
– Có thễ là 2 câu Hán văn như các câu:
Trọng nghĩa tri luân an nghiệp tỗ
Vô tiền vong hậu tịch cương tôn (bài Nghiệp vĩnh tồn).
Chi Ãi Bạch Đằng kỳ vĩ tích
Điện Biên Tây cống thiên hùng ca (bài Việt quốc đại hùng ca).
– Hoặc 2 câu chữ Việt thâm sâu về ý nghĩa, sẽ tăng chất lượng bài thơ.
+ Bà Hồ Xuân Hương có 2 bài:
Bài Tự tình 3 với 2 câu:
Lưng khoang tình nghĩa đường lai láng
Nữa mạn phong ba luống bập bềnh.
Bài Chơi đền khán xuân 2 câu:
Ba hồi triêu mộ chuông gầm sóng
Một vũng tang thương nướt lộn trời.
+ Tôi họa 2 cặp thơ ấy:
Non vầng lẫn khuất tình vương vấn
Vơi mạn phong ba nghĩa bập bềnh (họa bài Tự tình 3).
Trời cao vòi vọi mây vây nắng
Biễn thấp le te nướt nuốt trời (họa bài Chơi đền khán xuân).
+ Nguyễn Công Trứ có 2 câu:
Đã mang tiếng ở trong Trời đất
Phãi có danh gì với núi sông.
+ Nguyễn Đình Chiểu có 2 câu:
Chỡ bao nhiêu đạo thuyền không khẫm
Đâm mấy thằng gian bút chẵng tà
Và hai câu thơ lục bát:
Trai thời trung hiếu làm đầu
Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình.
+ Thơ tôi cũng có mấy cặp:
Trời hé khung cao thiêng ngọc đế
Biễn khơi vực rộng thõa ngư ông (bài Thạnh đới đông).
Ngựa thần lướt gió thiêng hồn Việt
Roi sắt tung mây kiệt tướng Trời (bài Phù Đổng Thiên Vương).
……….
2,3. Trong bài Thơ nầy sau khi viết xong tôi xem xét chĩnh 2 câu 3 và 4 thành toàn Hán văn:
Tứ loan khiết lãng nguyệt thu bán
Tự nhuệ thông huyền nhật hạ sơ
Ý nghĩa:
Loan 圝 Tròn. Khiết lãng 潔朗 Trong sáng. Nguyệt thu bán 月秋半 Trăng giữa mùa thu (trăng rằm trung thu).
Ý trọn câu: Tứ thơ tròn, trong sáng như trăng rằm trung thu.
Nhuệ 銳 Sắc são. Bén nhọn. Thông huyền 聰玄 Hiễu suốt các lẽ cao siêu, Nhật hạ sơ 日夏初 Mặt trời đầu mùa hạ (nhật hạ là thiếu dương là lúc uy lực mạnh nhứt).
Ý trọn câu: Dụng chữ bén nhọn sâu sát mọi lẽ như mặt trời đầu hạ.
——-
Ghi chú: Trong chữ Việt tôi có chương trình chĩnh 2 việc (có chương trình riêng):
– Bõ dấu hõi, thay vào tất cã dùng dấu ngã.
– Dùng cho thũy là chữ nướt, dành chữ nước cho quốc.